TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Về thăm nhà bác Giáp ở quê tôi.

Go down 
Tác giảThông điệp
ratruongthatnghiep
New member
New member
avatar


Tổng số bài gửi : 2
Join date : 11/10/2009

Về thăm nhà bác Giáp ở quê tôi. Empty
Bài gửiTiêu đề: Về thăm nhà bác Giáp ở quê tôi.   Về thăm nhà bác Giáp ở quê tôi. EmptyMon Oct 19, 2009 7:54 pm


Văo dịp Lễ 2-9, 30-4, hay Tết nguyên Đán đường về quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp đông hẳn lên . Hỏi ai cũng trả lời rất thân mật :" Đi thăm nhà Bác Giáp". Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, vào Đồng Hới rồi đi tiếp đến Ngã Ba Cam Liên rẽ lên 3 cây số là đến Thị trấn Kiến Giang, huyện lỵ Lệ Thủy. Đi thêm 5 cây số dọc bờ sông Kiến Giang, qua Đại Phong, Tuy Lộc, là đến làng An Xá, làng quê của Đại tướng. Từ đường lớn dọc bờ sông, đi vào "trôổng" ( tiếng Lệ Thủy, có nghĩa là hẻm) khoảng 50 mét là đến. Nói là hẻm nhưng đường rộng, ô tô con có thể đi được. An Xá trước đây là tên xã, làng bác Giáp là làng Thá . Nay An Xá là một làng thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy.

Nhà bác giáp ở quê. Đứng cạnh Ngô MInh, bên phải là ông Võ Đại Hàm, người trông coi ngôi nhà
bên trái là anh Trần Khởi, nhà văn Quảng Binh.

Nhà nơi Đại tướng sinh ra là ngôi nhà rường ba gian, lợp ngói. Ở phía dưới mái có thêm một chái tranh làm cửa chống lên che mưa nắng. Phía trái ngôi nhà rường là nhà bếp, tường xây, lợp tranh . Tôi bâng khuâng đứng trước ngôi nhà đơn sơ , nơi sinh ra vị tướng lỗi lạc của Việt Nam và thế giới, mà xiết bao bình dị như những ngôi nhà nông dân khác ở thôn An Xá !. Nhà có sân rộng. Cạnh nhà con có một khoảnh đất khoảng một sào trung Bộ dùng để trồng trọt. Phía sau nữa là cánh đồng Lệ Thủy mênh mông, vựa lúa của tỉnh Quảng Bình. Sân nhà lát gạch, có cây vũ sữa cổ thụ , cây mai và nhiều cây hoa cảnh. Trông coi ngôi nhà là ông Võ Đại Hàm, 61 tuổi,về hưu, là cháu gọi Đại tướng bằng ông. Nhà ông Hàm ở phía sau nhà Đại tướng. Mỗi khi có khách gọi, ông Hàm mới bước qua đoạn tường gạch đã được đập một đoạn thành cửa, để vào tiếp khách. Ông Hàm cho biết ngôi nhà của gia đình Đại tướng năm 1947 bị bọn Pháp ném phuy xăng đốt trụi. Sau đó gia đình làm nhà tạm để ở . Mãi đến năm 1977 , UBND huyện Lệ Thủy mới đầu tư phục chế lại . Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm ngôi nhà tuổi thơ của mình nhiều lần. Có lần Đại tướng về quê, ra bến ngắm sông quê, rồi lên đò vốc một vốc nước sông Kiến Giang lên rửa mặt !

Tháng 4-2002, khi đã 90 tuổi Đại tướng lại về thăm nhà, ông bâng khuâng nhìn ngôi nhà, rồi bảo rằng "Tuy chưa giống hoàn toàn , nhưng ngôi nhà làm tôi rất nhớ ngôi nhà tuổi thơ ở nơi đây !"

Ông Hàm dẫn chúng tôi vào nhà. Gian chính giữa nhà là bàn thờ. Phía trên cùng thờ ảnh 2 cụ thân sinh của Đại tướng : Cụ Võ Quang Nghiêm và cụ bà Trần Thị Kiên. Phía dưới thờ ảnh bà Nguyễn Thị Minh Thái , phu nhân trước của Đại tướng ( em ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai ) và ảnh vợ chồng ông Võ Thuần Nho . Phía ngoài bàn thờ là bàn tiếp khách. Gian bên cạnh là nơi ngủ. Theo lời kể của ông Hàm thì cụ Nguyễn Quang Nghiêm là một nhà nho có uy tín nhất vùng, nhưng học tài thi phận. Ông đã nhiều lần đi thi Hương ở Kinh Đô Huế cho tới khóa Mậu Ngọ (1918). Thi không đỗ, ông về làng vừa dạy học vừa bốc thuốc Bắc chữa bệnh cho bà con nghèo trong huyện và làm ruộng. Ông Nghiêm là một nhà nho có uy tín, dân làng hay mời đứng làm chủ tế mỗi khi có việc làng. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thì ông bị Pháp bắt đưa vào giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Cụ bị giặc Pháp tra tấn, hy sinh trong lao tù năm 1947. Năm 1979, con cháu mới đi tìm mộ và đưa về cải táng tại nghĩa trang huyện tại Mai Thủy, cách nhà khoảng 12 cây số . Còn mộ ông bà nội Đại tướng ( cụ Võ Quang Nguyên và cụ Bùi Thị Gái ) thì chôn cất tận đầu nguồn sông Kiến Giang, dưới chân núi An Mã , phải đi đò ngược sông cả ngày mới tới được. Ông bà Võ Quang Nghiêm sinh được 7 người con. Người con trai đầu tên là Vó Quang Toại, các bà tiếp theo là Võ thị Châu , Võ Thị Điểm , Võ Thị Liên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con thứ năm. Tiếp đến là ông Võ Thuần Nho, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục. Cô con gái út là Võ Thị Lài ,làm cán bộ ở Bộ Nông nghiệp. Ông Toại, bà Châu mất sớm. Bà Điểm bị bọn Pháp bắt, được tha, lên chiến khu thì mất . Bà Liên mất trước năm 1930, khi còn rất trẻ.... Chúng tôi tò mò :" Tại sao cụ là Võ Quang Nghiêm, con lại là Võ Nguyên Giáp, Võ Thuần Nho ?".Ông Võ Đại Hàm cho biết :"Họ Võ chúng tôi là một Đại gia tộc ở An Xá. Rằm tháng ba là chạp mả phái , 20 tháng 6 âm lịch chạp mả họ. Họ gốc là VÕ TỰ. Ví dụ còn nhiều sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như Võ Tự Thanh , Võ Tự Hạ, Võ Tự Thức ( Học viên Trường sỹ quan lục quân Việt Nam khóa đầu tiên ) là cùng họ cả. Nhưng riêng gia đình cụ Võ Quang Nghiêm thì đặt chữ lót tên con mỗi đứa một khác, không hiểu lý do vì sao ? Có lẽ cụ hay chữ nên muốn đặt tên và chữ lót cho con theo một ý nguyện riêng của mình".

Bà con làng An Xá kể rằng, mỗi lần bác Giáp về thăm quê, Bác đều về nghĩa trang Mai Thủy thắp hương mộ Cha và mộ các liệt sĩ, rồi lên Chùa An Xá dâng hương, trồng cây đa trước chùa . Rồi Bác gặp gỡ trò chuyện cùng các cụ lão làng, thăm hỏi các cháu thiếu nhi, nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong xã. Nên các cụ, các anh cựu chiến binh, thầy giáo xã Lộc Thủy có rất nhiều thơ tặng Đại tướng. Họ làm thơ rồi in vi tính thành tập " Tình quê" gần trăm bài của hơn 70 tác giả gửi ra Hà Nội biếu Đại tướng . Trong đó có thơ của nhiều cụ 80 đến 90 tuổi, thật cảm động ! Năm 2000, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình cũng xuất bản một tập thơ mừng thọ Đại tướng 90 tuổi tên là " Cánh chim bằng". Đó là tấm lòng người quê hương đối Đại tướng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt nam.

Tôi trộm nghĩ, giá mà những tập thơ đó, hay những di vật liên quan đến tuổi thơ của Đại tướng, những bức ảnh, những cuốn sách của Đại tướng và những cuốn sách viết về Đại tướng của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước.v.v...được ngành văn hóa tỉnh , huyện sưu tầm, sao chép, phục chế lại để lưu niệm tại ngôi nhà đã sinh ra Đại tướng ở An Xá này, thì quý biết nhường nào! Cán bộ chiến sĩ ,đồng bào trong Nam ngoài Bắc đến đây không những thăm ngôi nhà mà còn được xem những hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Đại tướng. Làm được như vậy , ngôi nhà sẽ trở thành Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp , trở thành một "bảo tàng " về Đại tướng ở quê hương, một địa chỉ hành hương của các thế hệ con cháu Việt Nam hôm nay và mai sau.
Về Đầu Trang Go down
 
Về thăm nhà bác Giáp ở quê tôi.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cạy Cửa Ngủ Thăm Của Người Dao Tiền.
» Thăm nhà "Người tình"
» Ghé thăm hòn đảo Okunoshima đầy thỏ ở Nhật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Di tích Lịch sử - Văn hóa-
Chuyển đến