TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 37

Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1)   Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1) EmptySun Nov 09, 2008 8:12 pm

Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1)



Dân tộc Việt Nam nổi tiếng với truyền thống yêu nước và giữ nước. Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó

Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1) SongBachDang20061194530

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Sông Bạch Đằng là một nhánh sông dài hơn 20 km, từ Do Nghi đến Phả Lễ giữa Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), nơi đã ghi dấu chiến công của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán; chiến công của Lê Hoàn chống giặc Tống; chiến công của Trần Hưng Đạo chống giặc Nguyên Mông. Trong đó, trận thắng giặc Nam Hán vào năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy là mốc son mở ra nền độc lập tự chủ của dân tộc ta.

Năm 931, Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được bọn quan quân Nam Hán là bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến ra khỏi nước ta. ông tự xưng là Tiết độ sứ đóng bản doanh ở thành Đại La.

Năm 937 Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Nền độc lập của dân tộc ta vừa mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa. Kiều Công Tiễn hoảng sợ trước sự căm phẫn của nhân dân, đã cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Nhân cơ hội đó, Nam Hán đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Vua Nam Hán là Lưu Cung đã cử con trai là thái tử Hoằng Thao thống lĩnh quân thuỷ vượt biển tiến vào nước ta. Bản thân Lưu Cung cũng tự cầm quân đóng ở Hải Môn (Quảng Đông) để sẵn sàng tiếp ứng.

Cuối năm 938, Ngô Quyền (898-944), vị tướng giỏi đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã đem binh từ châu ái (Thanh Hoá) ra diệt Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Nắm vững tình hình cũng như đường tiến quân của địch, Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự không kế gì hay hơn kế ấy cả". Các tướng đều phục kế sách ấy là chắc thắng.

Ngay sau đó, Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục. Đó là một thế trận hết sức chủ động và lợi hại, thể hiện một quyết tâm đánh thắng quân giặc của chủ tướng Ngô Quyền và quân dân ta.

Hoằng Thao thống lĩnh thuỷ binh hùng hổ kéo vào cửa sông Bạch Đằng. Lúc đó nước triều đang lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng, rồi vờ thua chạy. Tên tướng trẻ kiêu ngạo Hoằng Thao mắc mưu, thúc quân chèo thuyền hăm hở đuổi theo, vượt qua trận địa cọc ngầm của ta. Quân ta cầm cự với giặc. Đợi khi nước thuỷ triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh cho toàn quân đánh quật trở lại. Thuỷ quân giặc hốt hoảng quay đầu chạy. Ra đến gần cửa biển, thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm rất nhiều. Quân giặc phần bị giết, phần chết đuối, phần còn lại phải đầu hàng hoặc bị quân ta bắt sống. Toàn bộ đạo quân thuỷ xâm lược của Nam Hán, kể cả Hoằng Thao đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Vua Nam Hán đang điều quân sang tiếp viện cho con, nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Thao chết trận, quân lính bị tiêu diệt gần hết, hắn kinh hoàng, khủng khiếp đành "thương khóc thu nhặt quân còn sót lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Mưu đồ xâm lược của vua tôi nhà Nam Hán đã bị Bạch Đằng Giang nổi sóng cuốn chìm.

Hai tiếng Bạch Đằng đã đi vào lịch sử. Trong tâm thức nghìn năm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, đúng như lời ngợi ca của Phạm Sư Mạnh:

Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật,
Giang san vương khí Bạch Đằng thâu.


Tạm dịch:

(Kỳ quan của Vũ trụ là Mặt trời lên tại hang Dương Cốc,
Khí thiêng của núi sông đọng lại ở chốn Bạch Đằng).


Trận Như Nguyệt (1-3/1077)

Sau thất bại cuối thế kỷ thứ 10, nhà Tống lại cố lao vào chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Vì vậy, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân sang các châu Ung - Khâm - Liêm phá tan âm mưu của địch, rồi rút về nước chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công mới của chúng.

Lý Thường Kiệt đã phán đoán và đánh giá đúng cuộc tiến công của địch. Kế hoạch đối phó của ông là: đánh bại cánh quân đường thuỷ, không cho chúng hợp quân với đường bộ; bố trí lực lượng các đội thổ binh của Phò mã Thân Cảnh Phúc và lực lượng dân binh đánh chặn địch từng bước trên các cửa ải ở biên giới, và xây dựng chiến tuyến nam sông Như Nguyệt (sông Cầu) để phòng ngự, nhằm chặn đứng cuộc tiến công của quân Tống. Tại đây, quân ta đă thiết kế lại tuyến phòng ngự dài 80 km, xác định các khu phòng ngự then chốt, bố trí binh lực thành các lực lượng "trú chiến'' (phòng ngự tại chỗ) và "thác chiến'' (tiến công cơ động, làm nhiệm vụ phản kích, phản công).

Đúng như ta dự đoán, ngày 8-l-l077 quân xâm lược Tống tiến vào nước ta theo hai ngả ở biên giới phía Bắc và một ngả theo đường biển Đông Bắc. ở phía Bắc, quân địch đã bị các lực lượng thổ binh ta chặn đánh, vừa tiêu hao vừa làm trì hoãn bước tiến của chúng. Địch phải tiến quân vất vả, nhất là trước các cửa ải Quyết Lý, Chi Lăng, và đến 18/l mới đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, đóng thành hai cụm quân: cụm Quách Quỳ và cụm Triệu Tiết. Trong khi đó ở vùng biển Đông Bắc, quân thuỷ của ta do Lý Kế Nguyên chỉ huy đã đánh bật về phía sau đạo quân thuỷ của Dương Tùng Tiên, loại hẳn lực lượng này ra ngoài vùng chiến.

Sau khi tập trung lực lượng tiến hành trinh sát, một đêm đầu tháng 2 Quách Quỳ bắc cầu phao, tung kỵ binh vượt sông đánh vào trận địa ta. Chúng đột phá qua dải phòng ngự tiến về phía Thăng Long, nhưng lập tức bị chặn lại khi cách Thăng Long khoảng 8 km. Đồng thời ta tung kỵ binh đột kích cạnh sườn, địch bị rối loạn đội hình, một phần lớn bị tiêu diệt, phần còn lại vội vã tháo chạy về phía Bắc. Đợt tiến công của địch bị đẩy lùi.

Sau đó, Quách Quỳ định mở đợt tấn công thứ hai. Nhưng vì phương tiện thiếu, lại chỉ có thể vượt sông trên hai thuỷ đoạn hẹp (bến Thị Cầu và bến Như Nguyệt) nên cuộc tiến công thứ hai của chúng bị thất bại. Địch buộc phải chuyển vào phòng ngự lâm thời chờ cơ hội. Chúng bố trí thành hai tập đoàn: Quách Quỳ ở Bắc Thị Cầu và Triệu Tiết ở Bắc Như Nguyệt.

Nắm cơ hội địch đã bị tiêu hao, mệt mỏi, cạn đường tiếp tế qua hai tháng chiến đấu, Lý Thường Kiệt quyết định tung ra đòn phản công mạnh, nhằm kết thúc chiến tranh.

Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Trong khi cụm quân này đang mải đối phó, Lý Thường Kiệt nắm đại quân vượt sông đánh thẳng vào cụm quân Triệu Tiết. Địch bị bất ngờ, bị ta chia cắt thành từng mảng và tiêu diệt. Thừa thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30 km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó trên hai hướng, và cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân của Thân Cảnh Phúc chặn ở Chi Lǎng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo. Địch bị tiêu diệt đại bộ phận và buộc phải rút hết quân về nước.

Những phát triển của nghệ thuật quân sự.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng ngự chiến lược đề phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triền của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đă chủ động phòng ngự, phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết hợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi mệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch, trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân đội nhà Lý. ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc rút về nước.

Theo:Tạp chí Quê Hương
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuộc Đấu Tranh Giữa Hai Phe Chủ Chiến Và Chủ Hoà Trong Kháng Chiến Chống Pháp(1858 – 1888)
» Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 2)
» Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 3)
» Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 4)
» Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 5)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Lịch sử nước nhà-
Chuyển đến