TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Vị đắng Suối Giàng

Go down 
Tác giảThông điệp
lang_tu_sau
New member
New member
lang_tu_sau


Tổng số bài gửi : 9
Join date : 25/04/2010
Age : 32
Đến từ : viet Nam

Vị đắng Suối Giàng Empty
Bài gửiTiêu đề: Vị đắng Suối Giàng   Vị đắng Suối Giàng EmptySun May 16, 2010 2:03 pm

Vị đắng Suối Giàng

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có hàng vạn cây chè cổ thụ (hơn 100 tuổi) nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao so với mặt nước biển gần 1.400 mét, trong đó có cả những cây chè trên 300 năm tuổi được xếp vào 1 trong 6 cây chè thuỷ tổ của thế giới với đường kính người ôm không xuể. Ở đây có khí hậu ôn đới, mây mù giăng kín lối đi...

Câu chuyện về những búp chè tươi to như búp đa phủ một lớp lông to nõn; khi chế biến rồi, búp chè vẫn câu móc, to ngẫy; thân búp chè sau chế biến vẫn phủ một lớp tuyết trắng đục, óng ánh, thơm ngào ngạt thì nhiều người đã biết. Nhưng đúng là ít người có cơ hội được thưởng thức thứ đó.

Vị đắng Suối Giàng Sgiang


Bởi (xin nhắc lại), có một thời kỳ dài, đường sá quá hiểm trở, chè Suối Giàng ít có cơ hội về xuôi. Lại thêm những ngày chè mất giá, bà con không bán được đành bỏ rừng chè hoang hoá.

Cây chè xanh um, càng tốt tươi thì búp chè càng lười nảy. Nhiều người tâm huyết với chè Suối Giàng đi dọc rừng chè mà ruột buốt như dùi đâm. Con bò, con dê đi loanh quanh trong rừng chè; ngóc cổ nhìn cây chè vươn cao nhưng cũng chẳng có cách nào vặt được lá chè xuống ăn.

Vị đắng Suối Giàng Che-Suoi-giang


Những người Mông suốt đời sống dựa vào cây chè hết kế sinh nhai, cũng chẳng thạo trồng lúa nương nốt, bà con bảo nhau sang mỏ vàng tít bên Văn Yên đào đãi rồi vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy vàng mắt vàng da khổ sở.

Lại thêm nạn di dân tự do tàn phá cả những triền rừng huyền thoại của Suối Giàng xanh. Một chuyên gia về chè của Liên Xô từng tôn vinh chè Suối Giàng như sau: “Chè Suối Giàng có đầy đủ hương vị của các loại trà ngon trên thế giới”. Và, họ cũng ngạc nhiên với lối chăm sóc và chế biến chè hoàn toàn thô mộc của người Suối Giàng.

Có khi đàn khỉ nhỏ chí choé leo cây hái chè, chè tươi được khỉ ném vào quẩy tấu rồi ngay lập tức được rinh lên lưng ngựa thồ về bếp chảo của người Mông chế biến trong sương mù đỉnh núi. Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp bị chín ngẫu mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng.

Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.

Vị đắng Suối Giàng Che-tan-cuong

Chè Suối Giàng xịn bán tại Thủ đô lên tới tiền triệu/kg. Ngồi trong phòng điều hoà tránh bụi bặm phố phường mà người thưởng thức cầm cái chén sứ nung thật già lửa như vẫn thấy được khói bếp của căn nhà gỗ lợp pơmu, thấy được sương mù âm u phủ từ đỉnh Chông Páo Mùa của Suối Giàng kéo về với phố xá.

Sương khói mịêt rừng về phố cùng với những búp chè câu móc phủ một lớp lông tuyết mỏng tang ấy. Bạn tôi khi ấy lại hít một bầu ngực đầy khói sương chén trà shan tuyết Suối Giàng, vị chát ngọt của chén chà như khêu máu lãng du về những chân trời núi tiếp núi trong anh.

Đầu còn xanh mượt mà anh ta đã mê những miền chè cổ vùng cao phía Bắc Việt Nam như điếu đổ, như là một người xế bóng tóc nhuộn khói sương già.

Hắn gõ vào cái đầu ngưu ẩm của tôi mà rằng: “Kiếm được trà shan tuyết Suối Giàng uống đã là tuyệt cú mèo. Nhưng anh nào lười vặn vòi nước máy toàn mùi cờ-lo (cl) ở Hà Nội là coi như hỏng hết cả cơm rượu.

Một là dùng nước đá ong vùng trung du, hai là dùng nước mang từ Tập Lăng, Giàng Cao của Suối Giàng xuống đây thưởng trà, thế mới là hảo hạng”. Hắn nói rồi vỗ đùn đen đét, tôi trông mà lại chớt nhả: trông mày mới đúng dáng của cái thằng ngưu ẩm (uống chè như trâu uống nước) – chứ cây chè shan tuyết cao vòi vọi thế, trâu ngựa nào vít xuống mà ăn được để làm món trảm mã (hay trảm ngưu) trà cho nó uống?

Tuy nhiên, thì buổi nhiều người sành sỏi như hiện nay, cái việc cõng nước, cõng ấm, cõng trà từ những xứ sở xa xôi về để thưởng, tưởng cũng là một việc tốt đẹp. Và có văn hoá. Đó là cơ hội toả hương sắc cho Suối Giàng chứ sao. Cũng như năm trước 2003, có cái cô chủ khách sạn ngoài thị xã Nghĩa Lộ đã táo bạo mang 10 đấu gạo nếp Tú Lệ (nếp ngon đệ nhất nước ta, trồng ở cánh đồng Bản Phạ, xã Tú Lệ, cùng huyện Văn Chấn, cách xã Suối Giàng của chè shan tuyết 60km); gạo cùng với 60 gáo nước của chính Tú Lệ được đem về thẳng Hà Nội.

Ai đã từng lên Yên Bái nếu không được thưởng thức cái hương vị tuyệt vời của chè, hay chưa mua được mấy gói chè về làm quà thì thật là đáng tiếc.
Về Đầu Trang Go down
 
Vị đắng Suối Giàng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến