QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN VĂN HOÁ
Các nước lớn văn hóa xếp theo thứ tự là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Italy, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hy Lạp và Hàn Quốc (cũng theo phiếu bầu chọn, 8 nước sau được xếp thứ tự từ 13 đến 20, đó là Ai Cập, Thái Lan, Mexico, Brazil, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Iran.
Các biểu tượng văn hóa có diện bao phủ tương đối rộng, liên quan đến nhiều mặt, từ kinh tế đến thể dục thể thao, âm nhạc, ẩm thực, kiến trúc, lịch sử, chính trị… Ví dụ như đại biểu cho biểu tượng văn hóa Mỹ là phố Wall, Coca Cola, NBA, tượng Nữ thần Tự do, Disney...; đại biểu cho biểu tượng văn hóa Anh là tiếng Anh, Cung điện Burkingham, Trường Đại học Newton, phong độ Gentleman…; đại biểu cho biểu tượng văn hóa Italy là Đế chế La Mã, Giáo hoàng La mã, Văn nghệ Phục hưng, Pizza…; đại biểu cho biểu tượng văn hóa Trung Quốc là chữ Hán, Cố cung Bắc Kinh, Trường Thành, Vườn rừng Tô Châu, Khổng Tử, Đạo giáo, binh pháp Tôn Tử, tượng binh mã bằng đất nung, Mô Cao Quật (còn gọi là động Ngàn Phật tại Đôn Hoàng-Thiểm Tây), triều đại nhà Đường, tơ lụa, đồ sứ, Kinh kịch, Thiếu Lâm tự, Công phu, Tây Du ký, Thiên Đàn, Chủ tịch Mao Trạch Đông, châm cứu và ẩm thực.
Các nhà văn hóa Trung Quốc cho rằng việc bầu chọn 20 hình tượng văn hóa của Trung Quốc, mặc dù có những đạo lý nhất định, nhưng về chỉnh thể mà nói, nhiều cái chưa xác đáng, dân chúng phương Tây hiểu văn hóa Trung Quốc còn có hạn, vì chủ yếu mới chỉ qua điện ảnh và sách báo. Ví dụ, Tây Du ký là thần thoại, Huyền Trang mới là hình tượng văn hóa, hoặc nói “tơ lụa” là chưa đủ, mà phải nói “con đường tơ lụa”…
Điều mà người viết bài này muốn nói là dù một số nhà văn hóa Trung Quốc cho rằng dân chúng phương Tây còn nhiều cái chưa hiểu đúng văn hóa của họ, nhưng dù sao họ cũng đã xếp Trung Quốc đứng thứ nhì, và các nước châu Á khác, như Nhật Bản, đứng thứ 5, Ấn Độ đứng thứ 10, Hàn Quốc đứng thứ 12, và gần ta hơn là Thái Lan cũng được xếp thứ 14 (trong số 20 nước). Một câu hỏi, tuy không muốn, nhưng cũng phải đặt ra: Việt Nam ta với mấy ngàn năm văn hiến sao chẳng thấy đâu? Và trong 20 biểu tượng văn hóa của Trung Quốc, có Kinh kịch, vậy bao giờ người phương Tây mới có thể coi Nhã nhạc cung đình Huế như một biểu tượng văn hóa Việt?
Xem ra còn nhiều việc phải làm lắm! Xin đừng vội mẹ hát con khen hay, hãy xắn tay áo lên mà tuyên truyền, giới thiệu… Và xin đừng nôn nóng, vì quảng bá văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia không thể một sớm một chiều.