TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Hội nhập là gì?

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Hội nhập là gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Hội nhập là gì?   Hội nhập là gì? EmptyMon Mar 15, 2010 7:07 pm

Hội nhập là gì và chấp nhận luật chơi chung ra sao ?

Hội nhập là gì?Đó là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung. Xin nói rõ là gắn kết kinh tế, còn về chính trị , văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế...

Vậy luật chơi chung là gì ?

Khi nước ta vào ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng theo luật chơi chung đó. Tựu trung lại luật chơi chung đó bao gồm mấy nội dung, một là chúng ta phải phá tháo bỏ hàng rào phi quan thuế đối với nền kinh tế (ngược lại nước ta cũng được hưởng điều đó ở các nước khác). Hai là, hàng rào quan thuế (thuế nhập khẩu) cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm dần. Ba là, tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà theo ngôn từ của Tổ chức Thương mại Thế giới gọi là đối xử quốc gia, tức là người ta vào nước mình cũng được đối xử như công ty nước mình. Thứ tư là, phải mở cửa thị trường cho người ta vào làm ăn ở Việt Nam, để đổi lấy doanh nghiệp Việt Namcũng được vào thị trường các nước khác để làm ăn. Tất nhiên là việc mở cửa thị trường ở mỗi lĩnh vực có mức độ khác nhau và lộ trình khác nhau nhưng nguyên tắc chung là phải mở cửa thị trường. Thứ năm là, phải tuân thủ một số qui định về kỹ thuật, ví dụ như là vệ sinh an toàn thực phẩm, về hải quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhãn mác hàng hóa...

* Vì sao lại chủ động chọn con đường hội nhập với các qui định khá ngặt nghèo ?

Chúng ta có sự lựa chọn chủ động hội nhập là do chúng ta nhận thức về xu thế khách quan của thế giới và nhu cầu nội tại của nền kinh tế đất nước ta . Về kinh tế, sau khi thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 chúng ta đã bắt đầu thay đổi nhận thức về kinh tế thế giới. Nếu như trước đó chúng ta nhận thức thế giới có 2 nền kinh tế với 2 thị trường khác biệt nhau. 2 nền kinh tế với 2 thị trường này vận hành theo 2 qui luật khác biệt nhau. Đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với thị trường xã hội chủ nghĩa. Thời đó ở lĩnh vực ngoại thương, nước ta chia ra thị trường khu vực I (các nước XHCN) và thị trường khu vực II (các nước TBCN). Mỗi khu vực chúng ta tuân thủ theo các qui định khác nhau. Năm 1986, lần đầu tiên Đảng ta đánh giá là trên thế giới đang hình thành một nền kinh tế và một thị trường. Trong nền kinh tế và thị trường đó có nhiều thế lực khác nhau vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau. Rồi đến năm 1991, Đại hội Đảng lần thứ VII chúng ta lần đầu nói rằng đời sống kinh tế và đời sống xã hội loài người đang trải qua quá trình quốc tế hóa rất sâu sắc. Đến Đại hội lần thứ VIII, lần đầu tiên Đảng ta nói rằng toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan. Và tiếp đó đến Đại hội IX, Đại hội X, chúng ta đều đề cập tới khái niệm toàn cầu hóa với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của nó.

Tóm lại trong quá trình 20 năm đổi mới, chúng ta đã nhận thức được rằng nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất trong đó các lực lượng đấu tranh khác nhau và nó mang tính toàn cầu (đầu tư toàn cầu, buôn bán toàn cầu, thông tin toàn cầu...). Có 5 lý do đưa đến vấn đề này. Thứ nhất là qui luật của phát triển sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn với thị trường. Ở phạm vi toàn cầu ngày nay có khoảng 1/4 sản phẩm hàng hóa được đem đi mua bán. Hàng hóa ngày càng tự do hóa do vậy các hàng rào ngăn cản thị trường của các quốc gia ngày càng giảm. Đó là qui luật khách quan. Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt 2 lĩnh vực có ảnh hưởng đến thị trường rất nhiều là công nghệ thông tin và giao thông vận tải. Thứ ba là sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Ví dụ như chỉ một chiếc áo sơ-mi của Việt Namthì tỉ trọng nội địa hóa chỉ chiếm khoảng 20 - 30%, còn lại là nhập ngoại. Hay như máy bay Boeing của Mỹ có tới 46.000 linh kiện khác nhau và được sản xuất ở 65 quốc gia khác nhau. Như vậy thực chất máy bay Boeing được sản xuất mang tính \"đa quốc gia\" và ở Mỹ chỉ lo khâu đầu là thiết kế và khâu cuối lắp ráp. Thứ tư, trên thế giới đã gia tăng sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Đến nay có khoảng 15.000 công ty xuyên quốc gia, hoạt động mang tính toàn cầu, đang nắm khoảng 80% sáng chế ,60% xuất khẩu và 90% đầu tư trực tiếp từ nước ngoài toàn thế giới (Việt Nam bước đầu cũng đã có những Tập đoàn kinh tế đang đầu tư ra nước ngoài). Thứ năm, các nền kinh tế XHCN còn lại như Trung Quốc và Việt Nam cũng đã mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, chứ không còn vận hàng theo qui luật riêng biệt của mình, chấp nhận luật chơi chung của thế giới. 5 lý do trên đã làm cho các nền kinh tế thế giới mang tính toàn cầu, gắn bó và tác động với nhau. Đó là xu thế khách quan mà trong Tuyên ngôn Cộng Sản do Các Mác và Ăng-ghen viết đã có tiên đoán điều này.

Đảng ta, đất nước ta muốn phát triển không thể đứng ngoài qui luật khách quan này. Đây là nhân tố thứ nhất. Không có cách gì khác chúng ta phải nắm bắt nó, vận dụng, tận dụng nó và đối phó với những thách thức của nó. Nhân tố thứ hai là bản thân nền kinh tế của đất nước lại gắn kết quá sâu kinh tế thế giới ở mức độ cao. Ở đầu vào nền kinh tế là vốn đầu tư thì trong 5 năm vừa qua có tới 30% là nguồn vốn ĐTNN ( FDI và ODA). Còn đầu ra thì xuất khẩu chiếm tới khoảng 60% GDP. Và nếu cộng thêm nhập khẩu thì tổng kim ngạch XNK Việt Nambằng 137% GDP (Trung Quốc chỉ chiếm 56%, Nga 58%)! Đó là nhu cầu khách quan của nền kinh tế Việt Nam. Đấy là những lý do Đảng ta lựa chọn con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có hoa hồng và có cả chông gai.

* Phải nắm bắt quan điểm hội nhập ra sao ?

Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng nên xem hội nhập chỉ là phương tiện. Vào WTO không phải là mục đích cuối cùng mà vào WTO chỉ là phương tiện để nhắm tới mục đích phát triển đất nước. Cũng đừng ngộ nhận rằng vào WTO là chóng sớm sẽ giàu sang ngay hay vì WTO sẽ nảy sinh chuyện này, chuyện kia phức tạp. Vấn đề là do chính bản thân chúng ta sử dụng phương tiện này như thế nào thôi. Không nên đặt ra kỳ vọng to tát quá và cũng không đặt ra những thách thức vượt ngoài khả năng. Điều thứ 2 là hội nhập nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ. Đó là chuyện không đơn giản. Ở đây có những vấn đề chúng ta phải kiên trì thể hiện tính độc lập, tự chủ. Thứ nhất là đường lối phát triển kinh tế của đất nước ta phải kiên trì theo định hướng XHCN. Điều thứ hai là chủ động xây dựng phương án và kiên trì tiến hành đàm phán theo phương án của chúng ta để gia nhập WTO. Thứ ba là chủ động sắp xếp lại nền kinh tế đất nước. Thứ tư là chủ động sắp xếp lại công việc để tận dụng cơ hội và ứng phó với thách thức. Điều thứ 3, hội nhập nhưng phải có lộ trình hợp lý. Điều thứ 4 phải quan niệm hội nhập là vấn đề của toàn dân, của tất cả các thành tố của dân tộc, không chỉ là chuyện của chính phủ hay chính quyền. Điều cuối cùng là hội nhập nhưng chúng ta hết sức chú ý đến an sinh xã hội và an ninh chính trị. Ví dụ như khi cam kết mở cửa thị trường, chúng ta đã kiên trì không mở cửa thị trường văn hóa, tư tưởng (trong đó có thị trường sách báo hay thị trường phim ảnh...). Về an sinh xã hội có nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, chúng ta cố gắng đàm phán bảo vệ. Ví dụ về thuế nông nghiệp bình quân giảm chỉ có khoảng 7%, còn về trợ cấp nông nghiệp vẫn được duy trì ở mức 10% giá trị thu nhập nông nghiệp của Việt Nam mà còn rất lâu chúng ta mới có đủ tiền để thực hiện đạt mức này. Chỉ có điều là không được trực tiếp trợ cấp cho nông sản xuất khẩu thôi, còn trợ cấp cho khuyến nông, giống, thủy lợi... thì vô tư. Hay như chúng ta không mở cửa thị trường gạo, xăng dầu, thuốc lá, tân dược... Điều này cho thấy khi đàm phán gia nhập WTO chúng ta rất chú ý đến an sinh xã hội và an ninh chính trị.

Theo: Vatgia.com
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Hội nhập là gì?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN :: Đổi mới và Hội nhập-
Chuyển đến