TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt

Go down 
Tác giảThông điệp
lang_tu_sau
New member
New member
lang_tu_sau


Tổng số bài gửi : 9
Join date : 25/04/2010
Age : 33
Đến từ : viet Nam

Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt   Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt EmptyMon May 17, 2010 4:46 am

Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt.
Lịch sử đã vinh danh nhiều anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Tiêu biểu như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các vị tướng: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thái sư Trần Thủ Độ, thượng tướng quân Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu… Một trong những nhân vật không thể không nhắc tới đó là Yết Kiêu một gia nô chung thành của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã có những công lao to lớn trong chiến thắng trước quân Nguyên Mông xâm lược.

Yết Kiêu người làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là người anh hùng đặc biệt của dân tộc dưới thời nhà Trần. Cùng với những người như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái ông không xuất than từ dòng dõi hoàng tộc mà là một đại diện tiêu biểu của những người dân thường trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Tràng trai Yết Kiêu tên thật là Nguyễn Hữu Thế từ thủa nhỏ vì nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Nhưng bù lại ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Truyền thuyết kể lại rằng một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.

Năm 1285 vó ngựa Mông Nguyên ồ ạt sang xâm lược Đại Việt. Nhưng chúng không chỉ xâm lược nước ta bằng vó ngựa mà còn bằng cả những đội thuyền chiến hung hậu. Chúng chiếm thành trì, đất đai, nhà cửa, giết người cướp của… tội ác của chúng không sách nào kể xiết. Nhà Trần cùng với nhân dân đã đứng lên đấu tranh quyết liệt đánh trả quân Mông Nguyên. Vì có tài, Yết Kiêu trở thành gia nô của Trần Hưng Đạo, người gia nô chung nghĩa của vị chỉ huy quân đội Đại Việt. Cùng với Dã Tượng, ông được Hưng Đạo đại vương hết sức tin yêu. Ông và Dã Tượng đã khuyên Trần Hưng Đạo bỏ thù nhà để dốc sức vào việc đánh giặc cứu nước.
Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến quân Đại Việt thế yếu hơn địch. Một lần, trước thế giặc đương hăng, quan quân nhà Trần ở Nội Bàng (Chũ, Bắc Giang) bị thua kéo thuyền bỏ chạy về Vạn Kiếp (Hưng Yên). Một mình ông cắm thuyền ở lại bến Bãi trên sông Lục Nam, chờ đón kỳ được Trần Hưng Đạo và Dã Tượng rồi mới chèo thuyền lướt như bay, quân kỵ của địch theo không kịp. Trần Hưng Đạo thoát hiểm nhờ lòng quả cảm và tinh thần kỷ luật của Yết Kiêu không rời bỏ vị trí chiến đấu khi chưa có lệnh. Cảm kích trước lòng trung nghĩa của Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo nói: "Ôi, chim hồng hộc sở dĩ bay cao được cũng là nhờ có sáu trụ xương cánh cứng rắn, nếu không, hồng hộc cũng chỉ như chim thường thôi!"< trong Đại Việt sử ký toàn thư>. Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng là nhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhân mình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn.

Không quản ngày đêm giá rét ông lặn xuống biển lấy dùi sắt đục thủng thuyền chiến của quân Nguyên Mông, thuyền giặc bị chìm nhiều không kể xiết. Để đối phó với Yết Kiêu quân đội Nguyên Mông đã chăng lưới vây bắt. một lần không may mắn người hung song nước của quân đội Đại Việt bi giặc bắt. Chúng hỏi Yết Kiêu-“ Nước Nam có bao nhiêu người tài bơi lặn như mày”. Yết Kiêu khôn ngoan trả lời-“Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Nếu các ông thả cho tôi ra tôi sẽ dân các ông đến chỗ họ ẩn lấp, các ông tha hồ mà bắt”. Bọn giặc hí hửng tưởng bở cởi chói cho Yết Kiêu, nhân lúc bọn giặc không chú ý ông nhảy tòm xuống biển chốn về doanh trại quân ta tiếp tục cùng nhân dân đánh giặc cứu nước.

“Quốc gia đất nước cầu người hào kiệt, kẻ quân tử mong gặp được minh chủ để dốc tài, dốc sức thỏa trí tang bồng”(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Nguyễn Hiền). Lòng chung thành sang suất của những gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng chính là tấm gương phản chiếu niềm tin long yêu mền của nhân dân Đại Việt với vị Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Chính niềm tin này chứ không phải lực lượng quân đội hùng mạnh là cơ sở quan trọng đầu tiên làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chông quân Nguyên Mông.

Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Lễ hội tưởng nhớ tướng quân Yết Kiêu diễn ra tại đây vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu. Một câu nói nổi tiếng của ông khi bị giăc bắt và hỏi tên. Ông đã lạnh lung trả lời rằng-“ Ta là Yết Kiêu một tràng trai đất Việt”. Câu nói thể hiện một niềm tự hào, sự khẳng định ông là một tràng trai đấy Việt, sẽ sống chiến đấu và hi sinh trên đất Nam.

Tổng hợp.
Về Đầu Trang Go down
 
Yết Kiêu - Một chàng trai đất Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Việt Nam nhân kiệt-
Chuyển đến