TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Các nghề thủ công ở Sa Pa.

Go down 
Tác giảThông điệp
namsoncanbo
Member 2
Member 2
namsoncanbo


Tổng số bài gửi : 24
Join date : 03/05/2009
Age : 35
Đến từ : K33G- Việt Nam Học- ĐHSP Hà Nội 2.

Các nghề thủ công ở Sa Pa. Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nghề thủ công ở Sa Pa.   Các nghề thủ công ở Sa Pa. EmptyTue Feb 02, 2010 9:36 am

May mặc, đan lát, chế tác các vật phẩm bằng kim loại hoặc gỗ, đồ trang sức, làm đồ gốm... là những nghề có ở các địa phương, thường thì mỗi tộc người có những bí kíp nghề riêng

Nghề dệt vải
Người Tày trồng cây bông, thu bông, kéo sợi rồi nhuộm sợi bông để dệt những tấm chăn làm của hồi môn truyền thống. Người Mông trồng cây gai, lấy sợi nhuộm màu chàm để dệt thành quần áo mặc. Các tộc người ở đây đều nuôi tằm lấy sợi để thêu thùa. Nhờ khéo thêu, phụ nữ hai tộc Hmông và Dao đã làm ra được những bức hoạ đích thực. Sợi và vải dệt truyền thống có nhiều ở các chợ phiên như Bắc Hà và Sa Pa.
Hầu hết các gia đình ở Cát Cát, Sín Chải đều trồng lanh để dệt vải mặc. Để làm ra bộ trang phục, người Mông cần rất nhiều thời gian và công đoạn:
- Khi thu hoạch lanh về, họ cạo vỏ giấy bên ngoài rồi bó lấy vỏ phơi khô, sau đó tước nhỏ thành từng nắm.
- Se lanh “sanh tua” có hai cách: Một là se bằng tay “sua tua”, hai là se bằng khung “sun tùa”. Người Mông thường tranh thủ vào lúc đi chơi, đi chợ... họ đem theo và se bằng tay. Se sợi bằng khung sẽ nhanh và được nhiều.
- Kiểm tra sợi cho đều và nối sợi bằng cách dùng khung quay để cuốn vào vòng tính độ dài của sợi, sau đó đưa vào dệt. Khung cuốn dây này gọi là “Sanh tra đang”, hoặc là “khô lì cái sú”.
Sau công đoạn cuốn vòng là kiểm tra sợi, do độ dài và dệt. Người Mông thường dệt 2 loại kích thước rộng cả khổ vải 30cm hoặc 45cm. Khung dệt này có tên gọi là “Tù tau”. Khi dệt xong vải họ dùng đòn nhẵn đập vải cho đều để sợi vải mềm ra sau đó cho vào nước đun sôi cho sợi nở ra làm kín các kẽ hở rồi đem phơi khô.
Khi được phơi khô, vải được đem nhuộm chàm. Họ dùng chàm cho vào chảo đun cho chàm tan ra rồi ngâm vải khoảng 2 tiếng thì vớt ra đem phơi khô. Việc nhuộm chàm rồi phơi khô được làm đi làm lại ít nhất 3 lần. Sau lần nhuộm cuối, phơi khô, vải được đem ngâm vào thùng lá me chua (nay dùng phèn chua) để giữ cho độ bền của mầu chàm. Ngâm vải vào nước lá me chua trong vòng 2 ngày rồi phơi khô, đêm giặt qua nước lã. Sau cùng họ cắt vải để may quần áo.
Khi vải được cắt ghép thành quần, áo, khăn... người Mông bắt đầu trang trí trên đó. Trước kia, họ dùng sợi thêu bằng lanh, nhuộm mầu lá cây “hình giề”, còn hiện nay họ mua sợi mầu ở chợ về để sử dụng. Việc thêu có hai cách: Thêu luồn “Sờ thợ háu cang” và thêu đột “sờ sú cang”. Việc thêu các hoa văn như cổ áo, cánh tay áo, váy chủ yếu là thêu đột. Còn thêu các hoa văn đường bo quanh các mép chủ yếu là thêu luồn. Những đặc điểm này đã trở thành phong cách, đặc thù trong cách thêu truyền thống của họ
Ngoài việc trang trí hoa văn, người Mông còn sử dụng cách tạo hoa văn bằng cách in sáp ong. Họ cho sáp ong đun chảy thành nước (hoặc trộn sáp ong với nến đun chảy thành nước) rồi dùng bút vẽ “Tổ che” chấm vào sáp ong đã đun rồi vẽ các đường hoa văn như ý vào tấm vải trắng. Sau khi nhuộm xong họ đưa vào công đoạn nhuộm chàm. Sau cùng họ bóc lớp sáp ong ra. Phần vẽ hoa văn bằng sáp ong sẽ có mầu trắng như mầu của vải vì chàm sẽ không ngấm qua được lớp sáp ong đó. Công đoạn chế ra cao chàm là đến mùa thu hoạch, họ nhổ cả cây chàm về rửa sạch, cho cả cây vào thùng nước vôi. Mỗi một tạ cây chàm họ ngâm với 2kg vôi hoà tan trong nước. Vôi sẽ có tác dụng làm chất xúc tác cho chàm rữa ra và phôi mầu. Ngâm chàm trong nước vôi trong vòng 1 tuần liên tục. Sau đó, vớt cặn bã ra chỉ để lại nước mầu chàm. Sau vài giờ đồng hồ phần mầu chàm sẽ lắng xuống, đổ nước trong và phần chàm lắng ở dưới vào bao treo lên cho róc hết nước. Khi chàm đã khô (thành cao chàm) họ đem cất đi. Khi cần sẽ đem ra hoà với nước để nhuộm vải. Cao chàm này người Mông gọi là “Thzớ gang”.
