Bất ổn thị trường tiêu thụ nông sản: "Vị đắng mùa vụ".
Có lẽ không ở đâu trên thế giới này, người nông dân lại phải nếm trải "vị đắng mùa vụ" như ở Việt Nam. Trúng mùa thì mất giá, nông sản nhiều loại phải bán đổ, bán tháo thậm chí là đổ bỏ. Nhưng ngay cả khi mất mùa, nông sản khan hiếm thì giá cuả không ít loại nông sản vẫn cứ lao dốc.
Một trong những loại nông sản đang phải chịu hậu quả nặng nề nhất của việc hàng nông sản liên tục giảm giá là Cà Phê. Khác với lúa, trái cây, rau củ thường trúng mùa mất giá. Những người trồng cà phê đang phải đối diện với tình cảnh vừa mất mùa, vừa mất giá. Có thể nói, đây là trường hợp không lường trước được ngay cả đối với những người lão luyện trên thương trường trong lĩnh vực cà phê.
Ông Lê Đức Thống, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên XNK 2-9 Đắk Lắk, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa), nhận xét: “Được mùa - mất giá gần như là điệp khúc xưa nay đối với cà phê nên khi vụ cà phê 2009-2010 mất mùa ai cũng tưởng giá sẽ lên, vậy mà giá vẫn ở mức thấp. Đây là một nghịch lý. Điều đó chứng tỏ thị trường cà phê rất khó lường”.
Theo ông Thống, Vicofa đã đánh giá, niên vụ 2009 - 2010 sản lượng cà phê Việt Nam giảm khoảng 20 - 30% do ảnh hưởng thiên tai bão lũ. Dù mất mùa nhưng thời điểm thu hoạch cà phê lại gặp thời tiết tốt, hầu như không mưa, nên chất lượng cà phê vụ này được nhận xét tốt nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thế nhưng giá cà phê vẫn ở mức thấp, điều khó hiểu đối với cả những người kinh doanh cà phê nhiều kinh nghiệm. Cụ thể, từ sau Tết Canh Dần, cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM chỉ còn 1.130 USD/tấn, giá mua cà phê nội địa cũng giảm trên 2.000 đồng so với hồi đầu vụ, xuống dưới 23.000/kg, mức giá được xem thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Với mức giá này, người dân không muốn bán ra bởi không đủ vốn thu vào. Ông Nguyễn Công ở thị trấn Ea Pốk, H.Cư Mgar (Đắk Lắk) tính toán, với giá bán cà phê nhân như hiện nay, nếu hạch toán tiền công của cả gia đình vào thì lỗ. Ông Công làm 2 ha cà phê nhưng chi phí đầu tư cho vườn cây tính ra gần 100 triệu đồng mỗi năm, trong khi thu hoạch chỉ khoảng 4,5 tấn cà phê nhân. “Từ phân bón, thuốc trừ sâu, dầu chạy máy tưới, thuê nhân công thu hoạch, làm cỏ... đều có giá cao hơn vụ trước từ 15 đến 20%; trong khi giá cà phê lại theo chiều đi xuống, thấp hơn chừng đó tỷ lệ phần trăm. Làm sao mà không lỗ”, ông Công kể. Những nông dân trồng Cà Phê đang phải héo mặt Khi mà những hạt Cà Phê họ sản xuất ra đang giảm giá tới mức kỉ lục. Nhiều hộ gia đình không còn đủ sức kiên nhẫn để mong đơị giá Cà Phê tăng lên nữa. Nhiều hộ đã chặt bỏ Cà Phê để trồng hoa màu và làm mô hình trang trại cho hiệu quả kinh tế cao hơn Cà Phê.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Việt Nam là nước hàng đầu trong xuất khẩu cà phê mà lại bị động về giá đến vậy? Theo Vicofa, giá cà phê thấp do những tháng đầu vụ, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng cà phê khá lớn. Khi được cung cấp dồi dào, lượng dự trữ của các nhà máy rang, xay đã đủ nên giá cà phê không giữ được ở mức cao. Vicofa nhận định, diễn biến giá cả vụ này cho thấy ngành cà phê đắng của mùa Bất ổn thị trường nông sản, Cà Phê mất giá những người nông dân đắng của mùa Bất ổn thị trường nông sản, Cà Phê mất giá những người nông dân Việt Nam vẫn chưa có chiến lược chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm, việc xuất khẩu chưa có sự điều hành thống nhất...
Nhiều doanh nhân cho rằng, trong niên vụ này, hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều thua lỗ do “sập bẫy” của giới đầu cơ nước ngoài. Đầu vụ, một khối lượng lớn cà phê được các nhà xuất khẩu ào ạt bán theo phương thức giao kỳ hạn xa, chấp nhận trừ lùi từ 100 - 105 USD/tấn, thậm chí tới 120 USD/tấn. Khi lượng cà phê này “vào rọ”, giới đầu cơ quốc tế tìm cách dìm giá buộc doanh nghiệp (DN) xuất khẩu phải nhiều lần chuyển tháng chốt giá nhằm chờ giá cao (mỗi lần chuyển tháng bị trừ mất 35 USD/tấn). Nhưng giá tiếp tục xuống khiến các nhà xuất khẩu lỗ đơn lỗ kép, do mất thêm cả tiền trừ lùi. Doanh nhân này nhận định, trong những tháng đầu vụ 2009-2010, không dưới 150.000 tấn cà phê xuất khẩu theo phương thức trên đã bị mất bình quân 100 USD/tấn, tổng cộng các doanh nghiệp cà phê thua lỗ vài chục triệu USD.
Chẳng biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể phát triển được một nền nông nghiệp tiên tiến nếu thị trường nông sản cứ trong tình trạng xuống như hiện nay. Bất ổn thị trường nông sản,nông sản mất giá những người nông dân đang phải nếm chải một mùi vị, đó là cái -“vị đắng của mùa vụ”.
"Bài viết có tham khảo tài liệu trên: báo Thanh Niên online. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn cho bài viết trên".