VĂN HOÁ VIỆT NAM
Trong điều kiện hiện nay, văn hoá và con người đang được các quốc gia trên thế giới coi là nguồn nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Ở Việt Nam, văn hoá và con người được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng, cần phải thấy rằng, bên cạnh những điểm mạnh, tích cực, văn hoá và con người Việt Nam hiện vẫn còn một số yếu kém cần được nhận diện, phân tích và khắc phục. Có như vậy, văn hoá mới thực sự phát triển vai trò nền tảng của nội lực, con người mới thực sự là nhân tố quyết định của nội lực. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay của chúng ta là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN trong đó, xây dựng con người Việt Nam XHCN là vấn đề trung tâm.
Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, văn hoá luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội, con người tồn tại, trưởng thành và phát triển nhờ văn hoá của mình. Nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh và lao động sản xuất để tồn tại, phát triển của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể nói, văn hoá và con người Việt Nam là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử trải đài hàng ngàn năm của dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hoá và con người Việt Nam được phát huy, tạo nên sức mạnh nhấn chìm bọn đế quốc xâm lược, giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, những nhân tố đó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh".
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá VIII), Đảng ta đã có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về những thành tựu, những yếu kém của văn hoá và con người Việt Nam trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực hoạt động. Tiếp nối những đánh giá đó, tiếng nói của công luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, như các báo chí xuất bản hàng ngày, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh của trung ương và các địa phương đã thường xuyên có những bổ sung góp phần phản ánh ngày càng đầy đủ, toàn diện và kịp thời cả những mặt mạnh, ưu điểm lẫn những hạn chế, khiếm khuyết của văn hoá và con người Việt Nam hiện nay. Khái quát các nguồn tài liệu trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm mạnh của văn hoá và con người Việt Nam, đó là:
Thử nhất, trong công cuộc đổi mới đất nước, trong điều kiện mới của khu vực vào thế giới, con người Việt Nam vẫn luôn gắn bó mật thiết với những giá trị văn hoá truyền thông, với những phẩm giá của dân tộc mà điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tự lực, tự cường, đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Biểu hiện của điểm mạnh này là thái độ tích cực của mỗi công dân trước vận mệnh của Tổ quốc, trước các chuyển đổi về kinh tế, xã hội hiện nay.
Thứ hai, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện đức tính cần cù, sáng tạo trong mọi hoạt động. Đức tính này là một giá trị đặc trưng, chiếm vị trí xứng đáng trong bảng giá trị về nhân cách của con người Việt Nam. Thái độ tích cực của con người Việt Nam trong định hướng và lựa chọn giá trị này là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục, từ giáo dục truyền thống, lối sống đến giáo dục đạo đức, nhân cách con người hiện đại... nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, nét đặc trưng của đời sống tinh thần, của phẩm giá của con người Việt Nam là truyền thông cộng đồng, lòng nhân ái, nhũng tình cảm vị tha và khoan dung... vẫn được giữ vừng, phát huy trong điều kiện mới của đất nước. Những giá trị mang tính nền tảng cốt lõi ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng văn hoá Việt Nam hiện đại, tiên tiến, mang bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định rằng, đây là một thuận lợi căn bản để chúng ta thực hiện chương trình văn hoá trong toàn xã hội đối với các thế hệ con người Việt Nam hiện nay và mai sau.
Thứ tư, con người Việt Nam vẫn giữ được truyền thông hiếu học, tôn sư trọng đạo và sự hình thành, phát triển các giá trị mới của văn hoá và con người đã chứng minh sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ năm, trong công cuộc đổi mới, mô hình gia đình truyền thống đang có những biến đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, do những biến đổi của xã hội đang quá độ lên CHXH... Tuy vậy, những giá trị tinh thần, đạo lý của gia đình truyền thông vẫn được giữ vững, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống gia đình Việt Nam, vẫn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh trên đây, chúng ta cũng cần phải nhận diện một số yêu kém trong văn hoá và con người Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện ở chỗ:
Phong cách sản xuất nhỏ biểu hiện trong thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử, nếp suy nghĩ, lề thói làm ăn... của người Việt Nam vẫn đang là những cản trở không nhỏ đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét của xu hướng này là sự suy giảm về mặt đạo đức của không ít người, nhất là lớp trẻ, thậm chí của cả một số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất. Cùng với đó là sự xuất hiện các yêu tố tiêu cực khác, như chủ nghĩa cục bộ, địa phương, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển chủ nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa người với người. Những tiêu cực này đang ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta. Vấn đề đặt ra ở đây chính là vấn đề quan hệ con người trong nền kinh tế thị trường, là ý thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với những người thân trong gia đình, đối với cộng đồng và toàn xã hội. Nếu không đặt vấn đề giáo dục truyền thống, nếu không chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống... một cách đúng mức cả trong gia đình, nhà trường lẫn xã hội thì tình trạng suy thoái đạo đức chẳng những không sớm được ngăn chặn, mà còn đứng trước nguy cơ tiếp tục gia tăng.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu, những yếu kém của văn hoá và con người ở nước ta hiện nay, Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khoá VIII) của Đảng đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định rằng, đây là một văn kiện quan trọng mang tính chất cương lĩnh, đánh đấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy của Đảng về vấn đề văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta coi văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển và yếu tố quyết định nội lực là chất lượng con người. Vì vậy, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản: dân tộc, hiện đại, nhân văn là nhiệm vụ rất quan trọng trong công cuộc đổi mới. Một trong những nội dung trọng tâm của nền văn hoá ấy là xây dựng con người Việt Nam XHCN.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: "tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội". Trên cơ sở thực tiễn xây dựng văn hoá những năm qua, Đảng ta đã xác định ba lĩnh vực quan trọng, đó là đời sống văn hoá cơ sở những sản phẩm văn hoá đỉnh cao và những công trình văn hoá lớn tiêu biểu cho giai đoạn phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Về đời sống văn hoá cơ sở trước hết cần tập trung, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ, sáng tạo của nhân dân trong đời sống văn hoá. Đây là động lực lớn nhất đồng thời là nguyên nhân có tính quy định tạo nên tính bền vững, chất lượng và hiệu quả của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" hướng đến mục tiêu tạo nên môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú cho mỗi người và cả cộng đồng. Thứ hai, đa dạng hoá các phương thức tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Thứ ba, khuyến khích việc sáng tạo những sản phẩm văn hoá có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật có ảnh hưởng và tác động tích cực, sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội.
Văn hoá là của con người, chỉ có ở con người. Văn hoá, đối với một con người, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, cất cách và bản lĩnh của dân tộc. Vai trò động lực của văn hoá được thực hiện thông qua con người. Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hoá cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa văn hoá và con người, các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Trung ương lần thứ năm (khoá VIII), kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ IX (khoá IX) và văn kiện Đại hội X, đều khẳng định sứ mệnh cao quý nhất của văn hoá là góp phần trực tiếp xây dưng con người và nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
chungta.com