Nghề thủ công đan lát
Mây và tre là những nguyên liệu cần thiết cho công việc đan lát. Mỗi tộc người ở mỗi vùng đều có những kỹ thuật đan lát và trang trí hoạ tiết đan riêng: Các sản phẩm của người Tày thường có hình vuông với hoạ tiết cây cối của người Dao thường uốn khum xen với những đường đan tô màu. Để làm cho đồ đan lát bền hơn, các tộc người có tục gác chúng lên bếp, được khói hun sẽ làm cho nguyên liệu trở nên bền hơn.
Nghề mộc
Nhờ vào sự khéo tay và những kỹ thuật của thợ mộc, thợ chạm gỗ mà ngày nay việc làm nhà cửa, đồ đạc và các đồ vật khác vẫn được sản xuất ở tất cả các địa phương. Trong các loại gỗ thì Pơmu là loại được săn lùng nhiều nhất, do đặc tính bền chắc, không bị mục nát. Mặc dù các sản phẩm công nghiệp nhan nhản khắp nơi nhưng tất cả các tộc ở đây vẫn chuộng dùng dao và quắm do tộc Mông làm ra, vì chất lượng rất tốt.
Nghề rèn đúc
Hiện nay làng Cát Cát còn ba lò rèn đúc - chủ lò rèn đúc này là: Mã A Lờ - Mã A Chu - Mã A Mái. Làng Sín Chải có 4 lò rèn của các ông Hạng A Thào, Hạng A Chư, Vàng A Chúng, Hạng A Vảng. Lò rèn có tên gọi là “Trang pu” bao gồm: Bễ đất “kho chu tàu câu” có kiểu dáng của bếp lò nhưng miệng nhỏ hơn, dùng để đốt than nung sắt. Lò này được gắn với một ống thổi gió từ một thân ống to có hình dáng xi lanh làm bằng gỗ bịt kín một đầu, đục thủng lỗ nói với miệng lò. Thân ống tạo gió này gọi là “Lu lu”. Để tạo gió người ta dùng một thanh sắt dài, đầu đính lông gà sao cho khi đưa vào ống “Lu lu” đủ khít để tạo gió. Thanh này người ta gọi là “gang pu cay” (cái thổi bễ bằng lông gà) nó có tác dụng như một bít tông, tạo gió thổi vào lò cho than cháy.
Sắt, gang được nung chảy được đổ vào một bễ đúc - “kho trù” - để làm lưỡi cày hay xoong nồi. Nếu làm dao, cuốc thì họ rèn chứ không đúc vào khuôn. Hầu hết cả làng đều đặt làm chứ không mua ngoài thị trường. Chủ lò rèn chỉ làm giúp chứ không đòi hỏi tiền công của ai. Người trong làng muốn nhờ đúc thì phải đem sắt, than đến. Người đến nhờ sẽ đem theo một con gà, một chai rượu để mời ông chủ lò và phải ở lại để phục vụ đẩy gió.Khi công việc xong xuôi, họ làm thịt gà và cùng nhau ăn cơm. Cuối năm, người chủ lò phải làm lễ cảm ơn thần lò rèn “Xi trầu” - “Xi tị zì”. Nay người ta gọi là cúng bảo vệ lò rèn hết một năm “Xi pu cò”. Ông chủ lò phải đặt các đồ lễ lên trên chiếc lá chuối ngay lò rèn. Lễ gồm một con gà luộc, 2 chén rượu, 3 nén hương. Nội dung cơ bản của bài cúng như sau: “Hôm nay, ngày tháng năm..., gia chủ lò rèn làm mâm cúng cảm ơn thần lò rèn “Đang xi trang pu” đã giúp làm tốt lò và thổ địa, thành hoàng. Cảm ơn các thần và cầu xin các thần phù hộ cho năm sau làm việc rèn được tốt, không bị cháy bỏng”.
Nghề làm đồ bạc
Làng Cát Cát chỉ có hai người còn làm nghề bạc là Mã A Máo, Thào A Chư. Làng Sín Chải có 2 người là Hạ A Thào và Hạng A Chư. Dụng cụ làm đồ bạc bao gồm: ống thổi gió, than củi, búa, kìm, dao cắt, kéo, đe, môi đựng bạc và khuôn đúc.
Khi làm bạc, họ cho bạc vào đun, đổ thêm ít nước làm chất xúc tác cho bạc nhanh chảy. Bạc được cho vào nồi đất để vào bếp than, tạo gió thổi than cháy đến khi bạc chảy thì đổ vào khuôn. Sau đó người thợ bạc bắt đầu gia công thành sản phẩm cụ thể theo yêu cầu của khách. Ông Mã A Chư cho biết, nghề làm bạc cũng như nghề rèn đúc, hết năm phải cúng thần lò.
Trong tín ngưỡng của người Mông, làm bạc là một công việc hết sức quan trọng tạo ra vòng vía cho người ốm, người có số phận riêng đeo để giải trừ tà ma “Múng xía ua gia”.
Về Đầu Trang Go down
 
Các nghề thủ công ở Sa Pa.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Học ngành Việt Nam học có thể làm nghề Báo chí, Du lịch
» "Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc
» Vài nét về nghệ thuật ca trù!
» Việt Nam tiến bộ chưa từng thấy trong công tác giảm nghèo
» Làng nghề chế biến long nhãn_Hưng Yên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến