TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN.

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN. Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN.   Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN. EmptyThu Jan 14, 2010 5:27 pm

CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM.

Việt Nam học (Đông phương học) là ngành khoa học thực sự chỉ được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tìm mọi cách mở rộng bành trướng và chiếm đoạt các nước phương Đông. Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở nền học thuật truyền thống, nhiều trí thức Việt Nam tiếp thu được tri thức và phương pháp khoa học tiên tiến từ phương Tây đã dần dần trở thành những chuyên gia đầu ngành của nền khoa học xã hội nhân văn Việt Nam. Họ chính là những người khai sáng ra nền Việt Nam học Việt Nam hiện đại. Việt Nam học dựa vào các chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam có trước làm cơ sở nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển của mình.

Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN. IMG_0219
GS Nguyễn Quang Ngọc và TS Lê Hữu Phước điều hành Hội thảo
Sự trưởng thành của mỗi một ngành học cụ thể nghiên cứu về Việt Nam đều có thể được xem là một cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam học. Việt Nam học ở đâu thì cũng là nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam học Việt Nam hiện đại khác căn bản so với Việt Nam học thời kỳ đầu mới hình thành ở phương Tây là ở chỗ các nhà Việt Nam học Việt Nam nghiên cứu Việt Nam với mục đích và yêu cầu tự thân, nghiên cứu mình là để hiểu mình, để tìm ra cái mạnh, cái yếu của mình nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển của chính đất nước và con người Việt Nam.

Việt Nam học ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI đã dần dần đi đúng vào quỹ đạo của sự phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập, trở thành ngành khoa học có nhiều ưu thế phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việt Nam học là một ngành khoa học “nghiên cứu một Việt Nam trong tính tổng thể của nó”, một ngành khoa học “nghiên cứu về một vùng đất, về con người ở vùng đất ấy với tất cả mối quan hệ với thiên nhiên, với lịch sử và xã hội về mọi mặt, làm nổi rõ những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam”. Một ngành khoa học như thế sẽ khó có thể phát triển, thực hiện được đúng mục tiêu và chức năng của nó nếu như cứ giữ nguyên các phương pháp tiếp cận chuyên ngành truyền thống và không chủ động chuyển dần sang hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học.

Như thế có thể hình dung Việt Nam học Việt Nam bắt đầu được hình thành từ các khoa học chuyên ngành về Việt Nam, trưởng thành trong môi trường nghiên cứu chuyên ngành rồi từ thành tựu của các khoa học chuyên ngành hay trên bệ đỡ của các khoa học chuyên ngành mà dần dần hướng tới liên ngành và khu vực học. Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng Việt Nam học trở thành một ngành khoa học đích thực trong phạm vi của học thuật, có đối tượng và phương pháp nghiên cứu cụ thể, rõ ràng.

Năm 2005, trước nhu cầu phát triển của Việt Nam học cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức soạn thảo và ban hành Khung chương trình đào tạo Cử nhân Việt Nam học cho tất cả các đối tượng sinh viên, nhưng trong thực tế lại chủ yếu hướng vào sinh viên ngoại quốc. Trong Khung chương trình này bên cạnh các môn học quen thuộc như Các dân tộc ở Việt Nam; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Tiến trình lịch sử Việt Nam; Thể chế chính trị Việt Nam; Địa lý Việt Nam; Văn học Việt Nam, Tiếng Việt... còn có các môn học mới về Phương pháp liên ngành và Khu vực học. Trải qua nửa thập kỷ triển khai đào tạo theo Khung chương trình năm 2005 các cơ sở đào tạo đã gặt hái được một số thành công, nhưng cũng gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc. Nhiều cơ sở đào tạo do nhận thức chưa đúng về nội dung học thuật của ngành học, lại bị thúc ép của nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu hưởng dụng văn hoá - du lịch, nên đã đồng nhất Việt Nam học với Văn hoá - du lịch và tổ chức đào tạo tuỳ theo lợi thế của cơ sở mình mà không bám vào Khung chương trình năm 2005 là cơ sở pháp lý cho việc mở mã ngành đào tạo. Đó là chưa kể đến không ít cơ sở đào tạo này hầu như không có cán bộ giảng dạy về Việt Nam học thực sự, mà thường là chuyển ngang sang phụ trách các môn học mới vốn không phải là chuyên môn họ được đào tạo, dù chỉ là ở bậc đại học.

