TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoatigonbuon
Member 1
Member 1
Hoatigonbuon


Tổng số bài gửi : 18
Join date : 03/08/2009
Age : 32
Đến từ : K34E - Việt Nam học - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vườn Quốc gia Xuân Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Vườn Quốc gia Xuân Sơn   Vườn Quốc gia Xuân Sơn EmptyTue Aug 04, 2009 12:08 am

Cách Hà Nội 120 km, nằm trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là vườn quốc gia Xuân Sơn rộng hơn 15 nghìn ha, đứng thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có hệ sinh thái rừng điển hình của miền Bắc vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ nên có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách.



Vị trí vườn nằm ở đúng điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, cửa ngõ của vùng Tây Bắc Bộ. Được coi là tiềm năng du lịch tự nhiên nổi trội nhất của Phú Thọ, Vườn quốc gia Xuân Sơn xứng đáng là một trong những di sản thiên nhiên đặc sắc của Quốc gia. Vẻ đẹp hoang sơ cùng với những nỗ lực tuyệt vời của con người trong việc giữ gìn nơi đây đã tạo nên một bức tranh lôi cuốn ít nơi nào sánh kịp dành cho những du khách thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên.

Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích 15.048 ha, vùng đệm 18.639 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt là 9.099 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.



Theo thống kê bước đầu, Vườn quốc gia Xuân Sơn có 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành quyết và ngành hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi và mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra, ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc). Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau đắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc.
Tại đây hiện có 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong sách đỏ Thế giới. Ngoài các loài đặc trưng cho khu hệ động vật Tây Bắc như Voọc xám, vượn chó, cày bạc má, sóc bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo,... về chim có gà lôi, gà tiền, đại bàng đất,... riêng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc. Ở vườn quốc gia Xuân Sơn còn có một số loài động vật mang yếu tố Ấn Độ - Mã Lai và yếu tố Hoa Nam, là vùng phân bố Hổ trong bản đồ Việt Nam. Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa Vườn quốc gia Xuân Sơn và các vườn quốc gia và khu bảo tồn khác ở miền Bắc.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn Images1346449_a02_bonguacanhxanh

Vườn Quốc gia Xuân Sơn Images1346451_a06


Vườn Quốc gia Xuân Sơn Images67906_rau-sang
Rau và quả sắng.



Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Xuân Sơn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Tại đây có ba đỉnh núi cao trên 1.000m là: núi Voi, núi Ten và núi Cẩn với hàng trăm hang động; sông suối như suối Lấp, suối Thang; các thác nước, nhiều thác có độ cao trên 50m, che phủ những hang, hốc đá, hoà quyện màu thác bạc với màu xanh của rừng già làm cho phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn 1148455004796_01

Vườn Quốc gia Xuân Sơn 1148454640828_03



Vườn Quốc gia Xuân Sơn 1148455286281_08

Vườn quốc gia thiên nhiên Xuân Sơn có tới 16 hang động đá vôi có kích thước lớn, do quá trình phong hoá, thuỷ hoá tạo thành; thạch nhũ đẹp, đa dạng, tạo nên muôn hình vạn trạng; nhiều hang có suối chảy qua lại càng thêm vẻ đẹp hữu tình, kỳ vĩ dọc theo con đường mòn từ xóm Lạng tới xóm Lấp, xóm Còi. Trong đó, hang dài nhất là hang Lạng có chiều dài trên 6.000m, lòng hang rộng, thoáng; có nơi cao tới 20m, có sức chứa vài trăm người. Mỗi hang động đều gắn với những truyền thuyết, sự tích ly kỳ từ ngàn đời của đồng bào các dân tộc kể lại. Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn với nhiều loại cá nước ngọt lớn và quý.



Cộng đồng dân cư ở Xuân Sơn có gần 30 ngàn người, sinh sống thành các cụm bản rải rác, bao gồm các dân tộc Mường, Dao. Do giao thông đi lại khó khăn, các dân tộc ở đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, độc đáo với lối sống đậm nét văn hoá cổ truyền, chưa bị pha tạp.

Một ngày ở Xuân Sơn khí hậu thay đổi 4 mùa: buổi sáng mát mẻ, trong lành như mùa xuân; buổi trưa ấm áp như mùa hè; buổi chiều hiu hiu như mùa thu; buổi tối trời se lạnh. Nhìn chung, không khí ở Xuân Sơn quanh năm trong lành, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.



Với tiềm năng to lớn kể trên, Xuân Sơn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn các đối tượng du khách như: nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số,.....

Trong quá trình bảo tồn và phát triển nguồn động thực vật, thời gian qua các cán bộ khoa học Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phát hiện 2 loại sinh vật quý là chuối bạc hà và cá cóc trong khu vực vườn quản lý. Chuối bạc hà tên khoa học tạm định là Ensete cf.glaucum(Roxb) Cheesm. Ngày 19-5- 2006, các thành viên Hội đồng khoa học Vườn quốc gia Xuân Sơn phát hiện có ở xóm Lạng và xóm Lấp-xã Xuân Sơn ở độ cao 400m.

Trong ảnh là cây chuối, hạt chuối và cây con mọc từ hạt. Theo các chuyên gia ở miền Bắc trước đây có một số cá thể được tìm thấy ở tỉnh Hoà Bình (ở Hoà bình gọi là chuối cô đơn); ở miền nam mới chỉ tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà kóu-tỉnh Bình Thuận. Trên thế giới loài này được gọi là chuối tuyết (snow banana) hay chuối voi (elephant banana ), là một loài cây cảnh đẹp, có giá trị, được mua bán khá nhiều ở phương Tây, mà nguồn gốc là từ tỉnh Vân Nam- Trung Quốc. Loài này phân bố rộng ở châu á, từ ấn Độ đến Papua New Guinea, ở trên độ cao từ ngang mực nước biển đến 2700m; thường gặp ở miền núi có khí hậu lạnh, do cây có khả năng sống qua mùa đông (rụng lá ).


Vì hình dáng thân giả phình to ở gốc mà thót dần ở ngọn mà ở Vườn quốc gia Xishuangbanna, tỉnh Vân Nam, loài chuối này được gọi là cây eo voi. Cây cao 3m, đường kính có thể tới 60 cm, cây có dáng giống một cái chai hình tháp nhọn. Phía ngoài thân màu xanh và có phủ một lớp sáp trắng. Lá to, kích thước 3 x 0,5 m, màu xanh, khô đi vào cuối mùa khô và ra lá lại vào mùa mưa, có buồng nghiêng, bắp chuối rất to. Theo người dân địa phương, loài chuối này ít ra hoa và rất ít khi có trái. Thường mỗi buồng chỉ có vài trái với nhiều hạt. Trong vùng phân bố, chuối bạc hà được sử dụng chủ yếu như một loại rau ăn. Người dân chặt lấy thân chuối (non hay già đều được) hoặc bắp chuối (hoa chuối) để ăn sống hay làm gỏi, xào hay luộc. Điểm độc đáo là thân chuối ăn rất ngon, không chát, vị mát, gần giống rau bạc hà (miền Bắc gọi là Dọc mùng, tên khoa học là Alocasia odora C.Koch, họ Araceae). Hạt chuối sao vàng, tán nhỏ sắc nước uống chữa bệnh thận rất tốt. Do chuối bạc hà không tái sinh dinh dưỡng theo hình thức mọc cây con từ gốc như nhiều loài chuối khác, mà chỉ tái sinh bằng hạt, nên số lượng và khu phân bố của chúng đang bị suy giảm. Vì vậy việc khai thác loài cây này để làm thức ăn hay trồng làm cảnh phải được đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ban quản lý vườn quốc gia. Đây là loài cây lâm sản ngoài gỗ đầy tiềm năng. Vườn quốc gia Xuân Sơn đang tranh thủ nguồn tài trợ để bảo vệ, bảo tồn và phát triển loại chuối có tên chuối cô đơn này.


Vườn Quốc gia Xuân Sơn 1148868088437_xuanson02Vườn Quốc gia Xuân Sơn 1148868119937_xuanson03
Chuối Bạc Hà vừa được phát hiện ở vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Cùng với chuối bạc hà, sau 15 năm tìm kiếm, ngày 22- 4 -2006, các thành viên Hội đồng khoa học Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phát hiện một loài cá cóc ở độ cao 1.244 m, trong rừng hoa đỗ quyên xen lẫn trúc và trà mi…Theo các chuyên gia, đây là loài lưỡng cư, tên khoa học của loài cá này được xác định là Tylototriton Vietnamensis spn (thuộc giống sa giông Tylototriton, cùng họ cá cóc Salamandridae). Điều đặc biệt con cá cóc này có hình thức và đặc điểm giống như loài cá cóc mới được phát hiện và công bố trên Tạp chí Salamandra của Đức hồi tháng 11- 2005. Đây là lần đầu tiên Việt nam phát hiện được loại cá cóc này.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn Par_sp









Sưu tầm internet
Về Đầu Trang Go down
 
Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến