TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Sơ lược về quá trình Đổi Mới ở nước ta.

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 37

Sơ lược về quá trình Đổi Mới ở nước ta. Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ lược về quá trình Đổi Mới ở nước ta.   Sơ lược về quá trình Đổi Mới ở nước ta. EmptyMon Mar 15, 2010 6:57 pm

Đổi Mới.

Đổi Mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.

Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa...

Đổi Mới ở Việt Nam tương tự quá trình Cải Tổ của các nước Đông Âu, Cải Cách Khai Phóng ở Trung Quốc và Đổi Mới ở Lào.

Những tiền đề của tư tưởng Đổi Mới

Kết hợp giữa cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch hóa tập trung là hết sức xa lạ với quan niệm của những người theo chủ nghĩa Marx cổ điển. Họ nhiều lần nhấn mạnh rằng cơ chế thị trường là một cơ chế hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức. Một trong những mục đích của việc xóa bỏ hệ thống sở hữu tư nhân chính là để chấm dứt cách điều phối sản xuất thị trường một cách mù quáng và dọ dẫm, để thay thế nó bằng kế hoạch có ý thức.

Oscar Lange đã phác họa một nền kinh tế mà các công ty sở hữu công cộng có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình hoặc hoạt động theo công thức tối ưu hóa gần như thế. Cơ quan kế hoạch trung ương cố gắng thiết lập các giá cả cân bằng và làm trong sạch thị trường bằng cách mô phỏng cơ chế thị trường: khi thấy dư cầu, nó tăng giá lên và khi thấy dư cung, nó giảm giá xuống. Ông khẳng định rằng một hệ thống như vậy có khả năng cân bằng giữa cung và cầu.

Tuy nhiên, Friedrich von Hayek đã bác bỏ tư tưởng trên của Lange bằng lập luận: vấn đề lớn thực sự của chủ nghĩa xã hội không phải là việc liệu nó có thiết lập được giá cả cân bằng hay không mà là vấn đề có những động cơ khuyến khích gì để thu thập và áp dụng nhanh chóng những thông tin nhất thiết là tản mạn, lẫn lộn ở nhiều chỗ khác nhau. Những thông tin tản mạn đó được Hayek gọi là tri thức riêng phần, những tri thức được sở hữu và chỉ được sử dụng tốt nhất bởi mỗi cá nhân.

Trong bài luận "Sử dụng tri thức trong xã hội" (The Use of Knowledge in Society) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945, Hayek cho thấy rằng kế hoạch hóa kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tự do hóa kinh tế bởi vì kế hoạch hóa không thể giải được bài toán của hệ thống giá cả là một hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp với kế hoạch cá nhân riêng rẽ. Chính vì thế, Hayek chủ trương rằng cần phải để nền kinh tế hoạt động tự do trên nguyên tắc của cơ chế thị trường.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Hayek đã đúng. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã sớm rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do hóa. Sự phát triển nhanh hơn của Mĩ, Anh so với Đức, Pháp và Nhật trong hai thập kỉ vừa qua do đã tiến hành tự do hóa nền kinh tế của mình sớm hơn và dứt khoát hơn.

Các quan điểm về Đổi Mới của Việt Nam dựa chủ yếu trên chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin và các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Quốc.

Đổi Mới về kinh tế

Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc điểm của Đổi Mới về kinh tế

-Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
-Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế...
-Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu chung của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
-Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới.

Quá trình Đổi Mới về kinh tế

-Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
-1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
-18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản.
-5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
-24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
-12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
-1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thư 3 thế giới(sau Thái Lan và Hoa Kì)
-1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
-1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
-Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
-1993: bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
-2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
-2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
-2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
-2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
-7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Thành tựu

-Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã đã được chặn đứng.

Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm.

Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có chỉ số HDI cao.

GDP Việt Nam đến cuối 2008 là 1042 USD/người (GDP năm 2008 là 89,829 tỷ USD, đứng thứ 60 trên thế giới, dân số ước tính khoàng trên 85,79 triệu người).

Hạn chế
Việc thực hiện kinh tế thị trường đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội.

Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyên.

Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ...Một số thể chế pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.

Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Đổi Mới về chính trị

-Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đổi Mới không phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ quyền lãnh đạo duy nhất. Đổi Mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
-Cho đến nay, Đổi Mới về chính trị ở Việt Nam là chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan của thị trường.
-Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...
-1994: bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ.
-Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, lần đầu tiên cho phép Đảng viên tự ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
-Một số quốc gia và tổ chức cho rằng Việt Nam không có nhân quyền, vì quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận không được đảm bảo.Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định quyền tự do tôn giáo là hoàn toàn được đảm bảo ở Việt Nam, các tổ chức tôn giáo được quyền tự do hoạt động mà không gặp bất cứ cản trở nào của Chính quyền - Việt Nam đã có 1 Hồng y được Nhà nước Việt Nam công nhận. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố rằng các quyền con người khác được đảm bảo ở Việt Nam: quyền tự do cư trú, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, quyền được học hành, chăm sóc y tế...

Đổi Mới và Văn hóa
Đổi Mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi Mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1990.

Đổi Mới trên các mặt khác
Đổi Mới trên các mặt khác vẫn đang diễn ra và vẫn chưa có những tổng kết khoa học về vấn đề này. Ví dụ như Việt Nam đang thực hiện Đổi Mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn công vào căn bệnh thành tích.


Theo: Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Sơ lược về quá trình Đổi Mới ở nước ta.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN :: Đổi mới và Hội nhập-
Chuyển đến