TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Nam Định - Làng chèo xưa và nay.

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 34
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Nam Định - Làng chèo xưa và nay. Empty
Bài gửiTiêu đề: Nam Định - Làng chèo xưa và nay.   Nam Định - Làng chèo xưa và nay. EmptySun Jun 28, 2009 9:05 am

Nam Định - Làng chèo xưa và nay. Vyen051a
Ngày xưa, các cụ chia ra 4 chiếng chèo. Đó là: Chèo Bắc gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Chèo Đông: gồm Hưng Yên, Hải Dương. Chèo Đoài gồm: Hà Đông, Sơn Tây. Chèo Nam gồm: Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Mỗi chiếng chèo đều có thế mạnh riêng của mình để bảo tồn và phát triển. Song xưa nay mọi người đều ấn tượng chiếng chèo Nam là đất chèo, mà Nam Định là một trong những cái nôi của đất chèo xưa nay.

Cách đây hàng trăm năm, cùng với các làn điệu dân ca đồng bằng Bắc bộ như Trống quân, Cò lả, Hát văn, Hát xẩm, Ca trù... nghệ thuật chèo ở Nam Định đã phát triển khá sớm và chiếm được ưu thế trong quần chúng. Nó là hơi thở của cuộc sống đối với người nông dân lao động một nắng hai sương. Sau những buổi lao động mệt nhọc người nông dân làm ra hạt thóc, củ khoai thì duy nhất ở nông thôn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ có văn nghệ: hát dân ca, diễn chèo để mua vui, lấy lại sự cân bằng “sinh thái”. Đồng thời dùng ngôn ngữ chèo, hình tượng nhân vật được khoa trương, cường điệu bằng lối diễn chèo để giáo dục thói hư tật xấu trong xã hội và đấu tranh chống lại cường hào, ác bá thực dân phong kiến. Đó cũng chính là nguyên nhân để chèo hình thành, tồn tại và phát triển, vì thế mà chèo dần dần trở thành môn nghệ thuật độc đáo, mà đối tượng chủ yếu là nông dân và có sức lan tỏa rộng khắp trong tỉnh. Huyện nào cũng có nhiều làng chèo gốc mà ngày nay còn giữ được kỷ vật. Phường chèo An Lại Hạ - xã Yên Nhân - Ý Yên, lúc đầu là gánh hát nhỏ, sau phát triển thành phường, thành hội và họ suy tôn ông Trùm, người tài năng, là linh hồn của phường để xây dựng tiết mục, đi biểu diễn và chính là người lãnh đạo, tổ chức của phường chèo. Đến với phường chèo An Lại Hạ ta còn chứng kiến 2 tráp gỗ lớn đựng quần áo, một số trang phục để gánh đi biểu diễn, cái ao trước cửa đình xưa kia là nơi bắc rạp để biểu diễn. Nhiều nhà có tới 4 đời theo gánh hát như gia đình cụ Trịnh Văn Khái là đời thứ nhất, cụ Trịnh Văn Biểng là đời thứ hai. Ngày nay tác giả Thanh Lương là đời thứ ba đã 70 tuổi, song vẫn luôn say sưa với sân khấu chèo và con cháu ông cũng đam mê biểu diễn. Gia đình cụ Dương Văn Hàm, 3 đời tham gia diễn chèo và có tới 12 người con, cháu hoạt động sân khấu chèo, trong đó có 6 người là diễn viên, nhạc công ở các đoàn chèo chuyên nghiệp. Gia đình cụ Trần Văn Đa cũng đi theo nghiệp chèo tới 60 năm, để hôm nay có Quang Lộc, Đăng Khoa nổi danh về chèo truyền thống.

Cùng với làng chèo An Lại Hạ, huyện Ý Yên được suy tôn là đất chèo của tỉnh Nam Định với các làng chèo Yên Phong, Yên Trị, Yên Chính, Yên Thọ, Yên Cường... với vài chục diễn viên tiêu biểu như Minh Truân, Thanh Lịch, Minh Lý, Thanh Hương, Hồng Ngoan... và nhiều diễn viên chuyên nghiệp khác.

Rồi huyện Mỹ Lộc với chèo làng Đặng đã là chất men tạo nên hồn thơ Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”.

Gánh chèo làng Đặng là gánh chèo Quang Sán xã Mỹ Hà, do cụ Trần Đình Báo đàn hát rất hay đứng ra quy tụ, dạy đàn, dạy hát múa, rồi trực tiếp đạo diễn. Cùng với cụ có kép Vận, kép Cát, kép Lãng... là diễn viên, nhạc công tài năng. Sau hòa bình lập lại, Mỹ Hà có tới 10 đội chèo, riêng làng Quang Sán có 5 đội. Gần 50 năm hoạt động, các đội chèo Mỹ Hà đã dựng tới 72 vở chèo ngắn, 7 vở dài. Làng chèo Nhân Nhuế xã Mỹ Thuận cũng nhiều người hát hay, diễn giỏi, hát hay đàn ngọt nổi tiếng một thời như: ông Nguyễn Văn Doanh, ông Vũ Trí, bà Thanh Hưng, Thanh Hiệp, ông Văn Chuyên vừa là kép chính lại đánh trống rất tài cho đến khi ông qua đời.

Về với đất Thiên Bản lục kỳ, ta gặp hàng loạt làng chèo gốc mà nổi trội nhất là làng chèo Hào Kiệt, nơi sinh ra Nguyễn Phúc, Song Hào, Văn Cao, Văn Ký. Làng chèo gốc nơi đây gắn liền với các nghệ nhân nổi tiếng như kép Nhân, kép Me, kép Bường và nhạc công Hoàng Đình Cao. Thời kỳ phong kiến phường chèo Hào Kiệt đã nổi danh cả vùng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, phường chèo Hào Kiệt hầu hết đều là dân quân du kích chiến đấu ngoan cường, tạo nên Liên Minh xã anh hùng đầu tiên trong thời kỳ chống Pháp.

Các làng chèo phía Nam của tỉnh Nam Định cũng không kém các làng chèo phía Bắc, như huyện Giao Thủy với làng chèo Hoành Nhị, xã Giao Hà do cụ Phùng Hữu Ích khởi xướng cùng với kép Khương, kép Trúc, kép Kiên, kép Khu và kép Toại. Thế mạnh của làng chèo Hoành Nhị là các diễn viên đều biết chơi nhạc nên hát hay và chuẩn. Nhiều kép đóng giả đào mà diễn vẫn có duyên, đầy hấp dẫn. Rồi làng chèo Giao Thanh, cũng chính là nơi sinh ra, rèn luyện tạo nên nghệ sĩ nhân dân Bùi Trọng Đang - người thầy về sân khấu chèo. Nối tiếp truyền thống ấy, Giao Thủy cũng được suy tôn là đất chèo với những giọng hát của Xuân Thịnh, Thanh Bảy, Phùng Thị Nhung, Phùng Thị Hà.

Cũng như Giao Thủy, các làng chèo gốc ở huyện Xuân Trường, nơi mệnh danh đất học, đất văn. Nơi sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh và nhiều nhà khoa bảng. Các làng chèo ở đây được hình thành từ gánh hát của cố Nguyễn Văn Can, trùm Đặng Văn Tuệ, dần dần phát triển thành các làng chèo và lan tỏa khắp trong huyện. Đã gần trăm năm mà người dân ở các làng chèo gốc vẫn nhớ người đạo diễn tài danh Phạm Thanh Kỳ, diễn viên Nguyễn Đình Tịnh, Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thị Ty và đặc biệt nghệ nhân Vũ Văn Khoan vừa hát hay vừa đàn ngọt, làm nhiều nhạc sĩ, nhiều nhà nghiên cứu dân gian phải ngạc nhiên thán phục lối hát dân gian của cụ.

Cùng khu vực giàu tiềm năng văn hóa biển là huyện Hải Hậu, nơi có bề dày về truyền thống văn hóa đã 26 năm được suy tôn lá cờ đầu văn hóa cấp huyện trong toàn quốc. Hải Hậu phát triển đồng đều cả văn hóa hiện đại và dân gian. Bên cạnh những đội ca nhạc, đội kịch, nhạc kèn mạnh thì các làng chèo, dàn nhạc dân tộc cũng không thua kém, đó chính là làng chèo Phú Văn Nam xã Hải Châu đã tồn tại hàng trăm năm. Lúc đầu chỉ là phường bát âm được các cụ Nguyễn Văn Xiêm, Trần Kim Chi, Đinh Văn Tỉnh, Nguyễn Bích Thảo tổ chức thành phường chèo. Chính nơi đây đã tôi luyện nghệ sĩ Đoàn Bá trở thành đạo diễn chuyên nghiệp. Ông đã dựng hàng chục vở cho đoàn chèo Nam Định; rồi ông Đinh Hoạch Biên, Tuyết Mai đã sáng tác nhiều bài chèo và hoạt cảnh cho làng chèo biểu diễn mà đến nay vẫn còn sống trong lòng khán giả.

Thật muôn màu muôn vẻ, về huyện Nam Trực ngoài phường chèo Điền Xá, Nam Mỹ, thì ta lại thấy các phường chèo gốc gắn kết với phường múa rối nước như ở làng Rạch, xã Hồng Quang, làng Nhất xã Nam Giang. Làn điệu chèo cùng âm nhạc của nó đã tạo nên hiệu quả của múa rối nước. Cứ thế nhiều đội chèo mới ngày càng phát triển như đội chèo Nam Thái có tới 37 diễn viên nhạc công. Về Nghĩa Hưng, Trực Ninh cũng vậy, các đội chèo đều là lực lượng chủ yếu, hoạt động văn hóa văn nghệ ở nông thôn để sân khấu chèo khẳng định vị trí của mình trong xu thế hội nhập, mở cửa trước nền kinh tế thị trường.

Như vậy, ở Nam Định huyện nào cũng có nhiều làng chèo gốc, mà thời kỳ đầu (trước năm 1958) thường diễn các vở chèo cổ như: Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Trương Viên, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, Tuần Ty - Đào Huế, Kim Nham...

Khi tổ đổi công và hợp tác xã hình thành, thì các làng chèo gốc lại tuyên truyền cho nhiệm vụ mới với các vở: Nắm cỏ trâu, Chiếc đòn gánh, Cánh đồng sen, Tiếng trống sang canh, Bụi tre gai, Cót thóc vơi...

Từ năm 1964, các làng chèo lại góp sức mình vào công cuộc đánh Mỹ với các vở: Đường về trận địa, Sao đổi ngôi, Con tiếp bước cha, Sông Hồng cuộn sóng, Anh lái xe và cô chống lầy, Bến sông quê, Chị Tâm bến Cốc...

Trong 20 năm đổi mới, các làng chèo gốc đã trở thành các đội chèo mạnh lại sáng tác diễn các vở chèo mang hơi thở của thời đại, góp phần xây dựng nông thôn mới với tinh thần công nghiệp hóa, hiện đại hóa như các vở: Đường đi đôi ngả, Kẻ tiểu nhân, Ông Hám, Tình mẹ, Đêm tuần tra, Đất quê mình, Chuyện nhà nông và rất nhiều vở khác, chiếm được tình cảm của bà con nông dân trong tỉnh. Các thế hệ diễn chèo cứ nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác để sau lũy tre làng không vắng tiếng hát chèo, góp phần tạo nên không khí vui tươi phấn khởi, thúc đẩy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Đến nay Nam Định đã có 170 nhà văn hóa xã và hơn 1000 nhà văn hóa làng, đó chính là nơi hoạt động của trên 600 đội văn nghệ, trong đó có gần 200 đội chèo đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa các hoạt động văn hóa để Nam Định cùng cả nước vững bước xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo: Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương.

Code:
Từ trước, tôi mới chỉ nghe đất Chèo là ở Thái Bình. Nay nghe Nam Định cũng là đất Chèo, thấy lạ nên post lên.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Nam Định - Làng chèo xưa và nay.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến