Ngọc Huy Member 3
Tổng số bài gửi : 41 Join date : 27/04/2008 Age : 36 Đến từ : K33G_Việt Nam học-Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
| Tiêu đề: HẢI DƯƠNG YÊU DẤU Mon Apr 28, 2008 7:19 pm | |
| Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Hải Dương bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 11 huyện:
- Thành phố Hải Dương
- Huyện Tứ Kỳ Huyện Bình Giang Huyện Cẩm Giàng Huyện Chí Linh Huyện Gia Lộc Huyện Kim Thành Huyện Kinh Môn Huyện Nam Sách Huyện Ninh Giang Huyện Thanh Hà Huyện Thanh Miện
Lịch sử
Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, lại gọi là Hồng Châu.
- Nhà Đinh chia làm đạo; nhà Tiền Lê và nhà Lý cũng theo như nhà Đinh
- Nhà Trần đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ
- Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông
- Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An; nhà Lê
- Năm Thuận Thiên (1428-1433) vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo
- Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng và Nam Sách hạ
- Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách; năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương; năm Hồng Đức thứ 21 (1479) đổi làm xứ
- Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn
- Nhà Mạc lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh
- Nhà Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599) vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ
- Năm Cảnh Hưng thứ 2 1741 vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão
- Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng
- Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và lệ thuộc vào Bắc Thành
- Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện
- Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện
- Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng; đến 1906, đổi thành tỉnh Kiến An.
- Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đến năm 1996 lại tách riêng ra với tên gọi như ngày nay.
Tài nguyên
Các khoáng sản chính:
- Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 - 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm.
- Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.
- Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
- Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.
Dân số
Năm 2003 Hải Dương có 1.689.200 người với mật độ dân số 1.022 người/km²
Thành phần dân số
- Nông thôn: 86%
- Thành thị: 14%
Hải Dương là một địa danh gắn liền với nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam như danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo (Đức thánh Trần- Hưng Đạo Đại Vương), danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn An, danh y Tuệ Tĩnh. Hiện nay trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử-văn hóa như: đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá. Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp tháng 2 năm 1930. Đặc sản Hải Dương nổi tiếng với đặc sản bánh đậu xanh, bánh gai và vải thiều .
| |
|
KhachQuaDuong New member
Tổng số bài gửi : 8 Join date : 13/12/2009
| Tiêu đề: Re: HẢI DƯƠNG YÊU DẤU Tue Dec 15, 2009 11:10 am | |
| Nói tới Hải Dương mà không nói tới mắm rươi và chả rươi thì chưa nói đủ. :-) | |
|
gioihancuatinhban_hd89 Member 2
Tổng số bài gửi : 33 Join date : 24/08/2010 Đến từ : hải dương
| Tiêu đề: Re: HẢI DƯƠNG YÊU DẤU Fri Aug 27, 2010 9:30 am | |
| nói tới HẢI DƯƠNG mình mà co ít vậy thôi sao?còn có rất nhiều điều mà mọi người cần tự mình tìm hiểu chứ.ma chr rươi thì mình từng ăn qua ngon lăm nhưng mắm thì chư thiệt đó | |
|
Sponsored content
| Tiêu đề: Re: HẢI DƯƠNG YÊU DẤU | |
| |
|