Sơn La là tỉnh biên giới phía tây bắc Việt Nam.
Vị trí
Sơn La phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km.
Địa hình
Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới.
Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m).
Về địa hình Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm.
Khí hậu
Khí hậu đặc trưng cận ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Các đơn vị hành chính
Sơn La có một thị xã Sơn La và 10 huyện:
Quỳnh Nhai
Mường La
Thuận Châu
Phù Yên
Bắc Yên
Mai Sơn
Sông Mã
Yên Châu
Mộc Châu
Sốp Cộp
Lịch sử
Phần lớn tỉnh Sơn la ngày nay (gồm TX Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa
24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh.
9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thị xã Sơn La.
Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc
1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên
Chính trị và hành chính Bí thư tỉnh ủy Thào Xuân Sùng
Chủ tịch HĐND Thào Xuân Sùng
Chủ tịch UBND Hoàng Chí Thức
Địa lý
Tỉnh lỵ Thị xã Sơn La
Miền Tây Bắc
Diện tích 14.055 km²
Các thị xã / huyện 1 thị xã và 10 huyện
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ 972.800 người
69 người/km²
Dân tộc Việt, Thái, H'Mông, Mường, Dao
Mã điện thoại 22
Mã bưu chính: 27
ISO 3166-2 VN-05
Website
http://www.sonla.gov.vn Bảng số xe: 26
Nguồn:
www.wikipedia.org