TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Go down 
Tác giảThông điệp
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh   Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh EmptyWed Jul 21, 2010 7:15 pm

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.


Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc trưng tiêu biểu, khí phách và tâm hồn dân tộc được thể hiện rõ nhất qua bản sắc văn hóa dân tộc. Dân tộc, quốc gia nào nếu không biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giảm di sản văn hóa dân tộc mình thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, bởi văn hóa không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển xã hội. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến, mang tính thời đại phải trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và khai thác truyền thống đạo đức, tập quán, lòng tự hào dân tộc. Nền văn hóa dân tộc là nguồn vốn quý báu, thiêng liêng của một dân tộc.

Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất - danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho nhân dân Việt Nam và cho nhân loại, là điểm hội tụ những giá trị cao đẹp nhất trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến - văn minh của dân tộc Việt Nam; là biểu tượng cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, là điển hình của sự kết hợp hài hòa giữa đạo lý của dân tộc với tinh hoa của nhiều dòng văn hóa Đông - Tây. Đã nhận thức rất rõ mối quan hệ giữa dân tộc và bản sắc dân tộc. Người chỉ rõ: ''mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật'', phải ''chú ý phát huy cốt cách dân tộc''. Và Người nhắc nhở cần phải tránh 2 thái độ: tiếp thu một cách máy móc hoặc phủ định hoàn toàn ''vốn cũ, Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người luôn gạn đục khơi trong trong tiếp thu truyền thống văn hóa, trong xây dựng thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người hiểu rất rõ ở Việt Nam đình, chùa, miếu mạo thường thờ phụng các bậc hiền nhân, anh hùng dân tộc có công với dân với nước và nơi đó đã trở thành vùng đất thiêng liêng, tôn nghiêm trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời đó cũng là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, là điểm tựa tinh thần lâu bền không gì thay thế được ở các làng quê Việt Nam. Ngay từ năm l945, dù bề bộn với việc chống thù trong giặc ngoài, xây dựng chính quyền non trẻ, Người cũng đã nhanh chóng ban hành sắc lệnh về việc ''Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam''; rồi chỉ đạo khôi phục ''vốn cũ''. Tuy nhiên trong khôi phục vốn cũ Người căn dặn kỹ lưỡng: ''nói là khôi phục ''vốn cũ'', thì nên khơi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra'', ''cần xây dựng và phát triển thuần phong mĩ tục'', chống ''đồng bóng, rước xách thần thánh''.

Với Hồ Chí Minh, việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là rất cần thiết, là việc phải làm, nên làm, nhưng quan trọng hơn lại là việc biết vận dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống. Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại. Theo Người, mọi hiện đại, tiên tiến đều bắt nguồn từ truyền thống tết đẹp. Từ tầm nhìn của một nhà văn hóa lớn. Người luôn nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải biết quý trọng vốn cổ dân tộc, ''dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam''.

Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hớa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không cớ một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

Theo: violet.vn
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
 
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sơ lược về Văn minh Trung Hoa.
» Đêm hội Việt Nam học tai Đại hoc Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
» Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969
» TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
» Loạt bài về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến