TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 34
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo   Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo EmptyWed Nov 19, 2008 10:49 am

Lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất và mang tính văn hóa nhất của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Trong đó, nhà mồ và tượng nhà mồ là những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo.

Đến các khu nhà mồ bạn sẽ được nhìn thấy rất nhiều những tượng nhà mồ với hình thức và trạng thái khác nhau. Song tụ lại ở một điểm chung đó là chúng đều diễn tả về sự sinh thành. Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, ở Tây Nguyên, nghi thức sinh thành cũng được quan niệm và thể hiện qua hành động giao hoan. Mặc dù, nghi thức đó hiện nay không còn nữa, nhưng theo lời kể của các cụ già trước đây, vào những đêm bỏ mả trai gái được tự do quan hệ tình ái.
Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo 392db1ab-ce86-4cc5-b52c-8b6d44db940c
Mặt đau khổ
Thế nhưng, tại sao người ta lại làm tượng nhà mồ? Nếu hỏi các đồng bào dân tộc ở đây thì họ sẽ cho rằng làm tượng để trang trí thêm cho nhà mồ. Nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy hầu như toàn bộ cuộc sống của con người đều được thể hiện một cách sinh động qua các tác phẩm tượng này. Từ đó, có thể nói rằng chính các tượng mồ là để phục vụ cho người đã chết ở thế giới bên kia. Cũng có quan niệm cho rằng, như nhiều nơi khác trên thế giới, xưa kia ở vùng Tây Nguyên này, một khi vị tù trưởng mất thì tù binh đều được chôn theo. Giờ đây, người Tây Nguyên tạc lên tượng nhà mồ những con người hay những con vật với ước muốn những con người và vật đó sẽ theo hầu hạ người chết ở thế giới bên kia.
Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo 402bac61-8ac3-43af-96ca-1b7650f42920
Sinh hoạt gia đình
Về các loại tượng nhà mồ thì có thể chia làm hai lớp tượng. Lớp đầu tiên là hình ảnh phổ biến nhất trong tất cả các nhà mồ: tượng giao hoan, đàn bà chửa và hài nhi được thể hiện cùng một lúc trên một mặt phẳng của lối rào quanh mồ. Lớp thứ hai là hình tượng những con người, con vật như người người đánh trống, cô gái, chàng thanh niên, cầu thủ đá bóng, con voi, con chim, con cú... Tất cả những hình tượng đó được đặt quanh nhà mồ và tạo ra cmột bức tranh sinh động về cuộc sống để người chết sẽ mang đi sau lễ bỏ mả.
Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo 942e5035-cb39-4d4a-ad62-e90562efbc17
Phụ nữ mang thai sắp sinh nở
Theo dòng thời gian, các bức tượng nhà mồ này mang tình hiện thực hơn. Cái thực ấy được thể hiện chủ yếu bằng các nét, các khối mang tính khái quát cao. Và cũng chính những đặc tính ấy mà tượng nhà mồ đã góp phần tạo nên nét hoành tráng cho riêng mình.
[Nguồn tư liệu(Ảnh):Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam]
Tiều Phu
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Vài nét khái quát về Tết Nguyên Đán
» Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên
» Mạc Đĩnh Chi Lưỡng quốc Trạng nguyên
» Nguyên Phi Ỷ Lan (Lê Thị Yến)
» Quốc Sử Quán nhà Nguyễn và việc chép sử

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến