TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Không gian văn hoá Sa Huỳnh

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 34
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Không gian văn hoá Sa Huỳnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Không gian văn hoá Sa Huỳnh   Không gian văn hoá Sa Huỳnh EmptyTue Jul 14, 2009 10:51 am

Code:
Văn hóa Sa Huỳnh được các học giả Pháp phát hiện và nghiên cứu lần đầu vào năm 1909 tại di chỉ đầm muối Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi). Kể từ đó, những bí ẩn của nền văn hóa này đã được các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước dần hé mở. Đến nay, đã có 80 di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh được khai quật dọc khắp các tỉnh miền Trung.

Cách nay 2.000-2.500 năm, trên dải đất miền Trung VN đã tồn tại một nền văn hóa có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ - văn hóa Sa Huỳnh.


Hôm 8.7, Bảo tàng Lịch sử VN đã khai mạc bộ sưu tập chuyên đề Sa Huỳnh - 100 năm phát hiện và nghiên cứu (kéo dài đến hết 31.7), tái hiện một phần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Sa Huỳnh thời sơ sử. Hiện vật được trưng bày khá phong phú với các loại công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm...

Một trong những đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, mộ vò, được chôn thành cụm, ở những cồn cao ven biển, ven sông với các hình thức: cải táng, hỏa táng, hung táng và mộ tượng trưng. Trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử VN, số lượng mộ chum Sa Huỳnh tuy không nhiều nhưng đa dạng về kích thước và kiểu dáng, như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau...

Những phát hiện làm thay đổi quan niệm

Theo quan niệm cũ, không gian phân bố của văn hóa Sa Huỳnh chỉ trải dài từ vùng Quảng Bình đến Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhất ở vùng Trung và Nam Trung Bộ. Thế nhưng, mới đây, trên vùng đất Bắc Trung Bộ, các nhà khảo cổ học VN đã tìm thấy dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh. Đó là một chiếc chum mai táng có hình trái đào, miệng úp một cái nón cụt, thân chum trang trí hoa văn chấm thô, văn khắc vạch. Chiếc chum này được phát hiện cuối năm 2008 tại di tích Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - vốn là không gian phân bố của văn hóa Đông Sơn, và hiện được trưng bày trong sưu tập.

"Cuộc khai quật di tích Bãi Cọi đã buộc các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn khác về Sa Huỳnh", TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN nói. Nếu như trước đây, các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong mối quan hệ qua lại nhiều chiều của văn hóa Sa Huỳnh với các văn hóa ở khu vực Đông Nam Á thì bóng dáng của văn hóa Đông Sơn sâu đậm nhất, song trên thực tế, Sa Huỳnh cũng để lại trong văn hóa Đông Sơn những nét tiêu biểu, như: khuyên tai hai đầu thú ở Xuân An (Hà Tĩnh), khuyên tai ba mấu ở Làng Vạc (Nghệ An) hay tục táng mộ vò, chum ở Làng Vạc, Đồng Mỏm...

Bên cạnh đó, trong bộ sưu tập Sa Huỳnh - 100 năm phát hiện và nghiên cứu, có thể thấy đồ đất nung chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng thể các di vật được xuất lộ, mà dạng phổ biến là các loại nồi, bình có gờ gẫy và đồ đựng có chân đế. Trang trí chủ yếu trên hiện vật Sa Huỳnh là kiểu hoa văn khắc vạch kết hợp với hoa văn in mép vỏ sò, hoa văn vặn thừng, tô màu đỏ, đen. Với đồ trang sức, nói đến văn hóa Sa Huỳnh, không thể không nhắc đến khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu bằng đá và thủy tinh - những sản phẩm thể hiện óc sáng tạo vô cùng độc đáo.

Không gian văn hoá Sa Huỳnh P14a3
Chiếc khuyên tai - một trong những hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh

Không gian văn hoá Sa Huỳnh P14a1
Mộ chum được phát hiện tại di tích Bãi Cọi - Ảnh: Bảo tàng lịch sử VN cung cấp



Bằng chứng về mối liên hệ giữa các nền văn hóa

PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung (ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: "Bằng những hiện vật sinh động mang đặc trưng Sa Huỳnh được phát hiện sau năm 1975 ở vùng ven biển, vùng núi rừng, có thể thấy những mặt khác nhau của một Sa Huỳnh (Sa Huỳnh vùng ven biển và Sa Huỳnh vùng núi - PV) và cả những nhận thức mới về đời sống kinh tế của cư dân nền văn hóa này". Chẳng hạn, hơn 2.000 năm trước, cư dân Sa Huỳnh không chỉ giao thương trên biển mà còn sống bằng nghề trồng lúa (bằng chứng là việc tìm thấy những hạt thóc cháy trong các di chỉ Sa Huỳnh).

PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung cũng cho biết ở các đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện nhiều mộ chum ở giai đoạn tiền Sa Huỳnh (cách ngày nay hơn 3.000 năm) và những bằng chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa cư dân đất liền và cư dân các đảo ven bờ thời Sa Huỳnh và tiền Sa Huỳnh.

Như vậy, cùng với văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung là một trung tâm văn minh rực rỡ. Tuy nhiên, hiện nay, không ít di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Bãi Cọi, Cồn Ràng, Hòa Diêm... đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy vì các lý do: chính quyền địa phương cần mở đường, vì không bảo quản tốt... TS Phạm Quốc Quân đề nghị nắn lại con đường đi qua di tích Bãi Cọi, đồng thời đề xuất phương án lập Bảo tàng Sa Huỳnh và vẽ bản đồ khảo cổ học Sa Huỳnh nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong công tác quy hoạch.


Nguồn: TT Nghiên cứu lý học Đông Phương.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 34
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Không gian văn hoá Sa Huỳnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Không gian văn hoá Sa Huỳnh   Không gian văn hoá Sa Huỳnh EmptyMon Aug 03, 2009 10:10 am

Code:
Đối với Huế trong mấy thập niên trước giới khảo cổ học vẫn cho rằng nằm trong vùng đệm của hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh.

Nhưng qua thành tựu của các cuộc khai quật khảo cổ học đã nói trên cùng một khối lượng lớn hiện vật khảo cổ học tiêu biểu của nền văn hóa Sa Huỳnh trong lớp trầm tích dưới lòng sông, một lần nữa đã góp phần xác định không gian văn hóa này một cách chính xác hơn: Thừa Thiên - Huế là không gian chính của văn hóa Sa Huỳnh.


Trong vòng 30 năm qua, cùng với việc nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan (Huế) đã kịp sưu tập cho riêng mình hàng trăm hiện vật khảo cổ học thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh trục vớt từ đáy các con sông quanh Huế.



Các hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó có nhiều hiện vật được tìm thấy tại Thừa Thiên - Huế, đang được trưng bày trong chuyên đề “Sa Huỳnh - 100 năm phát hiện và nghiên cứu” tại Bảo tàng Lịch sử VN, Hà Nội. Cuộc trò chuyện của chúng tôi với nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan liên quan đến hành trình tròn một thế kỷ kể từ ngày phát hiện văn hóa Sa Huỳnh.

* Ông quan tâm điều gì khi sở hữu hàng trăm hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh trục vớt từ các dòng sông Huế?

- Thật may mắn trên đất nước chúng ta vào thời kim loại (đồng và sắt) có đến ba nền văn hóa rực rỡ: Đông Sơn ở miền Bắc, Đồng Nai ở miền Nam và Sa Huỳnh ở miền Trung. Vậy nên các nhà nghiên cứu quốc tế khi đề cập đến khảo cổ học Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung không thể không quan tâm đến không gian lịch sử - văn hóa này.

Riêng văn hóa Sa Huỳnh đến nay đã tròn 100 năm phát hiện và nghiên cứu với sự nỗ lực của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ học, chúng ta đã thụ hưởng được nhiều thành tựu.

Riêng với Huế khi nói đến văn hóa Sa Huỳnh ai cũng nhớ đến các cuộc khai quật và thám sát khảo cổ học sau năm 1975 ở Cồn Ràng, Cồn Dài và Cửa Thiềng. Ở đây còn có một nét rất đặc trưng đối với nền văn hóa này, đó là lớp trầm tích khảo cổ học dưới các dòng sông.

Qua cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước này (mặc dù đây là cuộc khai quật khảo cổ học tùy tiện, không phương pháp khoa học và mục đích chỉ là để kiếm sống hằng ngày của một bộ phận dân nghèo thuộc vùng sông nước) đã làm chúng tôi vô cùng kinh ngạc và xúc động khi thấy ở đó đã bảo lưu được những dấu vết tiêu biểu của cuộc sống một thời kỳ xa xăm mà nếu như không có nó chúng ta sẽ rất mơ hồ về lĩnh vực này.

* Năm nay vừa tròn 100 năm của văn hóa Sa Huỳnh kể từ ngày được phát hiện, ông suy nghĩ gì về hành trình này?
- Thời gian và không gian là hai phạm trù quan trọng của lịch sử phát triển con người, chính qua hai phạm trù đó mà ngày nay chúng ta có thể gần như thấy được hơi thở cuộc sống của quá khứ. Thế nhưng trước đây với những hạn chế của khảo cổ học, người ta cho rằng không gian văn hóa Sa Huỳnh chủ yếu tập trung từ Quảng Ngãi trở vào. Sau năm 1975 với những thành tựu của các cuộc khai quật khảo cổ học ở Quảng Nam, nhiều nhà khoa học, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng, đã chứng minh được rằng không gian văn hóa này ra đến tận Quảng Nam.

Không gian văn hoá Sa Huỳnh 347459
Khai quật khảo cổ học ở Cồn Dài (Hương Chữ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) năm 2006 đã phát hiện hàng trăm mộ chum và hiện vật tùy táng phân bố ở mức dày đặc. Hiện vật văn hóa Sa Huỳnh - kết quả của cuộc khai quật khảo cổ học tại Cồn Ràng, Hương Chữ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế (ảnh nhỏ) - Ảnh: THÁI LỘC


Đối với chúng tôi, có một điều bất ngờ là những hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh dưới các dòng sông không những có số lượng lớn mà còn đa dạng về chủng loại, thậm chí không chỉ tăng cường cho những hiện vật khảo cổ học khai quật được trong lòng đất, mà có khả năng bổ sung một số chủng loại mà các cuộc khai quật dưới đất chưa phát hiện. Một thực tế khác, các hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh trục vớt không những hấp dẫn các nhà nghiên cứu mà còn hấp dẫn nhiều người khác, nhất là giới sưu tập cổ vật bởi sự đa dạng, phong phú về chủng loại, bởi tính thẩm mỹ qua hình dáng và phong cách trang trí...

Thực hiện: Thái Lộc (Báo Tuổi Trẻ)
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Không gian văn hoá Sa Huỳnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tranh dân gian Việt Nam - Kho tàng quý giá của văn hoá dân tộc
» Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
» Giới thiệu sách mới: "Văn học dân gian".
» ĐÔI NÉT VỀ TỤC THỜ ĐÁ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT
» NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến