TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Người Hà Nội xưa đội nón thế nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Hà Nội xưa đội nón thế nào?   Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? EmptySat May 08, 2010 12:42 pm

Thức đội để che nắng che mưa trên đầu của người Việt Nam phổ biến nhất là cái khăn vải và cái nón lá. Ngoài các loại mũ đội trong trang phục triều chính của vua và các quan, hay mũ tế của các chức sắc quan viên trong làng thì cả đàn ông và đàn bà trong dân gian đều vấn khăn hay đội nón.

Riêng cái nón bằng lá lợp trên khung tre, đã nhẹ lại che nắng che mưa rất tiện dụng. Nón phân làm rất nhiều loại, nhưng quy vào 2 loại chính đó là nón quai thao và nón chóp.

Nón quai thao với vành rộng hình tròn ở giữa có đai đội khít vòng đầu và một cái quai rất dài không thít vào cằm mà có thể dùng tay để giữ. Quai dùng bằng vải hay lụa màu với nhiều lối trang trí cùng với tư thế tay giữ quai khiến cho người phụ nữ nhà quyền quý đội nón quai thao trở nên duyên dáng. Còn người phụ nữ bình dân thì khi lao động thít chặt quai khiến cái nón vững chãi che cả một khoảng rộng từ khuôn mặt đến đôi vai khỏi nắng mưa.

Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Images289180_4
Người quyền quý với chiếc nón chóp bọc đồng

Đến nay cái nón quai thao gần như không còn trong đời sống thường dụng mà chỉ còn trên sân khấu trình diễn như một chứng tích truyền thống. Chỉ còn cái nón hình chóp đến nay vẫn còn phổ biến chẳng cần mô tả.

Nhưng có điều đáng nói là xưa kia, đàn bà đội nón quai thao là đương nhiên, nhưng cái nón chóp thì lại chỉ có đàn ông đội. Điều này được chứng minh rất rõ trong các tấm ảnh chụp cho đến đầu thế kỷ XX..

Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Images289181_5
Người dân quê chồng đội nón chóp, vợ đội nón quai thao

Cái nón hình chóp mà người đàn ông Việt Nam đội có nhiều loại khác nhau tuỳ theo thân phận người sử dụng. Các nhà quyền quý nón không lớn, có khi còn lợp vài và trên chóp bọc đồng hay bạc. Trong các sắc lính thời phong kiến và ngay trong thời thuộc địa vẫn còn sử dụng khá phổ biến.

Cái nón quai thao thì còn tồn tại ở nông thôn cho đến giữa thế kỷ XX, nhưng không rõ cái nón chóp chuyển sang đầu người phụ nữ từ khi nào để đến nay cùng với tà áo dài nó gần như không thể thiếu được trong trang phục “kinh điển” của phụ nữ Việt Nam?

Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Images289177_a
Cắp nón
Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Images289178_2
Đội nón
Người Hà Nội xưa đội nón thế nào? Images289179_3
Ngả nón

Dương Trung Quốc
http://bee.net.vn
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Người Hà Nội xưa đội nón thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến