TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT

Go down 
Tác giảThông điệp
TRAN THANH BAC
Member 1
Member 1
TRAN THANH BAC


Tổng số bài gửi : 11
Join date : 11/11/2008
Age : 37
Đến từ : Vietnamese Studies

GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT Empty
Bài gửiTiêu đề: GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT   GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT EmptyMon Apr 06, 2009 12:58 am

GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT

Một trong những thứ quý báu nhất mà Tổ Tiên thường hay để lại trong các gia đình vọng tộc, thư hương ngày xưa là Gia phả?

Ngày nay không còn mấy gia đình giữ được vật lưu truyền mang tính thiêng liêng này, cho nên con cháu về sau có tinh thần và đời sống lạc lõng. Đa số các bạn trẻ thời mới bây giờ không hiểu phả là gì.

“Phả” còn gọi là phổ do nguồn gốc chữ Hán (theo Từ nguyên tự điển Trung Quốc là bổ, (cũng đọc là Sổ) có nghĩa là “quyển sách hoặc là sổ biên chép có thứ tự”, (theo sự giải thích của nhà làm tự điển Hán – Việt Đào Duy Anh). “Phả” còn có nghĩa là ghi chép vào.

Đọc lịch sử, thí dụ như cuốn “VIỆT NAM SỬ LƯỢC” của Trần Trọng Kim, người ta thấy có sự lược kê trong phả đồ ghi là “Ghi chép có thứ tự về các đời của họ Nguyễn”, hay là về “đời các Vua Triều Nguyễn”. Chữ “Thế” ở đây có nghĩa là “đời”, đời người thường được quan niệm để làm việc chỉ có ba mươi năm (theo xưa).

Trong thời kỳ văn học nước nhà còn dùng chữ Hán và mọi giao dịch đều dùng Hán tự, “Thế Phổ” được biên ghi nghiêm chỉnh ở Hoàng gia, Quan lại và các Gai đình sĩ phu.

Kể từ thời hậu Lê, chữ Nôm dần dần phát triển, đáng kể nhất là từ thời Nguyễn Tây Sơn, chữ Nôm được áp dụng rộng rãi khắp cả nước, chữ “phả” đã thay thế chữ “phổ”.

Từ “phả” không phải dùng riêng cho người thứ thế của từng đời mà còn dùng cho hai trường hợp:

A. Về người và đời thì cuốn sổ (phả) ghi có những loại:

1. Tộc phả hay Thế phổ (ghi về tông tộc)

2. Gia phả (gia sử, chi nhánh họ)

3. Niên phả (cuốn ghi chép các năm)

4. Phả hệ (cũng như gia phả là cuốn sử của gia đình ghi hệ thống từng đời của gia tộc)

Thông thường, dân gian ta từ xưa quen dùng “gia phả”, tuy nhiên gia phả cũng có nhiều hình thức khác nhau.

1. Các vua chúa thời xưa không dùng chữ “gia phả” mà dùng “đại danh” “Ngọc phả”, hay là “Ngọc điệp”.

2. Các làng xã (căn bản hạ tầng của xã hội) xưa dùng chữ “Thần phả”, hay “Thánh phả” để biên chép cá sự tích của thần thánh.

3. Đối với gia đình đại chúng, đặc biệt là các gia đình có truyền thống nền nếp gia phong còn dùng chữ “Tông phả”, Miền Nam nước ta xưa kia còn biến đổi thành “Tông chi”.

B. Về vật, ẩm thực: cuốn sổ kê cứu biên ghi về các loại kể sau cũng được gọi là phả (vì thực chất “phả” có nghĩa là biên ghi):

1. Chép các món ăn, gọi là Thực phả.

2. Dạy môn đánh cờ, gọi là Kỳ phả.

3. Ghi các âm thanh tiết tấu ca khúc lễ nghi, trình diễn, trưng bày gọi là Lễ phả.

4. Định rõ ký hiệu, phù hiệu (sáng tạo) cho một ca khúc, gọi là Nhạc phả, (Ngày nay, ta thường dùng thuật ngữ “phổ nhạc” để nói tới việc sáng tác, chuyển ghi thơ thành nhạc điệu).

Trong văn học, người ta còn gặp những chữ Phả sử (có nghĩa là ghi chép những sự kiện nhân vật thể chế, thời đại bên cạnh cuốn lịch sử chính thức được công nhận), Phả ký (“Đặng gia phải ký tục biên” của Đặng Ninh Hiên, khoảng năm 1763), Sự tích: (“Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích”), Thực lục (có tính cách xác nhận là nguồn gốc có thực, như Trung Hưng thực lục 1676, của Hồ Sĩ Dương, 1621-1681, Đặng Công Chất 1616?, Thiều Sĩ Lâm 1642, Đại Nam thực lục chính biên, của Trương Minh Giảng, ?-1841…)

Những sách này tuy chỉ đề cập tới lịch sự của một tộc họ, nhưng lại là tộc họ, gia đình lập quốc. Điều cần lưu ý là riêng cuốn Phan gia thực lục (1770) của Phan Huy Cần chú trọng thuật ghi lại những dữ kiện của lịch sử có liên hệ tới gia đình họ Phan Huy.

“Phả” gồm có hai bậc:

- Tộc phả

- Gia phả
Về Đầu Trang Go down
 
GIA PHẢ- PHÁP BẢO VĂN HOÁ VIỆT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến