TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Cao Bá Quát (tiếp)

Go down 
Tác giảThông điệp
sontung
Member 2
Member 2
sontung


Tổng số bài gửi : 27
Join date : 29/04/2008
Age : 34
Đến từ : K33G-Việt Nam học-ĐHSP Hà Nội 2

Cao Bá Quát (tiếp) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cao Bá Quát (tiếp)   Cao Bá Quát (tiếp) EmptyFri Jun 05, 2009 9:49 am

Dưới triều Nguyễn, do bị áp bức bóc lột quá đáng, nhân dân ở miền xuôi cũng như miền núi, luôn luôn phải nổi dậy đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra không bao giờ tắt. Nhà vua phải tổ chức những cuộc đánh đẹp. Tráng đinh bị bắt vào lính, đẩy vào những nơi lam sơn chướng khí. Nhân dân khởi nghĩa bị chém giết một cách tàn khốc. Trong lúc đó thì bọn con buôn lại nhân dịp đầu cơ phè phỡn.

Có những buổi chiều tối gió lạnh, ông còn xoã tóc đứng mãi trên cầu Trấn Vũ, nghĩ lại thủa còn trẻ, mắt đã thấy bao cảnh thương tâm mà nhìn vào cuộc đời vẫn thấy bế tắc như nhìn vào tấm bia không chữ. Chơi núi Tam Tào, nhìn vào đền thờ của Trần Hưng Đạo và nơi ẩn dật của Chu Văn An, ông tiếc những anh hùng xưa không còn nữa để cứu nước.

Có lúc suốt đêm ông ngồi một mình suy nghĩ về đời sống của nhân dân và trách nhiệm của mình. "Non sông thì thế còn minh thì sao đây".

Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình.

Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế!

Có hôm ngồi đọc Kinh Thi mà suốt đêm trằn trọc. Ở đời những kẻ bất tàithì được sử dụng, còn người giỏi thì bỏ đi, không khác gì những cây bồ kết kia thì tốt um mà cây lan thì đơn độc không ai biết đến. Tấm lòng u uất ấy, vầng sao lấp lánh trên trời kia như muốn thông cảm với ông cũng suốt đêm chẳng ngủ:

Mặt trời lặn, các tiếng động đều im bặt.

Trời cao đêm mờ mờ.

Dưới có người không ngủ.

Trên có vì sao muốn rơi.

Tình cảnh của đất nước, của nhân dân, của bản thân như thế cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động mới. Tư tưởng muốn thay đổi cái triều đại này đã dần rõ nét ở ông.

Sau bốn năm bị thải về, ông lại nhận được chiếu chỉ triệu vào kinh (1847) và làm việc ở Viện Hàn lâm.

Trong cái không khí thi đua nhau làm thơ của triều đình Tự Đức. Cao cũng có thơ chơi, cũng ca vịnh những bài vụn vặt hàng ngày nhưng nội dung tư tưởng thì khác hẳn bọn họ. Ông ca ngợi tính trong sạch của bông hoa sen, tính chung thủy của con chim câu.

Vịnh con sáo, ông mỉa mai:

Chỉ vì muốn nói được tiếng người.

Mà đến nỗi cụt mất cả đầu lưỡi!

Thái độ cương trực không luồn cúi của ông khiến cho vua quan triều Nguyễn không thể nào ưa ông được. Cuối cùng họ đã đày ông đi xa, cho ông làm chức giáo thụ phủ Quốc Oai.

Công việc mới là làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai, ông thường tỏ ra mỉa mai và khinh ghét đối với chế độ nhà Nguyễn. Người ta thường nói tới thái độ ấy của ông qua câu đối dán nơi dạy học:

Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái,

Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Thời kỳ này, Cao Bá Quát lại một lần nữa, hằng ngày tiếp xúc với đời sống đói khổ của nhân dân, suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, đồng tình với những cuộc khởi nghĩa đã từ lâu không ngớt bùng lên ở các nơi. Quyết tâm đánh đổ triều đình nhà Nguyễn để đem lại một đời sống ấm no cho nhân dân ngày càng trở thành dứt khoát đối với ông.

Giữa năm 1853 (Tự Đức năm thứ 7), ông xin thôi dạy học, lấy cớ về nuôi mẹ già. Năm ấy miền Bắc, vào tháng 6, tháng 7, châu chấu bay mù trời. Lúa má bị chúng cắn sạch. Nạn đói hoành hành, mọi người ca thán.

Cao Bá Quát đứng lên tụ tập nhân dân, bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cao đã bị một số phần tử phản bội đi tố giác. Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Thiết tìm mọi cách bắt cho được Cao.

Cao liên hệ mật thiết với những thổ mục người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Chấn, mở rộng lực lượng tiến đánh những vùng Hà Nội và Sơn Tây. Dựa vào tinh thần của nhân dân oán ghét triều Nguyễn và còn tưởng nhớ tới nhà Lê, Cao suy tôn một người thuộc dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Cự là minh chủ, tự mình lãnh chức quốc sư, dẫn quân đến đánh phủ Ứng Hòa và huyện Thanh Oai. Tháng 12 năm ấy, hai cánh quân của Cao bị thua ở làng Đồng Dương (huyện Thanh Oai, Hà Tây) và ở làng Quyền Sơn (huyện Kim Bảng, Nam Hà). Nhiều tướng của Cao đã bị bắt, như Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Văn Nho, Lê Văn Tường.

Dù thất bại Cao Bá Quát và nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, lại tiến đánh phủ Quốc Oai, sau rút về vùng Vĩnh Tường, đốt cháy thành Tam Dương. Sau đó, Cao Bá Quát rút lui về Mỹ Lương cùng với Bạch Công Chấn chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng.

Tự Đức phái thêm 500 lính từ Thanh Hóa đến đóng tại Sơn Tây và treo giải thưởng 300 lạng bạc cho người nào giết chết được Cao. Quân nhà Nguyễn do lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận và quân khởi nghĩa do chính Cao Bá Quát chỉ huy đã giao chiến tại vùng Yên Đơn (thuộc phủ Quốc Oai). Trong lúc giao tranh, Cao Bá Quát đã bị tên Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Ông đã hy sinh anh dũng ở tuổi 45 trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân. Quân của Cao tan vỡ, 100 người bị chết và 80 người bị bắt sống. Tự Đức hạ lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các tỉnh ở Bắc Hà rồi bổ ra ném xuống sông.

Thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá Quát gây một tiếng vang ở khắp nơi và trong nhiều năm người ta còn xúc động khi nhắc tới Cao Bá Quát. Nhân dân thương tiếc và yêu quý ông, một người có tài năng lỗi lạc có phẩm chất cao quý, yêu nước, thương dân, nhưng bị chế độ phong kiến vùi dập và hủy hoại.
Về Đầu Trang Go down
 
Cao Bá Quát (tiếp)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Việt Nam nhân kiệt-
Chuyển đến