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba được tổ chức vào đúng vào dịp nằy năm 2008 đã dành riêng ra một tiểu ban (tiểu ban 15) để thảo luận về thực trạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam và thế giới. Bên cạnh khẳng định sự phát triển vượt bậc của Việt Nam học ở Việt Nam, hội thảo cũng đồng thời cảnh báo về tình trạng lộn xộn và tuỳ tiện trong đào tạo Việt Nam học ở rất nhiều cơ sở trong nước. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm thì rất dễ xô lệch, làm biến dạng nền Việt Nam học còn non trẻ của Việt Nam, mà chắc chắn cũng sẽ gây ra nhiều di hại cho nền giáo dục đất nước. Được sự chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi gặp mặt và trao đổi với đoàn đại biểu đại diện cho các học giả tham gia Hội thảo, trong Báo cáo tổng kết Hội thảo, chúng tôi đã khẳng định “Cần phải có những hội nghị chuyên đề trao đổi thống nhất về quan niệm nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học, trong đó phải coi Việt Nam học theo định hướng liên ngành là yêu cầu phát triển của Việt Nam học Việt Nam hiện đại, xác định những nội dung cốt lõi và những phương pháp chủ đạo của Việt Nam học, tiến tới hoàn thiện khung chương trình chuẩn đào tạo cử nhân Việt Nam học cho cả sinh viên Việt Nam và quốc tế, làm cơ sở khắc phục tình trạng đào tạo Việt Nam học tràn lan và có phần tuỳ tiện của khá nhiều cơ sở đào tạo hiện nay”.

Ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình, với tư cách là những cơ sở nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học hàng đầu đất nước, sau khi đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quóc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã phối hợp với hai khoa Việt Nam học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức một cuộc Hội thảo trù bị tập trung bàn về những nội dung trên trong 2 ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2009. Điều rất đáng mừng là không chỉ có được sự nhất trí cao, mà cả ba cơ sở đều thể hiện quyết tâm làm hạt nhân tổ chức Hội thảo Thống nhất chương trình đào tạo ngành Việt Nam học trong hệ thống các trường đại học của cả nước hôm nay. Chúng tôi dự kiến nội dung và phân công đại diện các cơ sở trình bày như sau:

- Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ trình bày dự thảo Khung chương trình đào tạo Cử nhân Việt Nam học ưu tiên cho đối tượng học là người Việt Nam.

- Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh sẽ trình bày dự thảo Khung chương trình đào tạo Cử nhân Việt Nam học ưu tiên cho đối tượng học là người nước ngoài.

- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trình bày dự thảo Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam học chung cho cả đối tượng học là người Việt Nam và người nước ngoài.

Nội dung quan trọng nhất của cuộc Hội thảo là các ý kiến trao đổi, thảo luận và đóng góp của các cơ sở đào tạo, các cán bộ giảng dạy có nhiều kinh nghiệm đào tạo Việt Nam học. Cuối cùng Hội thảo muốn hướng tới một sự thống nhất Khung chương trình đào tạo làm chuẩn chung cho các cơ sở đào tạo Việt Nam học trên phạm vi cả nước triển khai các hoạt động đào tạo của mình.

Điều chúng tôi muốn giải thích rõ thêm ở đây là sự thống nhất Khung chương trình đào tạo chỉ là trên nguyên tắc và mang tính tương đối, chủ yếu nhằm vào các môn học cơ sở, các môn học bắt buộc của khối ngành và của ngành, mà nếu không cung cấp đủ độ cần thiết cho người học thì không có cơ sở xác nhận được người học đó có thể hội được các điều kiện để đạt đến một trình độ chuẩn. Phần linh hoạt của các cơ sở đào tạo cũng một phần nằm ở đây, nhưng phần chủ yếu nằm ở khối kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu hẹp do yêu cầu của mỗi học viên hay các kiến thức bổ trợ tuỳ theo từng đối tượng và yêu cầu cụ thể của mỗi khoá đào tạo. Ở các nước có nền Quốc học phát triển như Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học… mà chúng tôi có dịp được khảo sát thì phần phong phú, sinh động, tính chuẩn mực và sáng tạo của mỗi một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của giảng viên. Vì thế, đồng thời với việc cam kết tôn trọng và thực hiện đúng Khung chương trình đào tạo đã được thống nhất, chúng tôi mong đợi nhiều hơn ở các cơ sở đào tạo một kế hoạch bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy Việt Nam học đáp ứng được các chức năng và nhiệm vụ mà họ phải gánh vác. Nếu làm được như vậy thì Hội thảo Thống nhất chương trình đào tạo ngành Việt Nam học của chúng ta hôm nay chắc chắn sẽ trở thành một mốc son mới của quá trình phát triển Việt Nam học Việt Nam.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
Viện Việt Nam học.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Ngành Việt Nam Học:CẦN PHẢI CÓ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT LÀM CHUẨN.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH VIỆT NAM HỌC.
» Chương trình khung đào tạo ngành Việt Nam học.
» CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VNH (K32 - ĐHSPHN2)
» CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH VIỆT NAM HỌC CỦA TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
» Thông báo: Về việc gửi bài bằng Tiếng Việt chuẩn có dấu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Thông tin - Thảo luận và Hướng nghiệp-
Chuyển đến