Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Một ngày ở sapa có cả 4 mùa : vào sáng tinh mơ thì không khí mùa xuân, buổi trưa hé mở tia nắng ấm áp của mùa hè nhưng mát dụi, buổi chiểu mây và sương sà xuống trở nên se lạnh của mùa thu, và khi màn đêm buông xuống thì khí trơi lạnh rét như màu đông
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
Chinh phục Fansipan và những trải nghiệm thực tế
'Cuộc đời như một người leo núi' có những người lên tới đỉnh rồi mãn nguyện, có những người đến nửa chừng rồi luyến tiếc,có những người đứng dưới nhìn lên rồi biết thế. Cuộc sống đời thường trong mỗi chúng ta ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và sóng gió cuộc đời…có câu nói 'đằng sau sự thành công toàn là mồ hôi và nước mắt'.Ai cũng muốn mình chiến thắng, thành công,muốn thử sức mình với những điều mới mẻ. Mỗi chúng ta đều có những nghị lực nếu quyết tâm nếu biết tận dụng những điển mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình, vượt lên chính mình thì mọi khó khăn gian khổ chắc chắn sẽ vượt qua. Fansipan 3143m một thách thức không nhỏ Bạn hãy thử sức mình một lần cùng với những trải nghiêm cuộc đời.
Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.
Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khẻo tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.
Hàng trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Sáng ngày đầu tiên đi ô tô từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900m cạnh suối. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 1.900m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m họ quay về Sapa theo một đường khác. Sẽ có xe đón du khách ở chân núi đưa về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.
Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Viếc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp.
Vì đường lên núi phải đi mất 3 ngày nên người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.
Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở
Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Si Păng đấy! Tiếng địa phương gọi "Hua-si-pan", nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Si Păng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đá như vậy.Phan Si Păng được hình thành vào thời kỳ tân kiến tạo cách đây trên 100 triệu năm.được ví là nóc nhà Việt và của Đông Dương sừng sững đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm
Sa Pa hấp dẫn du khách với cảnh sắc tuyệt đẹp với những dãy mây trắng quấn quít quanh những đỉnh núi màu lam, những rừng cây sa mộc xanh ngắt, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những thác nước tung bọt trắng xóa, những mảnh ruộng bậc thang trông rất mềm mại với những người dân chân chất, thật thà đang ngày đêm sống bên đỉnh núi Hàm Rồng và đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ ... và khí hậu trong lành.
Đặc biệt, khách đến Sa Pa còn ngẩn ngơ với vẻ đẹp của những cô gái Dao, H’Mông... trong những bộ váy áo dân tộc đủ sắc màu. Ở Sa Pa lúc nào cũng lạnh, nhưng cái lạnh ở Sa Pa không buốt, tất cả đã tạo nên một Sa Pa vừa hư vừa thực, một Sa Pa lung linh, huyền bí và quyến rũ đến mê hồn Ai muon di du lich o Sapa,lien he voi minh` nhe'