TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ   Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ EmptyThu Jul 08, 2010 4:07 pm

Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi” vào lòng cha mẹ
- Nhiều bậc phụ huynh mòn mỏi dõi theo kì thi đại học, trải bao gian truân cùng con đi ứng thí. Nhưng bù lại, vô tình hay hữu ý các sỹ tử đã "dội" vào lòng bố mẹ mình không ít những nỗi tái tê.

Đắng cay phải nhịn
Phụ huynh nào cũng dồn hàng trăm nghìn hi vọng vào con cái, nhất là trong kì thi đại học. Ai cũng mong con mình làm bài tốt, đỗ đạt. “Có đi học đại học mới mong thoát nghèo được” là suy nghĩ của nhiều người. Thế nhưng, không ít đứa con vừa ra khỏi phòng thi đã... dội "nước sôi” vào lòng cha mẹ.

Bác Nguyễn Văn Thỏa (Vĩnh Phúc) thở dài kể về cô con gái yêu của mình: “Con nhà tôi thi khối A chỉ là khối phụ. Nhưng phụ mấy thì cũng là thi đại học, là chuyện quan trọng cả đời. Ấy thế mà vừa ra khỏi phòng thi, tôi hỏi làm bài thế nào, nó đã đáp tỉnh bơ: “Con có học gì đâu mà bố hỏi!”.

Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ Images1995353_7
Phụ huynh mòn mỏi đợi con ra khỏi phòng khi
Bực mình, thất vọng nhưng bác Thỏa đành… "ngậm bồ hòn làm ngọt", sợ nói nặng lời lại làm con mất tinh thần, chán nản. Bác chỉ nhẹ nhàng giảng giải: “Thi chính hay phụ cũng nên xem lại bài vở con ạ”. Mới thế mà cô con gái đã xị mặt, nước mắt ngân ngấn.

“Thi xong môn thứ nhất, thằng bé nhà tôi đã hơi lì xì. Tôi đoán chừng nó làm không tốt, ra sức động viên an ủi. Xong môn thứ hai, mặt nó đã… méo xệch. Chẳng nói chẳng rằng, ăn không chịu ăn, uống không chịu uống. Tôi nói gì nó cũng câm như hến, vừa thương vừa giận mà không làm gì được!” - chị Vũ Thị Điệp (quê Thái Bình) tâm sự.

Kết thúc buổi thi ngày 5/7, không ít người ngồi chờ con cái ở cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh một nữ sinh vừa ra khỏi phòng thi, nhìn thấy mẹ đã phụng phịu nét mặt, dằn dỗi giật lấy mũ, áo chồng nắng từ tay mẹ. Miệng cô nữ sinh này không ngớt cằn nhằn, vì túi… bánh mì mà người mẹ đã mua sẵn để chuẩn bị về quê.

Người mẹ với khuôn mặt rám nắng đã ngồi ngong ngóng chờ con suốt mấy tiếng dưới cái nắng thiêu đốt . Luống cuống vì phải xoay sở một mình với túi bánh mì, hai chiếc ba lô to đùng cùng một đống đồ lặt vặt, nên suýt nữa thì bị ngã khi quay xe. Vậy mà bà vẫn chẳng dám than thở, dù trong đôi mắt đã tối lại có thể vì buồn, hoặc giận con.

Hầu hết các bậc cha mẹ trong mấy ngày thi đều phải đặt tiêu chí chiều con lên hàng đầu. Không một lời mắng mỏ, không một lời trách cứ. Đắng cay cũng phải nhịn, thậm chí còn phải “nịnh” con, để con vui vẻ học hành, thi cử.

“Chỉ sợ nó xuống tinh thần thì… hỏng hết”, chị Trần Thu Mai (Giáp Bát, Hà Nội) đưa con đi thi ở ĐH Xây dựng chia sẻ. Vì “sợ” như thế nên dù cậu quý tử nhà mình có sẵng giọng quát mẹ, có yêu sách đủ kiểu chị cũng phải “nhịn”. Chị điếng người khi nghe con gọi điện bô bô với bạn: “Tranh thủ mấy ngày này mà làm vua! Vua hết! Thi cử đ. làm được cũng tha hồ mà hạch!”.

“Đau” chẳng dám than
Có không ít cậu ấm cô chiêu nhà nghèo nhưng vừa ra Hà Nội dự thi có mấy ngày đã muốn chối bỏ chính bố mẹ mình. Dung, một nữ sinh quê Hưng Yên nhất quyết không chịu ngồi chung ghế xe buýt với bố mình.

Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ Images1995354_8
Đội nắng ngong ngóng chờ bóng con
“Bảo bỏ bớt ở nhà thì không nghe”, cô con gái chì chiết người cha đầu đã bạc trắng rồi giật chiếc ba lô của bố chạy lên hàng ghế đầu ngồi, mặc kệ người cha lỉnh kỉnh túi xách, nồi cơm điện ở đằng sau.

“Chắc trời nắng nóng nên cháu nó căng thẳng”, bố Dung tần ngần thanh minh hộ con khi người ngồi bên cạnh hỏi chuyện.

Với những gia đình có điều kiện thì việc thuê nhà nghỉ, khách sạn cho con đi thi là chuyện thường. Nhưng với nhiều gia đình có kinh tế bình thường hoặc eo hẹp thì đó thực sự là một nỗi lo có thật khi con em họ ra “yêu sách”!

“Nhà cũng chẳng khá giả gì, nhưng trước đợt thi, thằng bé nhà tôi nhất định đòi đi thi phải ăn nhà hàng, nghỉ khách sạn. Vợ chồng tôi bàn nhau cả năm cả đời mới đưa con đi thi một lần, thắt lưng buộc bụng vài triệu bạc để con được thoải mái cũng đáng” - bác Nguyễn Văn Dững, TP Vinh, Nghệ An tâm sự.

Hai vợ chồng bác đều là công chức đã nghỉ hưu, chỉ còn độc một cậu con trai. Thương con, mong con yên tâm đi thi nên bác Dững quyết định chiều theo ý con. Thuê xong khách sạn, bác Dững lại phải lần mò hỏi thăm vài nhà hàng “to to” ở gần điểm thi ĐH Kinh tế Quốc dân cho con vui lòng.

Chẳng bố mẹ nào vui được khi có những cậu ấm cô chiêu con nhà lính, tính nhà quan như thế. Song phần vì thương con, phần vì lo con không thi tốt, hầu hết đều không dám than thở hoặc cố nén đợi qua mùa thi.

Bác Hoàng Văn Minh, ở Lạng Sơn kể, bác đã bán cả ruộng thuốc lá non mới có tiền đưa con đi thi. Trước khi lên đường, bác Minh còn phải cắn răng mua cho con chiếc điện thoại mới để con tiện liên lạc với bạn bè.

“Nó bảo xuống Hà Nội mà không có điện thoại thì ngượng, không còn tâm trí đâu mà thi với cử. Thôi thì không sớm cũng muộn vẫn phải mua” - bác Minh phân trần.

Lang thang qua những cổng trường, lắng nghe những câu chuyện của các bậc phụ huynh về con mình mới thấy có biết bao tâm sự đằng sau hành trình đưa con đi thi. Thật buồn thay trước những đứa con chỉ biết học mà không biết nghĩ, riêng kì thi đại học cũng đem đến cho cha mẹ muôn nỗi ưu phiền.

Theo: vietnamnet
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ   Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ EmptyThu Jul 08, 2010 4:21 pm

Tôi cũng từng thi đại học và rất may mắn là đã thi đỗ, thật chẳng dễ dàng gì, nếu không nói là có trăm bề khó khăn. 2 năm làm tình nguyện tiếp sức mùa thi, năm nay lại đi coi thi tuyển sinh, kì thi năm nào cũng để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc, tôi phần nào hiểu được những khó khăn mà các sĩ tử và người nhà gặp phải khi gồng gánh đi thi. Nhà ở thành thị giàu có thì không nói làm gì, nhưng nhà ở nông thôn nghèo khó thì hết sức khó khăn. Đọc bài báo trên tôi thật sự thấy buồn, thấy bố mẹ chúng ta thật khổ. Hi vọng là các sĩ tử kể trên sẽ thi đỗ để những nếp nhăn, những sợi tóc bạc sẽ ít xuất hiện trên mặt, trên đầu phụ huynh của các sĩ tử ấy. Nhưng dù có thi đỗ thì với phong cách và cách đối xử với cha mẹ, với người thân như thế, các sĩ tử ấy đã đánh mất điểm trong mắt cha mẹ của họ và mọi người rồi.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Chuyện buồn những sĩ tử “dội nước sôi'” vào lòng cha mẹ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hà Nội học môn chuyên ngành Việt Nam học cần chú ý và lưu tâm
» Chấm dứt “đọc-chép” còn là chuyện nan giải
» Tìm hiểu thêm về chuyên ngành Việt Nam học .
» Thông báo: Về việc up tài liệu lên bài viết trong box Các môn chuyên ngành Việt Nam học
» Lạ lùng chuyện cả bản khua chiêng, gõ trống đi... ăn trộm ngày Tết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN :: Việt Nam - Cùng suy ngẫm-
Chuyển đến