TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đặc sản Phú Thọ

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoatigonbuon
Member 1
Member 1
Hoatigonbuon


Tổng số bài gửi : 18
Join date : 03/08/2009
Age : 33
Đến từ : K34E - Việt Nam học - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đặc sản Phú Thọ Empty
Bài gửiTiêu đề: Đặc sản Phú Thọ   Đặc sản Phú Thọ EmptyTue Aug 04, 2009 3:00 pm

Có một cách để bạn có thể tiếp cận một mảnh đất mới, một nền văn hoá mới, đó là thưởng thức những món ăn ở nơi đó. Ý tưởng đó chưa hề sai bởi ẩm thực là một trong những nét văn hoá đặc sắc, thể hiện đặc trưng nhất phong cách mỗi vùng, miền.

Bưởi Đoan Hùng
.Đặc sản Phú Thọ 14image014
Có một mối liên hệ ràng buộc nào đó mà cả ba miền Bắc - Trung - Nam của nước ta đều có giống bưởi ngon. Bưởi Phúc Trạch đặc trưng cho miền Trung nắng gió, bưởi Năm Roi chọn cho mình vùng đất Nam Bộ màu mỡ để sinh sôi. Bưởi Đoan Hùng (thuộc huyện Đoan Hùng) - giống bưởi chắt lọc tinh chất từ sỏi đá trung du để ngon, ngọt đến lạ kỳ. Bưởi Đoan Hùng xưa còn gọi là “bưởi Phủ Đoan”, vẫn được biết đến bởi những đặc điểm tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo, mềm, mọng nước, ngọt và mát. Ngày nay, đến Đoan Hùng bạn sẽ được biết đến một số giống bưởi như bưởi Bằng Luân, quả to, dáng đẹp, vỏ vàng xanh. Bưởi Pôlênô (lai Mỹ) quả to, dáng thô, tôm nát, vị chua, không dóc vỏ. Bưởi Lã Hoàng tròn dẹt, hình bánh xe ăn mát ngon.... Và cuối cùng là bưởi Sửu, quả vừa, xinh xắn, vỏ vàng rộm, da hơi nhăn, dáng vẻ trông khiêm tốn hơn cả. Nhưng đây mới là loại bưởi quý hiếm nhất, người sành ăn sẽ chọn bưởi Sửu. Có lẽ làm nên cái hồn cho bưởi Đoan Hùng là hương bưởi, cái mùi thơm ngan ngát ấy thực khó diễn tả. Tết đến, xuân về trên bàn thờ tổ tiên mà có trái bưởi Đoan Hùng thì hương vị đặc biệt ấy sẽ làm cho không khí gia đình thêm ấm cúng. Bạn đừng quên chọn cho mình được một trái bưởi làng Chí, hay bưởi Sửu vào mùa hè để thưởng thức vị ngọt lịm, tan nơi đầu lưỡi và thấm cái mát đến tận ruột gan, da thịt. Bưởi đang làm giàu cho Đoan Hùng, mỗi trái bưởi gửi đến mọi miền đất nước là gửi gắm cái tâm thanh khiết của người trồng bưởi. Có thế bưởi Đoan Hùng mới mang vị đậm đà, bình dị đến vậy.

Hồng Hạc
Đặc sản Phú Thọ Image_preview

Loại quả được coi như sản vật quí hiếm của vùng đất Tổ này được người xưa xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Hồng Hạc là niềm tự hào của người Đất Tổ. Đến nay, nhiều vườn hồng Hạc còn có những cây to cả một người ôm, có cây ngót trăm tuổi. Hồng Hạc quả to, không hạt, mình vuông, tròn bằng, cát mịn, giòn ngọt, càng ăn càng thèm chứ không hăng chát, nhão thịt như hồng nước, hồng trâu. Hồng Hạc mới hái phải được ngâm nước giếng đá ở Tiên Cát, Việt Trì mới đạt độ ngọt và giòn đặc biệt. Ngâm trong vại sành hay trong chum đủ ba ngày ba đêm mới vớt ra, khi ấy hồng sẽ tươi vàng, giòn mát, cắn cả vỏ vẫn thơm lựng chất đường. Hồng Hạc mộc mạc, chân quê, thuần khiết. Nâng trái hồng trên tay, lựa lưỡi dao sắc, gọt lớp vỏ vàng màu nắng nhạt, bổ ra đã thấy thơm lựng, vị ngọt dịu dàng, đài các ngất ngây duyên trời, duyên đất. Cái mát, cái giòn, cái ngọt cứ ngập ngừng, quyến luyến khiến người thưởng thức không nỡ nuốt nhanh. Hồng Hạc bày trên mâm cỗ trung thu, thưởng ngoạn dưới trăng thu thi vị thanh tao, càng khó có thứ quả nào sánh kịp.

Cá Anh Vũ
Đặc sản Phú Thọ Caanhvu
Tại ngã ba sông Việt Trì có cá Anh Vũ quý hiếm xếp vào loại hàng cá nước ngọt. Sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang, chỉ sang thu đông mới ra ngoài. Vì thế chỉ hôm nào rét đậm sương mù mới đánh được cá Anh Vũ. Thời phong kiến, loài cá này dùng để tiến vua.

Bánh Tai
Đặc sản Phú Thọ BanhTai-PhuTho
BánhTai Phú Thọ hôm nay có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ gọi là bánh Hòn. Bánh Tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh gạo tẻ, nhân thịt lợn, dễ làm bởi quy trình không mấy phức tạp, dụng cụ không cầu kỳ nhưng không phải ai cũng làm nổi cái bánh Tai. Xưa cũng như nay, khâu chọn gạo làm bánh vẫn là khâu quyết định chất lượng bánh, gạo phải ngon và có độ dẻo. Gạo làm bánh đãi sạch, ngâm nước lã từ hai giờ đến nửa ngày. Sau đó đem giã cối đá và làm thành quả bột. Khâu này đòi hỏi bàn tay khoẻ, nắm cho bột kết dính thật chắc. Sau đó quả bột lại được cho vào cối đá giã thật nhuyễn và đánh cho thật tơi. Lấy tay nhào bột cho tới khi vừa độ dẻo rồi bắt đầu nặn bánh bằng tay (không có khuôn). Những người làm hàng thạo thường nặn 10 cái đều nhau như đúc khuôn. Bánh nặn dài như cái tai, có nhân thịt lợn ở giữa. Bánh nặn xong, xếp vào chõ xôi hấp cách thuỷ. Chỉ 30 phút đến một tiếng sau bạn đã có một mẻ bánh Tai như ý. Nhưng lưu ý, điều tối kỵ trong làm bánh Tai là không được để bột vón cục (còn gọi là mắt cá). Bánh Tai ngon nhất là ăn tại chỗ, kiểu dân dã. Cái bánh Tai vừa đưa ra còn thoảng hơi nóng, lót tay bằng mảnh lá chuối hoặc cầm tay không từ từ ăn ngay mới thấm hết mùi vị của bánh, đó là sự hoà quyện giữa: dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm.

Thịt chó Việt Trì
Đặc sản Phú Thọ Cho10-1
Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp. Chọn nguyên liệu được coi là khâu mấu chốt quyết định, không sử dụng những loại chó nuôi tăng trọng là đặc điểm quan trọng của thịt chó Việt Trì, đặc biệt chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng, kế đến là khâu chế biến được coi là bí quyết gia truyền... Với cảm nhận của người thưởng thức, có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: Thịt mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Đặc biệt những món như dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi... Người Việt Trì tự hào về thú ẩm thực rất dân dã của đất mình và chắc chắn đến Việt Trì một lần bạn sẽ được những tấm lòng hiếu khách khoản đãi món ngon này. Phố Đoàn Kết là trung tâm của thịt chó Việt Trì với gần 20 cửa hàng lớn nhỏ. Những cửa hàng này đều đã có trên dưới chục năm nay nhưng vẫn mang vẻ bình dị, dân dã vốn có bởi theo những chủ cửa hàng ở đây thì phòng ốc bóng nhoáng, bàn ghế sang trọng sẽ không còn là thịt chó Việt Trì.

Món rêu đá
Đặc sản Phú Thọ Reu-suoi3
Sang thu, tiết trời vùng cao chớm lạnh. Những mái nhà sàn xam xám của đồng bào Mường nhòe đi trong màu sương bàng bạc của núi rừng. Về trưa, nắng bắt đầu hồng dần trên những nương lúa, nương ngô, rồi đỏ ửng trên đôi má những cô gái xuống suối “bắt” rêu. Hầu hết các xã Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu… mà tôi có dịp đặt chân tới đều coi rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức. Muốn ăn rêu sạch, non phải chọn nơi nước suối chảy xiết, có nhiều tảng đá to (nơi rêu bám vào để phát triển). Đồng bào gọi là “bắt” rêu vì coi nó là một loại thực phẩm như cá hay cua suối. Rêu được “bắt” thành từng dây dài, tùy từng khúc suối sâu hay nông mà có màu xanh lục hay xanh non. Rêu được bỏ vào rổ, giặt qua nước suối nhằm loại bỏ cát hoặc chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, có mặt bằng phẳng rồi dùng một khúc gỗ to để đập. Sơ chế rêu cũng đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn vì phải giặt và đập rêu tới vài lần mới sạch. Cả một rổ rêu đá lúc này chỉ còn đủ dùng trong một bữa. Màu rêu đá xanh đậm, sờ vào mềm và mát như lụa.Rêu đã làm sạch được tẩm ướp gia vị. Đó là tỏi thái mỏng, muối, mì chính, cộng thêm hành và chút mỡ lợn rồi trộn đều, dùng lá đu đủ gói thành nhiều lớp buộc chặt lại. Thông thường món ăn này được làm vào buổi tối vì đó là lúc có mặt đông đủ mọi thành viên trong gia đình. Bên bếp lửa bập bùng, họ vừa nấu cơm, vừa vùi rêu vào than hồng. Lớp lá đu đủ bén lửa bốc lên mùi cay cay, thơm thơm.Đợi đến khi những lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, họ mới bóc từng lớp lá ra. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng. Tôi nếm thử món ăn đặc biệt này. Rêu giờ đây giống như món tảo biển có vị ngầy ngậy, mềm mềm, ngon mà không ngấy. Đến với vùng núi cao Thanh Sơn, nói tới ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc, người ta thường nghĩ tới món thịt chua làm từ lợn lửng hay món cơm nếp nương thơm khắp cả gian nhà, mà ít ai nghĩ rằng món rêu đá- món rau bình dị nhưng cũng thật lạ chính là nét độc đáo, ít nơi có được.

Thịt chua
Đặc sản Phú Thọ Lonlungthitchua
Thịt chua là một loại đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn -Phú Thọ. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó.Thịt lợn để làm món thịt chua phải là loại lợn lửng được người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng, loại thịt lợn bán ngoài thị trường không thể cho ra món thịt chua thơm mát, béo ngậy và khô ráo được. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg - 30kg, thịt ít mỡ và rất thơm, người ta sẽ chọn vùng nạc vai, nạc mông và nạc thăn đem thui chín cùng các loại lá thơm sau đó thái ra thành từng lát nhỏ, ướp cùng thính. Thính được làm từ bột ngô, bột gạo, bột đậu xanh rang vàng. Khâu rang thính phải đảm bảo được yêu cầu thính chín kỹ, vàng thơm và không bị cháy, sau đó xay nhỏ .Thịt được trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng.Người Mường sẽ chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Khi làm xong người ta thường treo lên hoặc bảo quản ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Thời gian đảm bảo cho thịt lên men và dùng được là từ 04 - 05 ngày vào mùa hè, từ 05 - 07 ngày vào mùa đông. Thịt sau khi thành phẩm sẽ khô, tơi, chín đều, chua, ngọt, thơm ngậy vừa miệng. Khi ăn kèm với bánh đa nường và các loại lá như: lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm; .v.v... chấm kèm với tương ớt thêm chút hạt tiêu... mà lai rai với chút rượu ngô Nà Hang thì càng tuyệt vời.
Xôi cọ
Xôi cọ tạo nên thú ẩm thực dân dã mà đậm đà hồn cốt hương rừng của xứ sở trung du này. Xôi cọ là món đặc trưng riêng có ở một số vùng thuộc tỉnh Phú Thọ, nổi tiếng nhất là vùng đất Cầm Khê.Bất kỳ người con xa quê nào, cứ đến tháng 9 tháng 10 lại nhớ nao lòng món xôi cọ ngọt ngào, thơm phức từ bàn tay hồn hậu, ấm nồng tình thương yêu của bà, của mẹ. Tạo hóa cũng thật hài hòa khi dành cho xứ sở trung du những thực phẩm bình di mà ắp đầy hương say này. Xôi cọ là một món ăn cần một bàn tay công phu và khéo léo.Đến mùa cọ, người ta lên đồi trảy những buồng cọ sai trĩu quả và chín xuống để om, để xôi. Cọ dùng để xới là những trái cọ bầu tròn căng, nâu bóng được phủ một lớp mỡ thiên nhiên, nhìn đã thấy thích mắt. Những trái cọ bứt ra, rửa qua nước cho sạch. Dùng một dúm nứa vụn rắc nhẹ và đều tay lên rá cọ (chỉ dùng phần cật nứa). Sau đó xóc đều rá cọ nhẹ tay như người đãi gạo hồi lâu tìm sạn.Lớp vỏ lụa đen nâu, mỏng tang bao bọc trái cọ đã bị cật nứa sắc lẹm cứa gọn ngọt, thay vào đó là những viên kẹo hồng hồng. Đây là một công đoạn khá quan trọng bởi lẽ chất chát đắng của quả cọ nằm ở lớp vỏ lụa này. Dùng nước nóng (70-80 độ C) để om cọ. Khoảng mươi mười lăm phút sau hương cọ tỏa ra ngào ngạt cả góc bếp. Cọ chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt trái cọ này, vàng óng. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương (nếp cái hoa vàng) xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, ta trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưới cũng đủ thấy mê ly. Hương rừng, hương đồng quyện thắm, giao hòa tinh tế trong tình người Cẩm Khê thân thương, thuần hậu.


Nguồn :Sưu tầm Internet
Về Đầu Trang Go down
 
Đặc sản Phú Thọ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến