TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Ông Bàn Cổ

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Ông Bàn Cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Ông Bàn Cổ   Ông Bàn Cổ EmptySat Apr 26, 2008 6:02 pm


Code:
Hôm trước tôi mới chỉ đưa link. Hôm nay mới post lại toàn bộ bài viết. Mong quý vị thông cảm

Theo cổ thư Trung Hoa viết vào thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch (nghĩa là đã rất muộn, đã liên hệ nhiều với Nam Man), thời kỳ Hỗn Mang hay Hỗn Ðộn (Chaos) vũ trụ giống như một cái trứng gà. Lúc đó đất trời chưa có. Từ trái trứng này đẻ ra ông Bàn Cổ (Bangu), thường được vẽ bằng hình một người lùn hai tay cầm cái trứng hỗn mang Âm Dương. Phần nặng của trứng lắng xuống thành đất, phần nhẹ bay lên thành bầu trời. Trong suốt thời kỳ 18 ngàn năm khoảng cách giữa trời và đất tăng dần, cứ tăng 3 mét mỗi ngày và ông Bàn Cổ cũng trưởng thành theo cái đà đó nên thân thể ông luôn luôn chống giữ được trời đất không bị xẹp lép trở lại. Khi Bàn Cổ chết những phần thân thể của ông trở thành những yếu tố thiên nhiên. Tùy theo thời kỳ, tùy theo sách vở, chi tiết về sự cấu tạo vũ trụ viết thay đổi. Về đời Hán hay trước đó ít lâu thì đầu Bàn Cổ thành Ðông Sơn (Núi phía Ðông), bao tử thành Trung sơn, tay trái Nam sơn, tay phải Bắc sơn và chân Tây sơn. Sách vở khác lại cho rằng đầu cho ra núi bốn phương, mắt cho ra trời, trăng, thịt cho ra sông biển, tóc đẻ ra cây cỏ... sách vở viết vào thời khác lại cho rằng nước mắt của Bàn Cổ tạo ra sông biển, hơi thở là gió, mắt là chớp và tiếng nói là sấm... sách khác lại nói thân Bàn Cổ cho ra bốn phương chính và năm ngọn núi chính (có liên hệ gì với Ngũ Lĩnh chăng ?), máu thành sông biển, thịt là đất đai... và bọ chét trên người ông biến thành loài người...

Với truyền thuyết về trái trứng và Bàn Cổ thấy xuất hiện rất muộn trong cổ thư Trung Hoa và viết không thống nhất rất hỗn độn vá víu... như thế rõ ràng là Bàn Cổ không phải của người Trung Hoa. Quan niệm vũ trụ là một cái trứng là của Nam Man chúng ta (ăn khớp với việc bà Âu Cơ đẻ ra trứng). Chúng tôi đã chứng minh trái trứng vũ trụ này là vị tổ tối cao tối thượng của chúng ta. Ðó chính là Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông hay Thần Nang (nang là từ nôm không phải là Hán Việt, nang ruột thịt với nàng). Trung Hoa đã lấy ông tổ thần Nang này của Hừng Việt.

Ông Bàn Cổ do trứng vũ trụ đẻ ra, tức là do Mẹ Thần Trứng Vũ Trụ Thần Nông hay Thần Nang đẻ ra. Vậy Bàn Cổ cũng phải là của chúng ta. Bắt buộc.

Thật vậy Bàn Cổ của Nam Man, của Hừng Việt.

Ta có thể tìm thấy dấu tích Bàn cổ nơi Hừng Việt Nam qua nhiều địa hạt:

1. Ngữ học
Không biết người Trung Hoa cắt nghĩa từ Bangu, Bàn Cổ như thế nào nhưng chúng tôi sẽ cắt nghĩa theo Việt ngữ. Việt ngữ Bàn Cổ có Bàn cùng âm với ban là đỏ ví dụ lên ban sởi (ban đỏ), nổi ban (nổi vẩn đỏ). Trung Nam gọi chứng bệnh sốt, nổi mần đỏ ở da là ban, trong khi người Bắc gọi là lên sởi. Ban sởi là từ ghép điệp nghĩa. Sởi = ban. Sởi là sưởi (o=uo, hồng = hường), ngày nay hiểu sưởi là hơ lửa cho ấm như sưởi ấm, lò sưởi. Vậy sưởi cũng như ban, bàn liên hệ tới đỏ, tới nóng, lửa, đỏ, tới mặt trời. Bệnh sởi là bệnh nóng sốt nổi đỏ ở da.

Từ Cổ cùng Âm với Cố. Cố là tổ như ta thường nói ông cố tổ. Vậy Bàn Cổ là ông Tổ Ðỏ, ông Tổ Mặt Trời. Chúng ta thường gọi ông Bàn Cổ là ông Bành Tổ. Chúng ta đã nói trại đi, thật ra phải gọi là ông Bàng Tổ. Bàng là bàn, là ban, là đỏ như cây bàng là cây có lá trở thành đỏ thắm về mùa thu. Trịnh Công Sơn trong bài "Mùa Thu Hà Nội" có câu "Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...". Bàng tổ là ông tổ đỏ. Hiểu như thế ta thấy ngay Bàn Cổ và Bàng Tổ đều là ông Tổ Ðỏ. Người Trung Hoa gọi chúng ta là Xích Quỉ, quỉ đỏ. Vậy ông Bàn Cổ, ông Bành Tổ, ông Bàng Tổ phải là của dân Ðỏ.
Bàn Cổ, Bàng Tổ là ông tổ của họ Hồng Bàng.

2. Truyền Thuyết Nam Man Hừng Việt Việt Nam
Ở trên ta thấy ông Bàng Tổ là một người khổng lồ, lớn dần với thời gian, mỗi ngày cao thêm ba mét để chống trời. Lúc vũ trụ mới tạo lập từ cái trứng hãy còn mềm ông Bàng Tổ đã dùng thân mình làm cây cột chống trời để nóc trời không xụp xuống, xẹp lép lại. Nói một cách khác ông Bàng Tổ là một ông thần trụ trời. Bàng Tổ chính là Ông Trụ Trời trong truyện thần thoại Việt Nam:

"Thuở trời đất còn mịt mù hỗn độn, tự nhiên hiện lên một vị thần to lớn khác thường, đầu đội trời, chân đạp đất, đào đất vác đá đắp thành một cái cột to cao để chống trời lên mà phân chia ra trời đất. Trời như một cái vung úp, đất bằng như một cái mâm vuông...

Dấu vết cột chống trời ngày nay người ta cho là ở núi Thạch Môn, thuộc về tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt cũng gọi là núi Không Lộ (Ðường Lên Trời) hay Khổng Lồ hoặc là Kình Thiên Trụ (Cột Chống Trời). Dân chúng còn câu hát lưu hành nhắc nhở đến công việc của ông trụ trời vào thuở khai thiên lập địa:


Nhất ông đếm cát,
Nhì ông tát bể,
Ba ông kể sao,
Bốn ông đào sông,
Năm ông trồng cây,
Sáu ông xây rú,
Bẩy ông trụ trời
".

(Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Hóa Toàn Thư tr.66)


Bài hát này kể các vị thần làm việc lúc khai thiên lập địa không theo thứ tự sinh đẻ.

3. Thần Thoại Mán
Thần thoại Mán nói về vũ trụ tạo sinh có kể rằng khi trời đất còn mù mờ đầu tiên có hai người xuất hiện là Nhiêu vương và Bàn Cổ. Hai con mắt của Nhiêu vương sinh ra mặt trời, mặt trăng. Còn loài người do tâm của Bàn Cổ sinh ra trong đó có Bàn Vũ. Bàn Vũ sau là tổ người Mán (Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Hóa Toàn Thư tr.131).

Ở đây ta thấy người Mán, một tộc Nam Man nhận đích danh Bàn Cổ là ông tổ của mình. Người Trung Hoa gọi chúng ta là Nam Man đã bóp méo nghĩa từ man đi gắn thêm nghĩa thóa mạ là mọi rợ vào. Man của Hừng Việt có nghĩa rất cao đẹp (có bài viết riêng về Man Di). Ở đây chỉ xin nói qua loa một chút thôi. Về ngữ học Mán, Mường, Mọi... đều là man cả. Thời thái cổ chúng ta là Man, là Mán, là Mường... Theo b=m ta có bàn = màn = man. Vậy Bàn cổ = man cổ = Man tổ. Ta đã biết bàn, ban, bang là đỏ vậy man cũng hàm nghĩa là đỏ. Man là Xích quỉ! Nam man là Xích quỉ phương Nam. Như vậy ta khẳng định ông Bàn Cổ (hay Man Tổ) đích thị là thuỷ tổ của người Việt.


Được sửa bởi tieugia_mv ngày Mon Jul 06, 2009 8:43 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
nhatnguyen52
New member
New member
avatar


Tổng số bài gửi : 3
Join date : 01/07/2009

Ông Bàn Cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ông Bàn Cổ   Ông Bàn Cổ EmptyWed Jul 01, 2009 11:16 am

Tự biết mình kém cỏi nhưng vẫn mạnh dạn góp đôi điều với anh em trong diễn đàn ...nếu có gì sai thì xin lượng thứ.
Sách vở ghi là ông Bàn Cổ, nhưng Trong Hoa ngữ chử Bản Cổ chẳng có một ý nghĩa nào … không lẽ hiểu thủy tổ của Trung Hoa là ‘Cái bàn cũ’?
Bản Cổ là ký âm sai của chữ Bản Cả trong tiếng Việt, về mặt ngữ nghĩa Bản Cả tương đương với ‘Hương Cả’ trong ngôn ngữ hiện nay. Bản là đơn vị hành chánh cơ sở có gốc từ Khmer: Phum, sóc. Sóc biến âm Hoa – Việt là ‘Sách’, ‘Xá’, ‘Xã’, Phum biến thành buôn, ban ở các dân tộc thuộc ngữ hệ Khmer trên cao nguyên Việt Nam. Qua miền Thượng du Bắc Việt thì biến thành bản. Bản làng là từ ghép ta hay gặp. Bản nghĩa thông thường là ‘gốc’. Bản theo hành chánh là đơn vị cơ sở. ‘Cả’ từ Việt là thứ nhất, đứng đầu, “Bản Cả” dịch với ý nghĩa lịch sử là : “Thủy tổ của cộng đồng” .
Người Á Đông quan niệm rằng người tức là: Đầu đội trời chân đạp đất; hoàn toàn trùng khớp với chữ “homo erectus” của khoa học hiện đại tức người đứng thẳng, hay người đi bằng đôi chân, nếu ta đem định nghĩa theo khoa học áp dụng vào thủy tổ Bản Cả thì Bản Cả mới xuất hiện trên trái đất khoảng 4 hay 5 triệu năm; nhưng trong thần thoại thì thủy tổ con người xuất hiện cùng lúc với trời đất, vũ trụ.
Ông Bản Cả xuất hiện từ “Thái hoang khi trời đất còn là một khối hỗn mang, trong đó chưa có âm thanh và ánh sáng, ông lấy cái rìu bổ vào khối hỗn mang đó, lúc lưỡi rìu chạm vào khối hỗn mang chính là vụ nổ “Big bang” thế là chất nhẹ , trong bay lên thành trời; chất đục, nặng chìm (lắng) xuống thành đất … (trong thần thoại đã thấp thoáng bóng khoa học), và vũ trụ được hình thành, ông Bản Cả chính là thủy tổ loài người.” Ta thấy Sáng thế ký Trung Hoa đã vận dụng ý niệm cơ bản của Dịch Lý trong việc tạo lập vũ trụ. Vũ trụ quan chứa trong Dịch Lý là: trời đất cùng một thể gọi là khí, sau đó khí nhẹ, trong bay lên thành Hà (trời cao), chất đục nặng trầm xuống thành Lục (đất dày). Ngay từ khởi nguyên, Dịch Lý đã gắn liền với lịch sử Trung Hoa và lịch sử Việt Nam ; hiện nay chính các học gỉa Trung quốc cũng thừa nhận tích Bàn Cổ sáng thế bắt nguồn từ truyện Bàn Hồ của các dân tộc ớ phía nam trường giang ;nói như thế chẳng khác nào đã thừa nhận dịch lý không ra đời ở cái nôi Hoàng hà của Hán tộc .


nguyenquangnhat ;< http://www.quangnhat.tk
Về Đầu Trang Go down
 
Ông Bàn Cổ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến