TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN   YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN EmptySat Apr 02, 2011 11:46 pm

Trích dẫn :
Tôi nhận được bài viết này của anh Trần Thanh Bắc đúng vào dịp ở nhiều nơi đang diễn ra các hoạt động nhằm tưởng nhớ 10 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 - 01/4/2011).

Đọc bài viết của anh xong, tôi lập tức đăng lên diễn đàn. Qua đây, xin mượn lời của anh nói với tôi để gửi đến toàn thể những người yêu mến con người cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc của ông, gửi đến Hạ Trắng (Người sáng lập diễn đàn) và toàn thể bạn đọc gần xa bài viết sâu sắc này: "Giờ anh mới thấy Trịnh Công Sơn có ảnh hưởng rất lớn trong mỗi người biết nhạc Trịnh. Thấy em rất thích nhạc Trịnh nên anh cũng suy nghĩ nhiều. Bài này anh viết tặng những người yêu nhạc Trịnh, trong đó có em"!

YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Trần Thanh Bắc – Vietnamese Studies

Sau tròn một thập kỉ rời bỏ “cõi tạm”, kí ức về Trịnh Công Sơn vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng của công chúng yêu nhạc Việt Nam. Người ta nhớ về ông như nhớ về một người hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo. Đến với âm nhạc Trịnh Công Sơn là đến với thế giới của những đối cực, những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cái hư ảo và cái hiện thực, mâu thuẫn giữa tồn tại và hư vô, giữa niềm khắc khoải đau thương và cảm giác êm dịu, giữa tuyệt vọng và hi vọng, giữa những cái bền vững và những điều mong manh… Nhạc sĩ như một kẻ lang thang say giữa cuộc đời để rồi chống chếnh giữa hai cõi: cõi trần gian với tình yêu, thân phận, chiến tranh và cỗi hư vô với sự siêu thoát hoàn toàn của tâm hồn khỏi những đau thương, khổ hạnh.

Nhiều người cho rằng nhạc Trịnh nặng trĩu nỗi buồn, ám ảnh đầy chết chóc và âm tính. Nhưng đó mới chỉ là một vế, còn một vế quan trọng khác nữa, đó là sự nâng đỡ tình yêu, hi vọng và sự thanh thản trong nhạc của ông. Những khúc ca của Trịnh Công Sơn buồn nhưng không lụy, có bàn về chết chóc nhưng không khiến người ta sợ mà ngược lại giúp người ta bình thản trước nó trên cơ sở nhận thức được rằng đó là điều tất nhiên, là quy luật có sinh có tử của cuộc đời. Chìm đắm trong từng lời ca, từng nốt nhạc Trịnh Công Sơn, người thưởng thức nhạc như được lắng sâu vào cõi Chân Như, suy nghĩ đến miên man, đến “ngộ” và thanh thản. Nhạc Trịnh cho ta sự bình yên phút cuối sau những khắc khoải. Hơn 600 nhạc phẩm của ông đã lần lượt chồng lên nhau để xây trong tâm trí người nghe và cả tác giả nữa một ngôi chùa, một ngôi chùa bằng nhạc trong tâm để mỗi người đều biến thành những con người “hình đồng không xuất gia nhưng tâm niệm lại xuất gia”.

Có được điều đó là bởi giữa âm nhạc Trịnh Công Sơn và tư tưởng của đạo Phật đã có một cuộc hôn phối kì diệu. Những triết lí Phật giáo thấm nhuần trong từng nốt nhạc Trịnh Công Sơn. Nó tạo nên cho nhạc của ông một màu sắc riêng, một dòng riêng, một dòng khắc khoải mà lại bình yên, thanh thản, một dòng mát dịu giữa không khí linh thiêng, yên ắng của cõi Chân Như, cõi sắc – sắc – không – không… Chính nhạc sĩ cũng đã từng tâm sự rằng: “Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh nằm trong lời ca.” Như vậy có thể thấy, ảnh hưởng của đạo Phật đến sáng tác của Trịnh Công Sơn là không thể phủ nhận.

1. Đầu tiên ảnh hưởng đó biểu hiện ở triết lí về nỗi khổ và lí giải nỗi khổ
“Lời kinh cô tình nằm trong lời ca”, các sáng tác của Trịnh Công Sơn đã vô tình chạm đến cõi tâm thức của mỗi người. Nó làm cho người nghe băn khoăn, trăn trở cùng tác giả về cõi nhân gian, về thân phận, tình yêu, chiến tranh và cái chết. Để rồi sau băn khoăn, trăn trở ta nhận ra rằng cuộc đời này là một vòng tròn lớn. Con người sống trong vòng luân hồi của sinh, lão, bệnh, tử, của cái khổ bởi những ham muốn tầm thường. Ở điểm này tư tưởng Trịnh Công Sơn hội ý với tư tưởng Phật giáo. Đức Phật đã từng dạy rằng: “Ta chỉ dạy một điều: Khổ và khổ diệt”. Cuộc sống quanh ta, thế giới hiện thực, đầy rẫy khổ đau. Con người trong vòng đời của mình không ai thoát khỏi một lúc nào đó trạng thái muộn phiền bởi ái dục và vô minh. Đời sống mỗi con người chỉ như những ngọn đèn, ta rời nỗi bi thương này để chuẩn bị bước vào một nỗi bi thương khác:
“Dứt bão bắt đầu nước mắt
[…] Chia li nối tiếp chia li”
Người mẹ bên võng ru con là để đưa con vào giấc ngủ hay cũng chính là “đưa con về trần tủi nhục chung thân”. “Trẻ thơ ơi! Trẻ thơ ơi! Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Con người từ khi được sinh ra đã là tin buồn với chính mình và nỗi buồn sơ sinh ấy sẽ theo ta đến từng phút giây của cuộc sống sau này. “Vết buồn (sẽ) khắc trên da” như một con dấu định mệnh khi con người “tiến thoái lưỡng nan” trên con đường “đi về lận đận” của mình.

Nỗi buồn, nỗi sầu và cả một cái gì đó “gần như tuyệt vọng” đã ngấm ngầm rễ sâu vào những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Làm cho âm nhạc của ông cảm động đến thống thiết. Người ta ít tìm thấy một bài nào có tiết tấu nhanh mà phần lớn những sáng tác của ông đều chọn điệu Slow, Blues hay Boston da diết đến quặn thắt lòng người.

Nhà Phật lí giải nguyên nhân sâu xa của nỗi khổ là do ham muốn bất thành và sự vô minh. Còn Trịnh Công Sơn, ông lí giải nỗi khổ đau của con người cũng bởi lòng ái, nhưng đây là một lòng ái rất nhân văn. Con người khổ là bởi tình yêu dang dở và thân phận lạc loài, bởi muốn được yêu thương mà cuộc đời cứ hoài bạc bẽo:
“Tôi như trẻ thơ tìm nơi nương tựa
Mà sao vẫn cứ lác loài…”
“Đời vẽ tôi tên tuyệt vọng
Vì lỡ nơi đây nặng tình…”
Vì lỡ nặng tình với “em”, với cuộc đời mà “tôi” bị chìm đắm vào tuyệt vọng, mà cuộc đời “tôi” thành “vết lăn trầm hằn trên phiến đã nâu thêm ưu phiền”.

2. Biểu hiện thứ hai của sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với sáng tác của Trịnh Công Sơn là những suy cảm của ông về sự sống và cái chết
Nhà Phật dạy: Sự sống và cái chết trong quy luật vô thường không phải là hai trạng thái đối lập nhau mà là hai trạng thái nối tiếp nhau để tạo thành sinh mệnh. Con người không nên cầu vĩnh hằng mà hãy đối diện với cái chết. Bởi có chết với có sống, có tử mới có sinh. Con người ta sẽ không còn ý niềm về cuộc sống nữa nếu không có một ngày nào đó phải chết đi.

Trịnh Công Sơn tu thiền giữa cuộc đời và ông cũng nhận ra rằng cuộc sống chính là một vòng tròn lớn: “Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy”. Con người sống trong vòng luân hồi của sinh, lão, bệnh, tử và luôn chênh vênh trên ranh giới của sự sống và cái chết. Với Trịnh Công Sơn, chết đi cũng chính là trở về nơi mình được sinh ra. Thế nên trước cái chết nhạc sĩ thật bình thản:
“Rồi mai đây tôi sẽ chết
Trên đường vào nơi cõi niết
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?”
Và tác giả trả lời:
“Tôi không đem theo với tôi danh với lợi ra ngoài đời
Tôi không đem theo với tôi được cả buồn vui mấy nỗi”
Tất cả những gì tồn tại trong cuộc đời chỉ là hư vô. Khi chết đi, tất cả giàu sang phú quý, tất cả danh lợi đều không còn. Con người trở về với cõi mình được sinh ra. Cõi cát bụi.
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dạy
[…] Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi”
Là hạt bụi đầu thai, con người “Lần mò leo mãi không qua được vết sầu” nhân thế chop đến tận khi chết đi. Trong cuộc đời hư vô, con người là vô ngã. Mỗi kiếp nhân sinh thực chất là một kiếp khách trọ:
“Con chim ở trọ cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”
Ở trọ cuộc đời nên cũng ở trọ cả tình yêu:
“Mây kia ở trọ từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần”
Có thể nói, quan niệm “sống gửi thác về” của đạo Phật đã thấm sâu vào tư tưởng của ông. Tạo nên cảm thức về sự hư vô phủ kín lên các tác phẩm. Kiếp người ở trọ nên tất cả đều tạm bợ và hư ảo, mong manh. Sự sống mong manh. Tình yêu mong manh. Hạnh phúc cũng mong manh. Mong manh như chính những cơn say:
“Đường nào dìu tôi đi đến những cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra. Ồ! Nắng lên rồi”
Con người nổi nênh trong thân phận và tình yêu, cuối cùng cũng nhận ra cái vòng tiều tụy của cuộc đời để mà thản nhiên trước nó, để có thể thấy mộ mình mà “lòng không buồn mấy”. Cái chết là quy luật:
“Không hẹn mà đến
Không chờ mà đi
Bốn mùa thay lá, thay hoa, thay mãi đời ta”
Cái chết nối tiếp sự sống và làm nên sự sống. Nhạc phẩm Trịnh Công Sơn nói nhiều về cái chết nhưng vì tác giả đặt cái chết vào quy luật vô thường nên nó không còn ghê gớm và đáng sợ nữa. Ngược lại, cái chết, giống như niềm tuyệt vọng, nếu đi đến tận cùng của nó thì nó cũng đẹp như một bông hoa vậy. Vậy thì tại sao con người lại phải sợ chết?
“Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong môt ngày buồn
Đất ôm anh đưa anh về cội nguồn”
Mỗi khúc hát Trịnh Công Sơn là một lời kinh nhỏ. Lời kinh tụng niệm cho sự trở về của một đời vất vả:
“Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây…”
3. Giao lộ thứ ba giữa tư tưởng Phật giáo và âm nhạc Trịnh Công Sơn là thái độ khoan dung, tinh thần nhân đạo bao la phủ kín mọi kiếp người
Phật giáo là tôn giáo duy nhất trong suốt hơn 2000 năm tồn tại của mình không hề xảy ra một xung đột nào trong nội bộ cũng như xung đột với các tôn giáo khác. Nhà Phật phủ nhận chiến tranh, dù phi nghĩa hay chính nghĩa thì nó đều gây ra những đau thương cho những kiếp người vô tội.
Phật tử Trịnh Công Sơn cũng giữ cái nhìn như trên đối với chiến tranh Việt Nam. Nhạc phản chiến của ông mang một màu sắc rất khác so với nhạc phản chiến đương thời. Bởi ông ca ngợi bên nào trong hai bên tham chiến. Trong lời tựa tập “Kinh Việt Nam”, ông viết: “Có một điều gì không thật trong suốt hai mươi năm nay. Đã hai mươi năm nay anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn”. Mọi người trên khắp địa cầu đều là anh em. Và làm gì có cuộc chiến nào giữa những người anh em mà lại là chính nghĩa? Cái chết nào cũng thương tâm, kể cả là cái chết của những người phía bên kia chiến tuyến:
“Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây”
Ngay cả chiến thắng cũng không để lại niềm vui, bởi:
“Đêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
[…] Đêm nay hòa bình không vui cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại”
Tác giả luôn mong chờ một “Mùa phục hồi” sẽ đến trên quê hương mình, đến với những con người đang điêu linh trên một đất nước điêu linh:
“Tương lai là một ngày thật mới
Xin nối những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng
[…] Và xin cho đứng gần một đời sống không mang hận thù”
Không đồng nhất với giáo lí của đạo Phật, nhưng rõ ràng tinh thần Phật học đã thấm nhuần vào từng ca khúc của Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ như một phật tử đi lại trong cõi đời bụi bặm để giác ngộ chúng sinh. Giúp họ nhận ra cái vô ngã của con người và cái hư vô của cuộc đời. Giúp họ bình thản suy ngẫm về sự sống và cái chết. Giúp họ sống biết yêu thương và tin tưởng, sống từ bi…

Tuy nhiên, cũng không nên hiểu rằng nhạc của Trịnh Công Sơn xui người ta rời bỏ cõi đời. Nhà Phật không mong có nhiều phật tử xuống tóc đi tu. Và thấm lời Phật dạy, Trịnh Công Sơn đã tu chính ngay giữa cõi đời:
“Không xa đời và cũng không xa loài người
Không xa ngậm ngùi và cũng không xa nụ cười
Đời cho ta thế hãy cứ cất bước đi với người”
Cõi cuộc đời là hư không nhưng người nhạc sĩ này luôn sống với đời bằng một tình cảm gắn bó:
“Quê hương là nỗi nhớ
Đời nhẹ như là thu
Yêu càng yêu quê nhà
Yêu những đời bão tố
Nhọc nhằn trong nắng mưa”
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn là âm nhạc của sự giải thoát nhưng cũng đồng thời là âm nhạc của sự gắn bó. Có lẽ vì thế mà nó là âm nhạc của sự vĩnh hằng. Người viết xin mượn lời của ca sĩ Khánh Ly để kết thúc bài viết này: “[…] từ ông (Trịnh Công Sơn) tôi đã thành danh và quan trọng hơn là từ ông tôi đã thành nhân.”


Được sửa bởi Cát Bụi ngày Sun Apr 03, 2011 12:44 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 34
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN   YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN EmptySun Apr 03, 2011 10:09 am

Xin chân thành cảm ơn anh Cát Bụi, cảm ơn anh Trần Thanh Bắc. Trịnh Công Sơn đã ra đi nhưng ông và nhạc của ông mãi sẽ trường tồn cùng thời gian. Có thể thời gian sẽ làm phôi pha đi tất cả nhưng Trịnh Công Sơn, nhạc của ông sẽ là niềm đam mê bất tận của tôi và những người yếu nhạc Trịnh. Cũng như thế, anh em mãi là nguồn nước ngọt nuôi dưỡng cho tâm hồn của tôi.

Xin cảm ơn!
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.
» Tổ Quốc Trong Lòng Ta.
» những lế hội trong tháng 8 âl
» NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN
» CÁC DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến