TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Bài viết tham gia chủ đề: Nguồn gốc tên gọi Hà Nội.

Go down 
Tác giảThông điệp
mentality
Member 1
Member 1
mentality


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 21/10/2009
Age : 34
Đến từ : Cuộc đời

Bài viết tham gia chủ đề: Nguồn gốc tên gọi Hà Nội. Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết tham gia chủ đề: Nguồn gốc tên gọi Hà Nội.   Bài viết tham gia chủ đề: Nguồn gốc tên gọi Hà Nội. EmptyTue Nov 03, 2009 8:34 pm

Code:
Dưới đây là bài viết  NGUỒN GỐC TÊN GỌI HÀ NỘI do tôi sưu tầm được. Tạm thời tôi chưa có bài viết nhưng để cổ vũ cho hoạt động của diễn đàn và hoạt động hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi tạm đưa ra bài viết này. Tôi sẽ post các bài viết của tôi trong các lần đăng nhập sau. Xin cảm ơn BQL Diễn đàn.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI HÀ NỘI


Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
- phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai )
- phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục
Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).

Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.

Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )

( Theo "Hỏi Đáp - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc )
Về Đầu Trang Go down
 
Bài viết tham gia chủ đề: Nguồn gốc tên gọi Hà Nội.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài viết tham gia chủ đề: Phố Cổ Hà Nội
» Tài liệu tham khảo môn Du lịch văn hóa
» THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VIETNAMESE STUDIES
» NGUỒN GỐC CHỮ NÔM
» MẤY NÉT VỀ NGUỒN VIỆN TRỢ ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến