TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chữ quốc ngữ và Alexandrede Rohodes

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Chữ quốc ngữ và Alexandrede Rohodes Empty
Bài gửiTiêu đề: Chữ quốc ngữ và Alexandrede Rohodes   Chữ quốc ngữ và Alexandrede Rohodes EmptyFri Oct 23, 2009 1:31 pm

Code:
 Tôi xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết về chữ Quốc ngữ. Mong nhận được ý kiến phản hồi từ quý vị. Sau đây là phần đầu của bài viết.


Hệ thống chữ viết Việt Nam (mà cụ thể là chữ Quốc ngữ) ra đời và có được những thành tựu như ngày nay là cả một quá trình hoàn thiện và phát triển. Chữ Quốc ngữ ra đời gắn liền với tên tuổi của một giáo sĩ người Pháp gốc Bồ Đào Nha là Alexandrede Rohodes.

Quan niệm xưa nay cho rằng, dân Việt Nam ta chưa hề có một hệ thống chữ viết riêng(1), mà phải mãi đến thời Bắc thuộc, người Trung Hoa mới đưa chữ Hán vào nước ta. Đến thế kỉ 13 tầng lớp Nho sĩ sáng tạo ra chữ Nôm nhưng cũng lại lệ thuộc quá nhiều vào chữ Hán, người biết chữ Hán thì mới đọc được chữ Nôm. Điều này dẫn đến chữ Nôm ít được sử dụng rộng rãi.

Chữ viết ra đời là một dấu mốc quan trọng, nó khẳng định chủ quyền trên nhiều phương diện như văn hoá, chính trị. Góp phần gìn giữ sụ trong sáng của tiếng Việt, chống lại sự xâm lấn, đồng hoá về mặt ngôn ngữ.

Thế kỉ 17, khi đạo Công Giáo (Thiên Chúa giáo) đang trên đà bành trướng mạnh mẽ ra khắp thế giới. Các giáo sĩ được Rôma phái ra nước ngoài truyền đạo. Ở Việt Nam, các giáo sĩ đã dùng các con chữ Latin để ghi âm lại tiếng Việt. Mục đích chủ yếu là để làm công cụ truyền giáo. Người đầu tiên đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ là Francesco de Pina. Thời kì này chữ Quốc ngữ còn có nhiều điểm khác biệt so với ngày nay: chữ viết liền, không thanh điệu,…
Ví dụ: ungue -> Ông Nghè
Unsai -> Ông Sãi
Ontru -> Ông Trùm

Sau đó, phải đến Gaspar de Amaral (1646-?) thì hệ kí tự này mới có thêm dấu phụ và có thanh điệu.
Ví dụ: ŏn phò mã -> ông phò mã
Bua -> Vua
Đōng ngoāy -> đàng ngoài
Điều này chứng tỏ các nhà truyền đạo chỉ chú ý đến việc phục vụ cho việc truyền giáo. Họ không cố gắng tạo nên phương pháp hay việc hệ thống hoá, hợp lý hoá cái mà họ nghĩ ra.

Còn nữa


----------------------------------------------------
(1) Thực ra người ta đã tìm thấy khá nhiều chứng tích cho thấy xuất hiện chữ Việt cổ. Song ở đây tạm thời chưa nói đến. Phần sau tôi sẽ nói rõ hơn.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Chữ quốc ngữ và Alexandrede Rohodes
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến