Chợ nằm trên bãi sông Hồng, nơi trước đây trồng ngô và được những tiểu thương thuê lại vì có diện tích rộng, lại bằng phẳng, nằm sát ngay sông, thuận lợi cho việc vận chuyển. Hàng ngày, thuyền từ Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) ngược sông Hồng theo thuyền chở lên, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) xuôi sông Cầu và sông Đuống chở xuống...Dọc theo bãi sông Hồng thuộc địa phận các phường Phú Thượng, Tứ Liên, An Dương (Hà Nội) từ lâu đã hình thành một bến tập kết hàng gốm, sứ từ Đông Triều (Quảng Ninh), Bát Tràng, Hà Tây... tạo nên vẻ phong phú, sầm uất nhộn nhịp cả bến sông.Những thuyền chở hàng gốm, sứ, sành tập trung chủ yếu ở 3 bến lớn là Phú Thượng, Tứ Liên và An Dương, ngoài ra còn những chợ gốm nhỏ nằm rải rác ven theo sông Hồng. Bãi Tứ Liên là bến tập trung hàng nhiều nhất. Không những thế, nơi đây còn hình thành một cộng đồng dân cư, sống, ăn, ở... ngay trên dòng sông này. Chợ gốm ven sông như tách biệt với thành phố, chỉ đến đây mới thấy không khí tấp nập, khẩn trương, mới biết bên cạnh dòng chảy sôi động của phố phường còn một nhịp chảy khác vẫn cứ mải miết lặng lẽ làm đẹp cho đời. Bãi Tứ Liên sông Hồng mùa nước cạn, hai bên bờ là những bãi ngô xanh mướt đang trổ bắp, dưới bến hàng chục chiếc thuyền san sát nhau. Chợ gốm tấp nập từ sáng đến tối. Những ngày hàng về, bến sông nhộn nhịp và đông người hơn. Một không gian trải rộng la liệt hàng xếp trên bãi đủ sắc màu, màu trắng của bình hoa, chậu cây, màu xanh của bát, đĩa, ấm, chén, màu nâu đỏ của những con thú ngộ nghĩnh... Không khí rộn ràng trên bãi dưới thuyền, bước chân thoăn thoắt của những thanh niên chuyển hàng từ dưới thuyền lên, tiếng nói cười của mấy chị quang gánh lấy hàng đem về bán lẻ trong phố, người lau, chuốt lại hàng cho sạch sẽ, người chằng buộc lọ hoa, chậu cây... cẩn thận lên xe thồ để chở vào phố. Hàng chưa đem bán được phủ những tấm bạt gai tránh nắng và che mưa, gió. Thay vì phải sang Bát Tràng hoặc xuống Quảng Ninh, khách có thể tìm thấy những sản phẩm gốm, sứ trong các khoang thuyền ngay trên bến sông này...
Với diện tích rộng khoảng 1000 m2, chợ gốm sứ ven sông Hồng là nơi trưng bày, buôn bán những mặt hàng gốm sứ các loại, phong phú về mẫu mã, đa dạng về màu sắc, từ những con giống nhỏ xíu giá vài nghìn đồng cho đến bộ tranh gốm, lọ lục bình có giá cả vài triệu đồng.
Chị Lê Thị Hương, 41 tuổi, quê ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc), người đã 11 năm gắn bó với khu chợ đặc biệt này, cho biết: "Ban đầu, nơi đây chỉ là đầu mối tập kết hàng từ thuyền lên rồi vận chuyển vào nội thành. Sau thấy bãi đất rộng phẳng, lại ở gần các vườn trồng cây cảnh tiện lợi buôn bán nên khu chợ dần dần được hình thành”.
Chợ nằm trên bãi sông Hồng, nơi trước đây trồng ngô và được những tiểu thương thuê lại vì có diện tích rộng, lại bằng phẳng, nằm sát ngay sông, thuận lợi cho việc vận chuyển. Hàng ngày, thuyền từ Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) ngược sông Hồng theo thuyền chở lên, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) xuôi sông Cầu và sông Đuống chở xuống. “Trước đây hàng được đưa đến chủ yếu bằng đường thủy nhưng sau đoạn sông này bị thu hẹp do cát bồi lấp thì đường bộ trở thành nơi vận chuyển chính”, chị Phạm Thị Hoàn, một người buôn bán tại chợ, cho biết.Những thuyền gia họp thành chợ gốm ở đây phần lớn là người Vĩnh Phúc. Người đi thuyền ít cũng được 2 năm. Có những gia đình 4 - 5 người cùng rong ruổi lênh đênh trên thuyền. Một tháng hoặc hơn, họ lại xuôi thuyền xuống Quảng Ninh, ghé Bát Tràng, ngược Sơn Tây... đánh hàng trong khoảng một tuần, khi các thuyền đã đầy ắp hàng họ quay về neo thuyền ở đây và đội quân xe thồ cần mẫn đưa đồ gốm, sứ len lỏi vào từng ngõ phố bán lẻ hoặc đổ buôn cho các cửa hàng nhỏ mà hầu như phố nào cũng có. Chính nhờ nằm ở địa điểm thuận tiện nên chợ gốm sứ Tứ Liên nhộn nhịp quanh năm, nhất là vào thời điểm năm hết, tết đến bến sông đông người hơn và tấp nập từ sáng đến tối. Kẻ mua người bán, trao đổi, nói cười rôm rả, ai ai cũng háo hức chuẩn bị cho cái tết cổ truyền sắp tới.Những ngày hàng về, cả bãi Tứ Liên nhìn từ xa như đẹp như một bức tranh bởi các mảng màu tạo nên từ gốm. Hàng nghìn mặt hàng, đủ loại, trải rộng xếp kín trên bãi. Màu trắng của bình hoa, chậu cây; màu xanh của lớp men và những hình vẽ trên bát, đĩa, ấm, chén; màu nâu đỏ, vàng nghệ trên những chum, bình gốm... Tất cả được bao quanh bởi những vườn quất cảnh, bãi ngô xanh mướt đang trổ bắp, thêm cành.
Không khí rộn ràng trên bãi dưới thuyền, từng bước chân nhanh nhẹn của mọi người chuyển hàng từ dưới thuyền lên, từ trên xe tải xuống hòa với tiếng nói nụ cười vui vẻ. Người thì sắp xếp người lau, chuốt lại hàng cho sạch sẽ, người chằng buộc chậu cảnh, bình hoa... cho thật chắc chắn, cẩn thận chất lên xem thồ đi. Thế rồi từ đây, những quang gánh, xe đạp chở hàng gốm sứ tản ra mang vào bán lẻ trong các con đường, ngõ phố Hà Nội.Các mặt hàng đáp ứng được hầu hết nhu cầu đang thịnh hành của người tiêu dùng, từ những bình gốm nâu nghệ thuật của Phù Lãng, tranh gốm của Bát Tràng đến lọ sành đất đỏ của vùng Đông Triều, Móng Cái. Nhờ đó, thay vì phải sang đến những làng nghề có tiếng, khách có thể tìm mua những sản phẩm gốm, sứ ngay tại khu chợ bên bến sông này hoặc từ những người bán rong trên đường khi tình cờ bắt gặp.
Tại khu chợ, cuộc sống và công việc của những con người bình dị, cần cù chịu khó cứ thế diễn ra và lặp đi lặp lại hàng ngày tưởng chừng rất đơn điệu nhưng lại có sức cuốn hút, hấp dẫn đến lạ đối với không ít người dù trong số họ có người lần đầu đặt chân đến đây.Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả ý tưởng “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” cho biết, vào cuối năm 2006, trong một lần đi chụp ảnh chợ gốm ven sông Hồng chị đã sững sờ khi lần đầu nhìn thấy một “cánh đồng gốm” bên bờ với đủ các sản phẩm.Chính sự tình cờ này đã nảy sinh trong chị suy nghĩ, tại sao không dùng gốm sứ để làm đẹp hơn những dải đường đê màu xám chạy dọc con đường ven đê. Thế rồi Thu Thủy đã kêu gọi các họa sĩ Việt Nam và quốc tế cùng tham gia sáng tác bằng chất liệu gốm để trang trí dải đường đê này như một món quà dành tặng Thủ đô nhân kỷ niệm 1.000 năm thành lập. Đến nay, với sự ủng hộ của nhiều cơ quan và sự lao động miệt mài của các họa sĩ, thợ xây con đường gốm sứ đã định hình và đang đi vào hoàn thiện, tạo thành điểm nhấn đẹp mang tính nghệ thuật của Hà Nội.
Trần Hải Ninh, sinh viên khoa tạo dạng công nghiệp, ĐH Mở Hà Nội, những lúc rảnh rỗi vào ngày nghỉ cuối tuần Ninh lại cùng một số bạn bè tìm đến khu chợ. Ngoài mục đích mua đồ gốm sứ họ còn muốn tham khảo, học hỏi từ những kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm. “Chợ gốm sứ này đã đưa người xem gần gũi với sản phẩm gốm và thẩm mỹ của người thợ. Với chúng tôi, nơi đây như một lớp học trực quan rất phong phú, mỗi người có thể thấy ở đó sự hứng khởi về tinh thần cũng như lợi ích nào đó với việc học của mình”, Hải Ninh nói.Thế là tiếng lành đồn xa, người nọ giới thiệu với người kia, khu chợ nằm khuất nẻo ngoài bãi sông Hồng lại trở thành một địa điểm hấp dẫn không chỉ với người dân Hà Nội mà cả với du khách quốc tế. Anh Phạm Huy Sơn, một người dân sống gần khu chợ, cho biết: “Thỉnh thoảng có những đoàn khách nước ngoài đến đây, đa phần là ngắm hàng hóa và chụp ảnh, nhiều nhất là vào cuối năm. Có vẻ họ rất thích thú khi thấy một khu chợ như vậy”.Chợ gốm sứ Tứ Liên còn là nơi những người chơi ảnh nghiệp dư đến “thử tài” để nâng cao kỹ năng chụp ảnh. “Chúng tôi nhiều khi lại trở thành người mẫu của họ”, chị Lê Thị Hương vui vẻ nói.
Bên Hồ Tây, ngoài chợ cây cảnh Quảng An, làng hoa Nhật Tân... khung cảnh buôn bán nhộn nhịp của chợ gốm Tứ Liên đã tạo thêm cho Hà Nội một nét hấp dẫn mới.Giữa một Thủ đô đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ, nhịp sống ngày càng hối hả, gấp gáp hơn thì đâu đó vẫn còn những không gian bình yên, nơi mà con người vui sống giữa thiên nhiên mây nước, nơi mà người ta tìm lại khoảng tĩnh lặng nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Một số hình ảnh về chợ gốm sứ ven sông Hồng:
Bên cạnh chợ hoa Quảng An, chợ đêm Đồng Xuân... khung cảnh buôn bán nhộn nhịp của chợ gốm ven sông lại là một điểm nhấn khác của Hà Nội, tạo cho Hà Nội thêm sức hấp dẫn và chợ gốm ven sông đã trở thành điểm du lịch thú vị đối với người dân thủ đô.