Hoàng Hưng Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 408 Join date : 27/04/2008 Age : 37
| Tiêu đề: Sơ lược về Văn minh Trung Hoa. Fri Oct 02, 2009 5:34 pm | |
| Văn minh Trung Hoa
Điều kiện hình thành Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên,khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Dân tộc Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).
Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
Lịch sử Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.
Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là ở thời kì Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông và Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.
Thành tựu chủ yếu Chữ viết Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Văn học Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
Sử học Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp .
Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
Khoa học tự nhiên và kĩ thuật Toán học Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
Thiên văn học Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.
Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.
Y, dược học Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
Kĩ thuật Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc \Hội hoạ Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.
Điêu khắcTrung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
Kiến trúc Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
Triết học, tư tưởng Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương ( lưỡng nghi).
-Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
-Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
Về tư tưởng Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
Nho gia Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.
Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
Đạo gia Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.
Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.
Pháp gia Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.
Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác.
Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt.
Mặc gia Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN ). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
Theo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia | |
|
Cát Vàng Super Moderator
Tổng số bài gửi : 125 Join date : 08/06/2009 Age : 35
| Tiêu đề: Re: Sơ lược về Văn minh Trung Hoa. Wed Jul 28, 2010 7:22 pm | |
| Có lẽ các bạn cũng nhận thấy một điểm yếu trong việc dạy và học lịch sử Việt Nam đó là học xong và quên ngay của giới trẻ. Một phần theo mình nghĩ là cách thức, phương pháp truyền đạt không sinh động, thuyết phục do vậy không ghi sâu vào tâm trí học sinh. Không tạo ra được hứng thú, niềm say mê lịch sử.
Lịch sử Trung Hoa lại khiến không chỉ người trung Quốc nhớ mà còn nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Đó chính là thành công của phim truyền hình Trung Quốc và là thất bại của phim lịch sử Việt Nam. Phim Việt Nam không mang tính thuyết phục dù lịch sử nước ta cũng hàng ngàn năm, với nhiều sự kiện lịch sử trong và ngoài nước đều biết.???
Hơn nữa theo tôi thấy những bộ phim thực sự hay tái hiện được thời kỳ đấu tranh gian khổ của dân tộc ta đều được làm từ rất lâu. Và một hạn chế nữa đó là những “ khung giờ vàng” thì lại dành để phát song những phim nước ngoài (điển hình là phim Trung Quốc), hoặc là những phim mới của điện ảnh Việt Nam mà “lời khen thì ít chê thì nhiều”.
Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao ngày xưa khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kỹ thuật quay không hiện đại bằng ngày nay mà hiện nay lại không làm ra những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam như trước nữa? Đây là một vài trao đổi của mình, mong các bạn tham luận thêm!
| |
|
tranlamkt New member
Tổng số bài gửi : 1 Join date : 15/06/2011
| Tiêu đề: Re: Sơ lược về Văn minh Trung Hoa. Wed Jun 15, 2011 1:58 pm | |
| Cảm ơn diễn đàn Việt Nam học! Xin thú thật với anh, chị quản trị web, Tôi tên là Trần Lâm, tốt nghiệp năm 1998 ngành Việt Nam học, là khóa đầu tiên của ngành Việt Nam học được mở tại Trường Đại học Đà Lạt. Ra trường lâu rồi, không có liên lạc được với quý thầy cô và bạn bè được. Xin tham gia diễn đàn để được tiếp tục nghiên cứu học hỏi. Xin giúp đỡ và cảm ơn! | |
|
Hoàng Hưng Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 408 Join date : 27/04/2008 Age : 37
| Tiêu đề: Re: Sơ lược về Văn minh Trung Hoa. Wed Jun 15, 2011 5:38 pm | |
| Diễn đàn Việt Nam học xin kính chào anh và cảm ơn anh đã tham gia diễn đàn! Có lẽ đây là lần đầu tiên diễn đàn được đón tiếp 1 thành viên gạo cội, "cây đa cây đề" như anh. Chúng tôi biết ĐH Đà Lạt là một trong những trường đầu tiên mở ngành Việt Nam học, nay lại được gặp gỡ một cựu sinh viên Việt Nam học như anh, chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh và rất mong nhận được những lời chỉ bảo, đóng góp của anh cho các sinh viên Việt Nam học nói chung và diễn đàn Việt Nam học nói riêng. Thay mặt Ban Quản lí diễn đàn, chúc anh thật nhiều sức khỏe và công tác tốt! | |
|