Cát Vàng Super Moderator
Tổng số bài gửi : 125 Join date : 08/06/2009 Age : 35
| Tiêu đề: Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) Mon May 24, 2010 9:40 pm | |
| Hồ Gươm có một bề dày lịch sử và huyền thoại song hành với bề dày lịch sử của Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội. Nhắc đến Hà Nội không thể không nói đến Hồ Gươm, người Hà nội đã từng nói rằng " Ai đến Hà Nội mà chưa tới Hồ Gươm thì chưa phải đã biết Hà Nội". Đúng là như thế , bởi Hồ Gươm là trái tim của thủ đô. Hồ nằm ở trung tâm thành phố nên được ví như lãng hoa giữa lòng Hà Nội. Hồ Gươm có tên gọi là hồ Lục thuỷ bởi vì nước hồ trong xanh suốt cả bốn mùa. Phong cảnh Hồ Gươm ngày nay thật trữ tình và gợi cảm. Ven hồ những hàng liễu rủ, nhành liễu mềm mại nhẹ đưa trong gió. Cầu Thê Húc nối cầu dẫn đến đền Ngọc Sơn, đưa du khách vào cõi u huyền, trừ tịch. Bên kia hồ, nhà Thuỷ Tạ nhoai mình trên mặt nước là nơi ngồi ngắm nhìn cảnh nước sóng lung linh, đổi màu trong mỗi buổi sớm mai. Giữa hồ, trên một gò nổi là một tháp nhỏ, bốn mặt cửa xếp tầng thành ba lớp, người ta gọi là tháp rùa. Có ngưòi nhầm lẫn tưởng đó là tháp thờ thần rùa. Thực ra đó vốn chỉ là một gò nổi chim muông đến đậu nghỉ chân và rùa lên nằm phơi nắng.Những ngày lễ họi Hồ Gươm là nơi người Hà Nội tập trung đông vui hơn cả. Và nhiều cuộc thi thể thao đã được tổ chức ở đây như: đua xe đạp, chạy maratông... Giao thừa năm nào Hồ Gươm cũng được chọn là nơi bắn pháo hoa. Hồ Gươm thoáng đạt nên thơ là thế. Nhưng thuở xưa vùng hồ này là nơi cư ngụ đông đúc của dân chài, phủ kín xung quanh hồ là những túp lều chen chúc đan xen. Len vào được mép hồ phải lách ngang, rẽ dọc, quẩn quanh mãi mới tìm được lối ra. Ngày ngày dân chài cất vó thuyền câu đủng đỉnh lượn lờ. Tiếng đập ván gỗ văng vẳng từ lúc ban mai sương phủ kín mặt hồ, vọng tiếng chuông chùa khi hoàng hôn buông xuống. Thuở ấy mặt hồ rộng lớn không hẹp như bây giờ. Thời vua Lê Chúa Trịnh một khoảng hồ đã được giành riêng lập đài câu cá cho vua chúa giải trí và cải tạo làm nơi cho thuyền rồng du ngoạn. Sau này khi Pháp vào đô hộcai trị Hà Nội (1883) đã chủ trương biến Hà Nội thành thủ phủ của ba nước Đông Dương (thời đó gồm An Nam, Ai Lao, Cao Miên nay là Việt Nam- Lào- Campuchia) và hai năm sau1885 toàn bộ cư dân ven hồ bị giải toả, con đường trục kề ven hồ từ cửa Tràng Tiền áp đê sông Hồng đến thành cửa đông được bó hẹp hình thành một hè phố. Người dân ở hè phố này sống bằng nghề khảm trai. Sản phẩm của họ chủ yếu là những khay nước , dân tình gọi là phố hàng khay- đó là dãy phố đầu tiên của Thăng Long - Hà Nội có tên gọi lưu giữ đến ngày nay. Sau khi giải toả cư dân, hồ Gươm được tu bổ trở thành cảnh quan duy nhất của Hà Nội với diện tích mặt hồ là 120000m2. Hồ Gươm thực ra chỉ là tên gọi dân dã còn theo sự tích - huyền thoại tên gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Chuyện kể rằng thời nhà Minh ở phương Bắc vào xâm lược nước ta, Lê Lợi dấy quân ở Lam Sơn (Thanh Hoá) khởi nghĩa chống giặc. Có một người dân chài tên là Lê Thận cả ba lần kéo lưới chỉ kéo được thanh sắt dài, cả hai lần kéo lên đều vớt được thanh sắt rồi vứt xuống đến lần thứ ba kéo lên vẫn là thanh sắt dài, xem kĩ thì đó là một lưỡi kiếm ( không có chuôi ). Sau đó Lê Thận theo Lê Lợi khởi nghĩa và đem theo lưỡi kiếm không chuôi. Vua Lê Lợi cầm kiếm xem thấy có chữ Thuận Thiên và lưỡi kiếm bỗng toả ánh hào quang. Khi đi qua khu rừng Lê Lợi lại thấy vật lạ trên cây . Lê Thận trèo lên cây lấy vật lạ xuống theo lời của Lê Lợi. Đó là một chuôi kiếm, tra vừa khít vào lưỡi kiếm. Lê Thận bèn dâng thanh kiếm cho vua Lê Lợi. Với thanh kiếm thần đó Lê Lợi cầm quân đánh giặc, đánh đâu thắng đó. Không đầy một năm sau thì toàn thắng. Một hôm Lê Lợi du thuyền trên hồ bỗng có con rùa nổi lên vua rút gươm báu ra chỉ cho quân sĩ biết thì rùa liền đớp ngay thanh gươm rồi lặn xuống nước. Vua cho rằng trước đây rùa thần đã giúp gươm báu đánh thắng giặc Minh, nay đất nước đã thanh bình thần lấy lại gươm, nên nhà vua đổi tên cho hồ là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) thay cho tên gọi cũ là hồ Lục Thuỷ. Chuyện vua Lê Lợi và thần rùa chỉ là huyền thoại. Nhưng rùa ở hồ Hoàn Kiếm là có thật. Thỉnh thoảng cụ rùa vẫn nổi lên. Đối với người Việt nam rùa là một trong bốn vật tứ linh ( Long, Ly, Quy, Phượng ) thường có mặt ở những nơi thờ cúng thiêng liêng. Do vậy mỗi lần cụ rùa nổi lên trên mặt nước là người dân Hà Nội đổ ra không chỉ xem cho biết mà còn để linh cảm về những điều tốt lành sẽ đem đến cho họ. Cũng chính từ câu chuyện về hồ Hoàn Kiếm như vậy mà tháp xây ở giữa hồ này gọi là tháp rùa và hơn một thế kỷ đã qua được lất làm biểu trưng cho Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm với tháp rùa đã đi vào ký ức sâu thẳm của người Hà Nội nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung với một hình ảnh đẹp và một niềm tự hào. | |
|