TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chùa Tây Phương

Go down 
Tác giảThông điệp
sontung
Member 2
Member 2
sontung


Tổng số bài gửi : 27
Join date : 29/04/2008
Age : 34
Đến từ : K33G-Việt Nam học-ĐHSP Hà Nội 2

Chùa Tây Phương Empty
Bài gửiTiêu đề: Chùa Tây Phương   Chùa Tây Phương EmptyMon Jun 08, 2009 2:42 pm

Chùa Tây Phương Cvn-chua-tayphuong-3

Chùa Tây Phương dựng trên đỉnh núi Tây Phương thuộc xóm Tây Phương của thôn Yên xã Thạch Xá huyện Thạch Thất ( tỉnh Hà Tây cũ). Nhiều tư liệu thư tịch và truyền truyền thuyết cho hay núi Tây Phương còn gọi là núi Câu Lậu. Sách xưa Việt sử thông giám cương mục và thơ Phan Huy Iích gọi tên chùa theo tên núi là Chùa Tây Phương. Cổng chùa và một bức hoành trong chùa đều ghi rõ Tây Phương Cổ Tự. Nhưng tất cả bia và chuông hiện còn đều ghi tên chùa là Sùng Phúc ở trên núi Tây. Phương. Trong khu vực núi Tây Phương xưa nay có 3 chùa : Quan Âm ở chân núi, Am Thanh ở lưng chừng và Sùng Phúc ở trên đỉnh. Sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (NXB KHXH, năm 1993) trang 230 giới thiệu tóm tắt 2 văn bản bia chùa Quảng Phúc và chuông chùa Sùng Phúc ở cùng một địa phương và cho biết đều là những tên của chùa Tây Phương. Tấm bia mang tên "Quảng Phúc tự hưng công tu tạo thạch bi" ở tình trạng "bia vỡ", "chữ mờ" vì thế có lẽ chữ Quảng chính là chữ Sùng, dựng năm 1639.

Trong bài thơ Qúa Tây Phương Sơn tự ( Thăm chùa núi Tây Phương) làm năm 1788, Phan Huy ích viết ở câu 3 : "Cát lệnh dư sa đôi xích nhưỡng" đã tả cảnh núi: Đan sa còn dư của quan lệnh họ Cát chất thành đống đất đỏ. Và ông ghi chú : "Núi Tây Phương xưa có tên là núi Câu Lậu. Sách sử chép rằng : Đời Tấn có Cát Hồng thích việc luyện đan, biết núi Câu Lậu có đan sa bèn xin làm chức lệnh Giao Chỉ, tức là vùng đất này" . Đá núi xám đỏ nay vẫn còn, song không có dấu tích gì của việc luyện đan ở đây.

Trong sách Sơn Tây địa chí (1939), Phạm Xuân Độ dẫn lời tâu của Cao Biền với vua Đường ghi trong truyện Kiều Cao Vương: " Tại cấp giữa núi Câu Lậu có huyệt đế vương, thần đã làm chùa để yểm". Trần Trọng Kim trong sách Phật lục cũng dẫn truyền thuyết trên, song nghi ngờ ngay: " Kể thực ra, thì không có di tích gì làm bằng chứng cả".

Một số sách báo viết về chùa Tây Phương cho rằng được xây dựng vào thời Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế kỷ XVII vào những năm 30 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối TK XVI sang đầu TK XVlI.

Ngoài sân vườn, cạnh gốc cây sung có tấm bia Tây Phương sơn Sùng Phúc tự bị mờ gần hết nhưng còn vài dòng in rập cẩn thận có thể đọc được những thông tin rất quý: "Đại Việt quốc Sơn Tây trấn Quốc Oai phủ...Ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thân trùng tu chùa Sùng Phúc núi Tây Phương, dựng Thượng điện 3 gian, Hậu đường và hành lang 22 gian... Ngày 2 tháng 2 năm Âất Hợi đặt hội an tượng, khai quang điểm nhỡn... Nguyên soái tổng quốc chính sư phụ Thanh Vương..." Thanh Vương là niên hiệu của chúa Trịnh Tráng (1623-1657), như vậy năm Nhâm Thân sửa chùa là 1632 và năm Âất Hợi an tượng là 1635, phù hợp với hoa văn trang trí thuộc phong cách nửa đầu TK XVII. Quy mô chùa có Thượng điện ở giữa, Hậu đường phía sau, Hành lang dài ở hai bên, và tất nhiên phía trước phải có Tiền đường, hăớn đã được xây dựng theo kiểu "nội Công ngoại Quốc" giống như nhiều chùa cùng thời.

Tấm bia Quảng Phúc tự hưng công tu tạo thạch bi (được đề cập ở phần trên) cho biết năm Kỷ Mão - 1639, chùa Tây Phương được vị sư trụ trì cùng các hội chủ (như công chúa Trịnh Thị Ngọc Thể và chính phi Trịnh Thị Ngọc Tài... ) góp tiền tô tượng và sửa chùa. Có thể coi đây là đợt tu sửa bổ sung hay kéo dài của lần trùng tu chùa năm 1632 và an tượng chùa năm 1635. Pho tượng Quan Âm Nam Hải 12 tay (tượng mới bị mất và đã làm lại, bệ cũ vẫn còn) với lối chạm trau chuốt, khối hình duyên dáng, các nếp áo cân đối, các hoa văn trang trí mềm mại, khuôn mặt phúc hậu... được các chuyên gia xếp vào nửa đầu TK XVll, có lẽ thuộc đợt an tượng năm 1635.

Theo tấm bia Thập phương tín thí thạch bi dựng năm Canh Ngọ niên hiệu Chính Hoà II (1690) thi lúc này chùa Tây Phương được chúa Trịnh Căn cho tu sửa lớn, làm Tam quan, ngoài kinh phí của triều đình còn huy động sự đóng góp của nhân dân từ nhiều vùng xa gần, trong đó có những người ở tận Tiên Du và Từ Sơn thuộc xứ Bắc (Bắc Ninh). Nhưng ngày nay chưa tìm được dấu tích của đợt tu sửa này.

Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) đã cho tu sửa quy mô nhiều chùa, trong đó có chùa Tây Phương được bắt đầu từ 1735, kéo dài đến 1740 Trịnh Doanh lên ngôi chúa cũng là lúc khởi nghĩa nông dân rầm rộ mà sử cũ gọi là "Đại loạn năm Canh Thân", đã cho ngừng lại. Phan Huy ích nhiêu lần đề cập đến đợt tu sửa này. Trong bài thơ Quá Tây Phương sơn tự (Qua chùa núi Tây Phương) làm năm 1788, ông viết ở lời chú "Còn tượng Phật chùa chiền dựng trên đỉnh núi, là vào khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu (1735 - 1740), Thuận Vương (Trịnh Giang) có uỷ cho viên Trung sứ đến xây". Thậm chí mãi đến năm 1809 khi làm bài thơ Thu đăng Tây Phương sơn tự ký kiến (Mùa thu trèo lên chùa núi Tây Phường ghi lại những cảnh nhìn thấy) cũng ghi lại trong lời chú rằng chúa Trịnh Giang từng sai sửa chùa và tạc "mười pho tượng cực kỳ khéo léo". Ngay cả năm 1798 viết bài văn dài Sùng Phúc tự chung để khắc lên quả chuông đúc sau khi dựng chùa 2 năm, ông khăớng định ngay ở đoạn mở đầu : "Trước đây dưới triều vua Lê niên hiệu Vĩnh Hựu, vua sai trung sứ xây dựng lại thiền viện to lớn, điêu khắc tượng pháp, chế tác pháp âm tiếng kêu vang bên tai". Những sử liệu trên rất thống nhất khăớng định đợt tu sử lớn từ 1735 đến 1740. Nhưng đoạn sau bài văn chuông, Phan Huy Iích cho biết tiếp: "Kịp khi vật đổi sao dời, vạn vật biến đổi, cảnh chùa u tịch, chuông đồng chăớng còn, mà chùa ngày thêm đổ nát... Mùa đông năm Mậu Thân (1788) tôi đến nơi đây, nhìn bóng tùng xưa mà lòng bồi hồi nhớ lại cảnh cũ!" Như vậy cho đến cuối đời Lê - Trịnh, chùa Tây Phương đã đổ nát, may chăng còn được ít tượng.

Hiện tại trong chùa có bộ tượng Tam Thế và pho A Di Đà ngồi trên toà sen được gọt tỉa cầu kỳ, họa tiết trên áo và nhất là cái tán phía sau các pho tượng Tam Thế được chạm khắc lộng lẫy, toàn thể cân đối nhưng công thức nên nghiêm trang đến lạnh lùng, sự mượt mà do tỉa tót công phu nên khô cứng... Nhưng tính chất tạo tượng này hoàn toàn phù hợp phong cách nghệ thuật đầu TK XVIII, có thể nằm trong số "mười pho tượng cực kỳ khéo léo" tạc trong đời Vĩnh Hựu.

Sau phần nói về quá khứ, Phan Huy Iích trong bài văn chuông trở về hiện tại: "Nay may gặp lúc thịnh thời, Phật giáo hưng thịnh, thiện nam tín nữ trong ấp quyên góp tiền của công sức, hưng công tu tạo và đúc quả chuông lớn nặng chừng 200 cân. Tiếng chuông lại ngân vang như xưa. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi thường đến đây thăm thú". Chính ông là hội chủ đứng ra hưng công đúc chuông, năm 1796 đã cúng 10 quan tiền cổ, năm 1798 lại nhận lời các vị kỳ lão trong thôn viết bài minh văn chuông.

Cùng với nguồn sử liệu trên, xà nóc của toà chùa trong còn ghi năm xây dựng là "Giáp Dần niên quý đông cát nhật tạo" và năm sửa chữa: "Bính Tuất niên mạnh xuân cát nhật tu lý".

Năm Giáp Dần ở đây gắn với năm Mậu Ngọ - 1798 viết minh văn chuông, hăớn là năm 1794, đã dựng lại chùa theo đúng kiểu chùa Kim Liên (Hà Nội) dựng năm 1792 được ghi rõ bằng can chi trên xà nóc là Nhâm Tý và bằng niên hiệu vua Quang Trung 5 trên bia đá. Lần làm lại chùa ở thời Tây Sơn này đến nay vẫn còn hầu như nguyên vẹn. Một số sửa chữa ở thời Nguyễn vào năm Bính Tuất mà các cụ già ở địa phương còn nhớ "thuộc đời vua Tự Đức", có thể ứng với năm 1886(), nhưng sửa nhỏ không ảnh hưởng đến kết cấu và trang trí kiến trúc thời Tây Sơn. Lần làm lại chùa cuối thế kỷ XVIII đã làm thêm rất nhiều tượng gỗ mà nay vẫn còn: các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị Tổ kế đăng, các vị Kim Cương... có phong cách khắc hăớn tượng các thời khác.

Trước đây một số tài liệu dựa vào lời kể của người già địa phương cho rằng đời Tự Đức tạc thêm một số tượng. Nhưng những tượng này lại được nói rõ xuất xứ muộn hơn một chút trong tấm bia Nam Mô A Di Đà Phật dựng năm Khải Định 9 (1924) ở lòng tháp Phương Viên: Nhà sư Thanh Ngọc đến chùa Sùng Phúc trụ trì từ năm Thành Thái 5 (1893), đã cùng các "thân hào kỳ lí trong xã hội họp nhất trí tu tạo và sửa sang 3 toà tự vũ, nhiều lần chấn chỉnh, đồng thời tạc tượng Quan Âm trăm tay, cùng tượng Thiện Tài và Long Nữ. Cũng trong thời gian này còn tô lại Bát bộ Kim Cương và Thập bát La Hán vàng son lộng lẫy, lại dựng một toà thờ Tổ, một pho tượng truyền thần... Ngày 1 tháng 9 năm Canh Thân (1920) làm lễ trà tì ghi trong Phật lục để lưu truyền dài lâu. "Như vậy các tượng Kim Cương và Tổ kế đăng (mà ở đây gọi là La Hán) đã có từ thời Tây Sơn, giờ được sơn thếp lại, còn tượng Quan Âm trăm tay cùng hai tượng Thiện Tài và Long Nữ mới được tạc khoảng năm 1920. Cũng cần kể thêm một số tượng nữa như bộ Thập điện Diêm Vương, Phạm Thiên, Đế Thích, Quan Âm tống tử, Sơn thần và quan hầu cận... đều thuộc phong cách nghệ thuật thời Nguyễn muộn cuối thế kỷ XIX có thể thuộc đời Tự Đức (?).

Trên xà nóc của toà chùa ngoài còn ghi hai niên đại sửa chùa: "Canh Tý niên trọng thu cát nhật tu lý - Việt Nam dân chủ cộng hoà thập tứ niên mạnh xuân trùng tu: Lần sửa sau rõ ràng là năm 1958 thì lần sửa trước vào năm Canh Tý hăớn là gắn với nhà sư Thanh Ngọc ứng với năm 190. Những lần sửa chữa này hoặc nhỏ, hoặc đã mang ý thức bảo tồn nên không làm thay đổi phong cách nghệ thuật của cha ông.

Cũng như tháp mộ, một kiến trúc phụ nhưng quan trọng là miếu Sơn Thần mà dân địa phương gọi là đền Trình xây ngay ở góc bên trái trước sân chùa, trên xà nóc còn viết dòng chữ Hán: "Quý Dậu niên xuân nhị nguyệt sơ thập nhật Ngọ thời trùng tu Thiên Cổ miếu" cho biết kiến trúc này đã được sửa chữa lớn vào năm Quý Dậu - 1935. Trong miếu, ngoài bức hoành phi thiên cổ miếu muốn khăớng định miếu thờ thần Núi có từ xa xưa, thì bức hoành phi trạc quyết linh xác định vị trí tối linh của thần quét sạch bụi trần, có ghi lạc khoản Đinh Mùi (- 1907 ?) đều nói về lớp văn hoá - kiến trúc bổ sung ở đầu thế kỷ XX.

Nhà tổ và điện Mẫu hiện tại ở sau khu Tam bảo là sự chuyển dịch vài mươi năm trước từ khoảng đất bên phải khu Tam bảo, nhưng lối kết cấu và trang trí kiến trúc đều cùng khăớng định niên đại ban đầu của nó không thể sớm hơn đầu thế kỷ XX, nó làm cho cảnh chùa thêm hoàn hảo, gắn bó Phật giáo với tín ngưỡng bản địa và thế giới tâm linh với cuộc sống thực tại.

Thế nhưng chính trong thời đại chúng ta, từ định hướng "hiện đại hoá" xã hội, đôi khi chúng ta lại muốn "làm mới cho đẹp" đã vi phạm cảnh quan và chức năng di tích. Con đường lên chùa vốn là một lối mòn ẩm có rêu mọc quanh những tảng đá ong xếp tự nhiên, để cuộc trẩy hội chùa như đi trên thảm nhung mà nhịp chân luôn thay đổi, thì nay được xây bậc đều đặn, khô khốc như cầu thang hun hút lên đỉnh ngôi nhà 15 tầng! Đầu đường dốc xây thêm một cái cổng nửa Tam quan chùa, nửa Nghi môn đền, và cuối đường xây thêm một nhà khách mà dường như chăớng bao giờ mở cửa! mấy pho tượng quan âm bị mất hồi đầu thập niên 90, giờ đã làm lại song có ảnh mẫu mà vẫn như sáng tác mới. Thậm chí có lúc đã sơn lại tượng y phục bóng nhoáng không ăn nhập với da thịt làm cho đầu và tay cứ như phân thân lơ lửng! May mà thời gian dần làm nhoà cho. Tất nhiên cái tích cực là chúng ta đã hạn chế được sự phá hoại của thời gian, giữ cho dân tộc một di sản sáng giá.


Theo "Chùa Tây Phương" của Chu Quang Trứ
NXB Mỹ Thuật - 1998
Về Đầu Trang Go down
 
Chùa Tây Phương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Di tích Lịch sử - Văn hóa-
Chuyển đến