Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam của Giáo sư Trần Ngọc Thêm là cuốn sách rất cần thiết với sinh viên ngành Việt Nam học. Giáo trình Cơ sở Văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm mà các bạn đã được học là sự rút gọn của cuốn Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam.Sau đây là giới thiệu và tóm tắt từ trang sách trực tuyến XBOOK và eBooks:
Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam:Mã sách: DLVH-VH23
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
Số trang: 690
Kích thước: 16x24cm
Trọng lượng:1250 g
Năm xuất bản: Quý III/ năm 2006
Giá bìa:94.000đ
Giá bán:94.000đ
Tác giả cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam:
Cái nhìn hệ thống - loại hình mà tôi đang giới thiệu với các bạn - Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm - vốn xuất thân từ một nhà ngôn ngữ toán học rồi trở thành một chuyên gia ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ pháp - ngữ nghĩa văn bản. Anh có cái nền của tư duy toán học và thế mạnh của phương pháp ngôn ngữ học. Nếu như văn hóa là tổng thể các hệ thống tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội bao trùm lên mọi hoạt động của cộng đồng người, thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng bậc nhất được xây dựng dựa trên năng lực đặc biệt chỉ có ở hoạt động có ý thức của con người: năng lực biểu trưng hóa. Như vậy, ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy và công cụ giao tiếp chủ yếu, vừa là phương tiện của văn hóa làm tiền đề cho văn hóa phát triển. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh khác của văn hóa gần gũi tới mức không một bộ phận nào thuộc về văn hóa của một cộng đồng người nhất định lại có thể nghiên cứu tách rời khỏi các biểu trưng ngôn ngữ trong hoạt động của chúng. Nhờ xác lập được cho một hệ phương pháp tiếp cận có hiệu quả, đặc biệt là phương pháp hệ thống - cấu trúc của loại hình hoạt động, ngôn ngữ học đã trở thành một ngành mũi nhọn trong khoa học nhân văn.
Nhờ vận dụng nhuần nhuyễn hệ phương pháp này, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm đã hoàn thành được một công trình khảo cứu về văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam khôngn hững có thể dùng để biên soạn giáo trình giảng dạy ở bậc đại học đại cương mà còn lần đầu tiên cung cấp cho các nhà nghiên cứu một chuyên khảo toàn diện, có hệ thống. Với gần 700 trang sách đầy ắp các tri thức, các dữ kiện tổng hợp từ rất nhiều công trình đông tây kim cổ thuộc nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau (thư mục chứa trên 400 tên gọi), bằng phương pháp cấu trúc - loại hình, tác giả đã xâu chuỗi các sự kiện thành một bức tranh tổng quan về văn hóa Việt Nam với cá trình bày hết sức mạch lạc, sáng rõ.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời nói đầu bản in lần thứ ba
Lời nói đầu bản in lần thứ nhất
Quy ước trình bày
Chương 1: Cơ sở lý luận cho cách nhìn hệ thống - loại hình
Chương 2: Văn hoá nhận thức
Chương 3: Văn hoá tổ chức cộng đồng: Đời sống tập thể
Chương 4: Văn hoá tổ chức cộng đồng: Đời sống cá nhân
Chương 5: Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
Chương 6: Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội
Thay lời kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Bảng chỉ dẫn khái niệm
Danh mục hình
Danh mục bảng.
Cơ sở Văn hoá Việt Nam:Mấy lời nói đầu
Chương một: Văn hóa và văn hóa Việt Nam
I. Văn hóa là gì?
II. Văn hóa Việt Nam
III. Văn hóa Việt Nam mở rộng địa bàn từ bắc vào nam.
IV. Các lớp văn hóa Việt Nam.
V. Chúng ta nghĩ gì về đặc trưng văn hóa Việt Nam?
VI. Các vùng văn hóa Việt Nam.
Chương hai : một số lĩnh vực văn hóa.
I. Văn hóa vật chất.
II. Văn hóa tinh thần.
III. Văn hóa tổ chức, quản lý.
IV. Văn hóa giao tiếp và ứng xử
V. Văn hoá tái sản xuất sinh học - xã hội
Kết luận
Phụ lục