TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học.

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học. Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học.   Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học. EmptyFri Jan 29, 2010 4:01 pm

Đây là khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các bạn xem chi tiết dưới đây:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Việt Nam học (Vietnamese Studies)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /2005/QĐ-BGDĐT
ngày 12/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sau đây:
- Về chuyên môn: Cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả về tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành Du lịch; hoặc để làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam. Chương trình cũng nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu biết về đất nước Việt Nam cho những người gốc Việt ở nước ngoài.
- Về khả năng, kỹ năng: sinh viên nếu là người nước ngoài còn phải rèn luyện những kỹ năng trong sử dụng tiếng Việt, thông thạo trong phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo và số đvht (Là các số đi kèm)
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) 65 đvht.

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
trong đó tối thiểu: 145 đvht.
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 12 (+28)
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) 45đvht
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập, thực tế 10đvht
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) 10đvht

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht*
1. Triết học Mác - Lênin 6đvht
2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin 5đvht
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4đvht
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4đvht
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3đvht
6. Ngoại ngữ ** 10đvht
7. Giáo dục thể chất 5đvht
8. Giáo dục Quốc phòng 165 tiết
9. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2đvht
10. Tin học 4đvht
11. Thống kê xã hội 2đvht
12. Môi trường và phát triển 2đvht
(*) Không tính các học phần 7 và 8.
(**) Không bắt buộc với sinh viên người nước ngoài.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 48 (+58) đvhta. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành 12 (+28) đvht

1. Nhập môn khu vực học 2vđvht
2. Xã hội học đại cương 3đvht
3. Cơ sở ngôn ngữ học 3đvht
4. Lịch sử văn minh thế giới 4đvht
5. Tiếng Việt nâng cao 28đvht

b. Kiến thức ngành 36 đvht
1. Các dân tộc ở Việt Nam 3đvht
2. Kinh tế Việt Nam 3đvht
3. Cơ sở văn hoá Việt Nam 4đvht
4. Lịch sử Việt Nam 6đvht
5. Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại 3đvht
6. Địa lý Việt Nam 4đvht
7. Văn học dân gian Việt Nam 4đvht
8. Lịch sử văn học Việt Nam 6đvht
9. Ngôn ngữ học đối chiếu 4

c. Kiến thức ngành phụ Tiếng Việt (ở trình độ hoàn thiện)** 36 đvht
1. Ngữ âm tiếng Việt thực hành 4đvht
2. Từ vựng tiếng Việt thực hành 6đvht
3. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành 6đvht
4. Tiếng Việt giao tiếp bậc hoàn thiện 10đvht
5. Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản 4đvht
* Chỉ bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài.
** Bắt buộc đối với sinh viên người nước ngoài, không bắt buộc đối với sinh viên Việt Nam.

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông

7. Giáo dục thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học. biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một số công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Thống kê xã hội 2 đvht.
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, cụ thể là về điều tra thống kê, về độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, về cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, về sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, về cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...

12. Môi trường và phát triển 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay – phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt nam); về vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và pháp triển.

13. Nhập môn khu vực học 2 đvht
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: lịch sử hình thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học; giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị những phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cũng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.

14. Xã hội học đại cương 3 đvht
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.

15. Cơ sở ngôn ngữ học 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về ngoại ngữ mà họ đang học.
Về nhận thức sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v...) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v...)
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể; phân biệt được đa nghĩa và đồng âm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp...

16. Lịch sử văn minh thế giới 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy-La...), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

17. Các dân tộc Việt Nam 3 đvht
Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các dân tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

18. Kinh tế Việt Nam 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển lịch sử của kinh tế Việt Nam; đặc điểm các nguồn lực cho phát triển kinh tế Việt Nam; đặc điểm và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; triển vọng và định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

19. Cơ sở văn hoá Việt Nam 4 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam.

20. Lịch sử Việt Nam 6 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong đó, nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn xong hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hoá Việt Nam.

21. Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại 3 đvht
Cung cấp các kiến thức chung về lịch sử phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam từ thời dựng nước (Hùng Vương) đến nay: cơ cấu hệ thống, đặc điểm loại hình, quá trình phát triển. Đặc biệt học phần tập trung giới thiệu tính quy luật của sự ra đời và phát triển của hệ thống chính trị cách mạng và vai trò lãnh đạo tất yếu trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những đòi hỏi khách quan của công cuộc cải cách hành chính trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa.

22. Địa lý Việt Nam 4 đvht
Giới thiệu bức tranh chung về địa lý Việt Nam, bao gồm cả tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam, sự phân bố các nguồn tài nguyên, đặc điểm dân cư và nguồn lao động của Việt Nam cũng như đặc điểm và sự phân bố của nền sản xuất xã hội, sinh viên có thể nhận thức sâu hơn về các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Qua đó, sinh viên biết cách vận dụng những kiến thức đã thu nhận được vào việc giải quyết các vấn kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

23. Văn học dân gian Việt Nam 4 đvht
Cung cấp những kiến thức về diện mạo của văn học dân gian Việt Nam nói chung: những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian; quá trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam; các hình thức, đặc trưng của từng thể loại của văn học dân gian Việt Nam; một số thể loại đặc biệt của văn học dân gian các dân tộc ít người; khả năng ứng dụng một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt vào cuộc sống thực tế, nói năng, giao tiếp hàng ngày.

24. Lịch sử văn học Việt Nam 6 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về tiến trình lịch sử, đặc trưng văn học Việt Nam qua các giai đoạn: từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, từ 1900 đến 1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay.
Học phần cũng luyện cho sinh viên khả năng đọc hiểu được tác giả, ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt qua các tác phẩm tiêu biểu.

25. Ngôn ngữ học đối chiếu 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu: các nguyên tắc và phương pháp đối chiếu ngôn ngữ; thủ pháp đối chiếu.
Học phần cũng luyện cho sinh viên thực hành đối chiếu tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác (cùng và khác loại hình).

26. Ngữ âm tiếng Việt thực hành 4 đvht
Giúp sinh viên thực hành những kiến thức cơ bản của ngữ âm tiếng Việt (hệ thống ngữ âm tiếng Việt, cấu trúc âm tiết, các tiểu hệ thống âm vị); luyện cho sinh viên phát âm chuẩn xác tiếng Việt và cách phân tích dữ liệu ngữ âm tiếng Việt.

27. Từ vựng tiếng Việt thực hành 6 đvht
Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản trong thực hành từ vựng tiếng Việt, các biến đổi ngữ nghĩa trong từ, các lớp từ và cách dùng từ tiếng Việt; luyện cho sonh viên khả năng sử dụng tốt các lớp từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.

28. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành 6 đvht
Giúp sinh viên nắm kiến thức thực hành về từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt; luyện cho sinh viên khả năng vận dụng những kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt vào thực hành giao tiếp.

29. Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản 4 đvht
Cung cấp những kiến thức căn bản về văn bản tiếng Việt (các phương tiện liên kết trong câu ghép; cấu tạo đoạn văn và các loại đoạn văn; phương thức tổ chức một văn bản; các phương thức lập luận, cách thức tóm tắt và xây dựng đề cương một văn bản) và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Giúp sinh viên có khả năng tóm tắt và xây dựng đề cương cũng như khả năng soạn thảo một văn bản hành chính thông thường.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Việt Nam học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Việt Nam học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Việt Nam học (theo từng địa phương) hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành

4.3. Phần kiến thức bổ trợ: (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đao tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Việt Nam học, ví dụ như: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, du lich... nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc khối ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính (Major) – ngành phụ (Minor). Trong đó, ngành chính là Việt Nam học.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Việt nam học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thứ trưởng
Bành Tiến Long
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Thông tin - Thảo luận và Hướng nghiệp-
Chuyển đến