|
| Nét thân thương của làng quê Việt. | |
|
+4caygao115 Hoàng Hưng Tiều Phu Anh Van 8 posters | Tác giả | Thông điệp |
---|
Anh Van Member 2
Tổng số bài gửi : 33 Join date : 20/09/2009
| Tiêu đề: Nét thân thương của làng quê Việt. Thu Jun 03, 2010 6:58 am | |
| Văn hóa làng xã là một thành tố trong văn hóa truyền thống Việt Nam, bên cạnh những thành tố khác như văn hóa cung đình, văn hóa Tây nguyên... Văn hóa làng xã là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế độ thống nhất trên cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người trong khung cảnh làng xã ở nông thôn. Trong làng có đủ sĩ nông công thương, có đình, có chùa, có trường học, từ đó mà văn hóa làng xã có tính đa dạng cao. Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất đến tinh thần xuất phát chủ yếu từ làng xã. Trước khi hội nhập thì Đảng và chính phủ ta đã đưa ra rất nhiều những biện pháp và kế hoạch, những khẩu hiệu, phương hướng cho việc bảo tồn và phát huy “nền văn hóa Việt” mà đặc biệt là văn hóa làng xã. Nhưng chúng ta cũng đã biết thì trong quá hội nhập với thế giới thì những nét văn hóa làng xã đã không còn được như trước, rất nhiều những yếu tố tác động vào làm cho nó thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. Những gì còn lại là rất ít với chúng ta, với đà phát triển và hội nhập như thế này, liệu một năm, hai năm, ba năm nữa thì những gì con lại sẽ là gì… Nói không đâu, ngay đến việc bảo vệ nét kiến trúc cổ của làng quê Việt cũng đang là một vấn đề rất khó khăn. Những gì còn lại mà còn giữ được nét hoang sơ đó là ngôi đình, mái chùa, giếng nước, gốc đa…Đó là những nét đẹp không thể thay thế và phục hồi của làng quê Việt. Rất nhiều người trong chúng ta sinh ra và lớn lên gắn liền với làng quê, họ có thể hiểu được thế nào là làng, thế nào là xa quê nhớ những gì thân thuộc nhất với họ. Rất nhiều người khi nhìn thấy bộ mặt quê hương mình đổi khác họ cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng liệu khi họ nhìn về ngày xưa và nhìn lại bây giờ liệu mấy ai con thấy những con đường làng, những mái đình… Rất it mà thôi, tất cả không còn được như trước. chúng ta hãy hình dung, được cái gì và mất cái gì. Chúng ta hãy nhìn về biểu tượng của lang quê Việt. Cổng làng không phải là biểu tượng duy nhất của một làng quê mà nó tồn tại cùng với cây đa, mái đình. Đối với những người xa xứ, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong một làng thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều của làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những con đường bê tông mở rộng, với những xe công nông, ôtô tải ra vào phục vụ những nhu cầu thường nhật ngày càng lớn của người dân nông thôn. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó của người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Cái đình trang trọng và thiêng liêng, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước (thần Tản Viên)... ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn... Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng. Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ Chẳng phải ngẫu nhiên mà hình ảnh giếng làng cứ đi về trong nỗi nhớ của những người xa quê. Cái giếng có mặt trong đời sống của người Việt bắt đầu bằng câu chuyện cổ tích khi cô Tấm nuôi giữ con cá bống. Rồi giếng thành huyền thoại khi Trọng Thủy gieo mình tự vẫn, giải oan cho tình yêu của nàng Mỵ Châu... Cái giếng giữ phần âm của làng. Bản thân cấu trúc hình tròn, chiều sâu đi vào lòng đất, vị tanh hơi ngọt và độ lạnh của nước giếng đã nói lên điều đó. “Hơn nữa, giếng đôi khi còn là cái gì đó linh thiêng và thần bí. Trên đền Hùng giờ vẫn còn giếng Ngọc. Chính vì vậy, trong tâm thức người Việt, giếng không chỉ là con mắt của đất, nó là trái tim của làng, cái hồn của xóm. Giếng nước là nơi tụ hội nguồn sống, nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt, làm gương soi cho các cô gái làm duyên. Sự phát triển khoa học kỹ thuật cùng với điện khí hóa nông thôn đã làm cho những chiếc giếng làng hầu hết trở thành… di tích. Tuy vậy, giếng nước - người bạn tri ân bao đời nay - vẫn mãi là những hình ảnh thân thương, gần gũi trong tâm thức mọi người khi nhớ về làng quê. Không chỉ có như thế, còn rất nhiều những thứ khác mà làng quê Việt ẩn dấu, nhưng những gì còn lại là rất it. Đó là những nét thân thương làng quê Việt. Chúng ta hãy giữ lấy những gì đẹp nhất cho thế hệ mai sau. Mọi người hãy cùng nhau chung tay, góp sức tiếp bước hào khí “Đông A” xây dựng, bảo vệ, quê hương Việt Nam nói chung và những gì còn lại của “xóm làng Việt” trước những thay đổi quá trình hội nhập của đất nước. | |
| | | Tiều Phu Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 261 Join date : 26/04/2008 Age : 35 Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Thu Jun 03, 2010 8:59 am | |
| Rất cảm ơn Anh Văn đã nói giúp tôi một phần suy nghĩ của mình về văn hóa Việt Nam đang mất dần bản sắc.
Tôi có chỉ một điều băn khoăn hơi nhỏ một chút thế này. Anh Văn có viết "... làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều của làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những con đường bê tông mở rộng, với những xe công nông, ôtô tải ra vào ..." Tôi thiết nghĩ, những con đường được bê tông hóa và các phương tiện vận tải thô sơ cũng làm nên một nét rất riêng của làng quê. Ngày nay chúng ta hầu hết đều muốn cuộc sống nhân dân tốt đẹp hơn, những con đường trải nhựa hay bê tông sẽ làm việc đi lại đỡ vất vả hơn, một chiếc công nông sẽ luân chuyển vật tư nhanh hơn chiếc xe bò truyền thống. Những bức ảnh Anh Văn đưa lên tôi thấy rất đẹp, rất "quê Việt" không có gì là biến thái hay kệch cỡm. Bản thân tôi cũng là người nhà quê, tôi luôn mong cho quê mình phát triển hơn. Những bức ảnh Anh Văn đưa lên có những con đường bê tông kiên cố có những hàng lan can xây mới, có cổng làng dưới bóng đa,... Đó cũng là mơ ước của tôi nói riêng và của dân làng tôi nói chung.
Anh Văn viết: "...góp sức tiếp bước hào khí “Đông A” xây dựng, bảo vệ, quê hương Việt Nam nói chung và những gì còn lại của “xóm làng Việt” trước những thay đổi quá trình hội nhập của đất nước...". Theo tôi được biết thì hào khí Động A là hào khí chống giặc ngoại xâm của thời Trần. "những gì còn lại của "xóm làng Việt" " theo anh văn ở đây là gì? Tôi nghĩ, trong cuộc sống, sự phát triển là rất cần thiết. Bài viết của Anh Văn tôi rất thích, nhưng vẫn có chỗ cần làm rõ như vậy. Theo thiển ý của tôi, Anh Văn nên chuyển bài viết này thành một đề tài, trong đó Anh Văn nên tập trung vào yếu tố giữ gìn bản sắc trong sự phát triển. Ngày nay, mặt trái của sự phát triển là rất nhiều nhưng không phải đâu cũng là mặt xấu. Vấn đề là con người ta phải biết được giữ được những bản sắc của làng quê chúng ta trong sự phát triển. Anh Văn nên tham khảo bài viết về nông thôn ngày nay của anh Cát Bụi. Nếu tập trung cao độ, tôi tin Anh Văn sẽ thành công hơn.
Chúc thành công. | |
| | | Hoàng Hưng Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 408 Join date : 27/04/2008 Age : 37
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Thu Jun 03, 2010 11:06 am | |
| Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã làm biến đổi rất nhiều bộ mặt của làng quê Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Những hình ảnh trong bài viết trên là một phần những gì mà làng quê Việt còn giữ lại được, nhưng không phải là còn nhiều. Chắc tieugia_mv còn nhớ, có lần bạn đã sử dụng một hình ảnh cây đa cổ thụ ở gần cổng làng, nhưng dưới gốc đa ấy dựng đầy xe máy và mấy người ngồi trên xe với phong cách rất "hiện đại". Đại bộ phận giới trẻ ngày nay chẳng còn mấy để ý đến những điều bình dị thân thương ấy nữa, đó là điều rất đáng buồn. | |
| | | Anh Van Member 2
Tổng số bài gửi : 33 Join date : 20/09/2009
| Tiêu đề: Nét thân thương của làng quê Việt. Fri Jun 04, 2010 8:36 pm | |
| Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý cũng như những thành ý mà anh tieugia_mv giành cho tôi.
Tôi xin giải thích những điều băn khoăn của anh như sau:
Về câu đầu tiên mà tôi viết:" làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều của làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những con đường bê tông mở rộng, với những xe công nông, ôtô tải ra vào ..." Tất nhiên trong mỗi chúng ta ai cũng muốn quê hương mình đổi mới đúng không, tôi cũng không loại trừ điều đó. Nhưng với tôi, đổi mới phải như thế nào để không làm mất đi những giá trị văn hóa của làng quê mình. Đường thì tất nhiên phải "mới", xe ôtô thì cũng phải "thay" đúng không. Nhưng thay đổi đi những cái cũ, đó là thay đổi những cái có thể thay được, còn những cái cũ mà không thể thay thì chúng ta phải biết giữ gìn nó, phát huy nó, không để cho nó mất đi. Còn tôi nhìn thấy làng quê của mình thay đổi khác, tôi thấy đường mới làm hôm qua, hôm nay lại sửa, liệu họ làm một con đường nếu cái cổng làng "vướng quá" họ có giữ nguyên trạng được cái cổng đó không...Tôi thích những con đường quanh co, uốn khúc, tôi thích những buổi chiều thả diều trên bờ đê... Tôi nhớ những ngày như vậy.
Còn những bức ảnh tôi đăng lên diễn đàn là do tôi thu thập trên mạng mà có, do khả năng về internet có hạn nên tôi chỉ có thể tìm được những bức ảnh như vậy, nó cũng chưa phù hợp với những suy nghĩ của tôi lắm. Nếu khi nào có điều kiện thì tôi sẽ trực tiếp chụp những bức hình như mình mong muốn và viết bài như tôi mong đợi.
Đây những bức ảnh về làng quê Việt mà tôi tìm được, tất nhiên đây chỉ là một khía cạnh mà tôi. Tôi đăng những bức ảnh này với ý định nói cho mọi người biết làng quê Việt đang còn những cái cổng làng, những mái đình... như vậy. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn những gì còn lại đó.
Còn câu thứ hai mà tôi viết:"góp sức tiếp bước hào khí “Đông A” xây dựng, bảo vệ, quê hương Việt Nam nói chung và những gì còn lại của “xóm làng Việt” trước những thay đổi quá trình hội nhập của đất nước...". Thì theo tôi tìm hiểu, hào khí "Đông A" đây là hào khí chống giặc ngoại xâm thời Trần thì hoàn toàn đúng. Nhưng đó là trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm, còn trong thời kỳ hòa bình thì hào khí này vẫn được phát huy trong việc kiến thiết, dựng xây đất nước. "Hào khí Đông A còn thể hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị, lịch sử mà cả trên các lĩnh vực văn hoá, học thuật... Hào khí này sẽ âm vang ở thời đại sau. Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có tư thế của một con người tráng chí bốn phương, tâm hồn phóng khoáng, rộng mở. Trong Cảm hoài của Đặng Dung có phong thía của đấng anh hùng thất bại mà vẫn ngạo nghễ trước cuộc đời..."
Còn vấn đề đề tài của bài viết này, ở đây tôi đưa ra một số hình ảnh quen thuộc và thân thương về làng quê Việt cho mọi người được thấy, chủ yếu vấn đề tôi muốn nói với các bạn ở đây là những gì còn lại nơi làng quê yêu dấu là rất ít, chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ những gì còn lại, đừng bao giờ đánh mất đi những giá trị mà nói đã có và đang có.
Được sửa bởi Anh Van ngày Fri Aug 12, 2011 8:18 am; sửa lần 2. | |
| | | caygao115 Member 1
Tổng số bài gửi : 12 Join date : 21/12/2009
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Fri Jun 11, 2010 2:45 pm | |
| yeu lắm văn hóa làng nhưng than ôi ngày nay sự pha tạp làm mất văn hóa làng mất rồi. | |
| | | Nhị_Gia Member 2
Tổng số bài gửi : 32 Join date : 11/01/2009 Age : 35 Đến từ : K34G Việt Nam Học- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Sat Jun 12, 2010 1:38 am | |
| Văn hóa làng hiện nay có những nơi tạo cho người yêu văn hóa truyền thống Việt một sự thất vọng pha lẫn với ngậm ngùi, nhưng đó chỉ là số nhỏ của một số vùng. Đại đa số những làng quê Việt bây giờ vẫn giữ được những nét đẹp có thể nói là tuyệt vời. Những ai yêu văn hóa, tìm hiểu văn hóa và làm những công tác văn hóa xin hãy cố gắng giữ vững và phát huy những nét đẹp thanh khiết đó. Để "làng" của Kim Lân không trở nên xa lạ với con cháu đời sau. | |
| | | Tiều Phu Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 261 Join date : 26/04/2008 Age : 35 Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Sat Jun 12, 2010 8:47 am | |
| Tôi rất đồng tình với Nhị Gia. Chúng ta nên khai thác nhiều đến yếu tố văn hóa trong sự phát triển. Ví dụ như lễ cưới của người thôn quê chẳng hạn, nay sao xưa thế nào. Hay đơn giản hơn như là những mái đình, giếng nước,... Đúng là ngày nay có những thứ rất kệch cỡm nhưng vẫn có những điều vẫn tốt đẹp. Chúng ta nên xoáy sâu vào những thứ tốt đẹp để gìn giữ và ngược lại. | |
| | | congchua_khanlua_hkd New member
Tổng số bài gửi : 3 Join date : 31/12/2010
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Fri Dec 31, 2010 11:19 pm | |
| Các bác ơi làm ơn júp em với em chưa tìm được tài liệu phần này: ảnh hưởng của khí hậu tới đời sốn văn hóa 3 miền bắc trung nam. Cám ơn các bác nhìu nhìu | |
| | | Hoàng Hưng Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 408 Join date : 27/04/2008 Age : 37
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Sat Jan 01, 2011 12:04 pm | |
| Bạn tìm đọc cuốn Văn hóa vùng và Phân vùng văn hóa Việt Nam nhé. Hiện nay cuốn sách này rất khó kiếm, khó mua. Vì vậy bạn xem bạn bè có thì mượn photo hoặc bạn thử đến các thư viện tìm xem, nếu bạn ở Hà Nội thì đến thư viện Quốc gia photo bạn à. | |
| | | congchua_khanlua_hkd New member
Tổng số bài gửi : 3 Join date : 31/12/2010
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Sat Jan 01, 2011 11:00 pm | |
| Tôi vẫn nhớ có lần về Hải Dương chơi. Tôi đã yêu ngay cai không khí ở đó. một cảm giác rất quê yên tĩnh nhiều cây côi mát mẻ rất thân thương. Ở đó con người còn sông với nhau rất tình cảm nữa. Họ chia sẻ với nhau từ củ khoai lang luộc chân chất thật thà. một vài dòng không thể nói hết được cảm giác của tôi. Nếu các bạn có dip về Hải dương hãy ghé qua Thanh Hồng Thanh Hà nha | |
| | | lang_tu_sau New member
Tổng số bài gửi : 9 Join date : 25/04/2010 Age : 33 Đến từ : viet Nam
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Sun Jan 02, 2011 11:50 pm | |
| Văn hóa làng Việt hiện nay đúng là đang bị pha tạp bởi rất nhiều những luồng văn hóa khác nhau. Nói chẳng đâu xa, trong chuyến đi tham quan ở làng cổ Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây- Hà Nội. Đây là một trong những ngôi làng cổ và in đậm nét văn hóa làng xã Việt Nam nhưng giờ đây những nét văn hóa làng cũng đang ngày càng mai một dần. Những ngôi nhà cổ dần dần bị thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Văn hóa làng xã trước đây cũng đang mờ dần đi trong cuộc sống của những con người nơi đây. Đây đúng là một sự ngậm ngùi và xót xa cho những giá trị văn hóa truyền thống.
Tôi xin phép được nói đôi lời về quê tôi. Quê tôi, một vùng quê nghèo thuộc xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đó là một vùng quê nghèo về kinh tế chứ không bao giờ nghèo về văn hóa làng xã truyền thống. Tất cả các phong tục tập quán như cưới xin; ma chay; lễ tết... đều vẫn rất dân dã cổ truyền. Hay như cách sống, sinh hoạt của những người cùng làng, hàng xóm láng giềng cũng rất thân mật vui vẻ, chia sẻ với nhau những lúc vui vẻ cũng như đau buồn. Đó là những nét văn hóa rất đáng quí mà quê tôi vẫn còn giữ được cho đến ngày nay. Nếu có dịp nào đó về thăm Yên Bái thì các bạn nghé qua quê mình nhé. Các bạn ơi..! "Các bạn hãy làm những gì có thể để những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông ta để lại không bị mất đi bởi chính thế hệ trẻ chúng ta nhé." Cảm ơn các bạn. | |
| | | vukhieu New member
Tổng số bài gửi : 1 Join date : 11/08/2011
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Thu Aug 11, 2011 10:08 am | |
| Cũng khó nhỉ! khi mà chúng ta vừa muốn có cuộc sống văn minh hiện đại, nhưng lại vẫn muốn giữ lại được những nét đẹp xưa của cha ông mình. Chúng ta chỉ có thể được chấp nhận 1 trong 2 thứ ấy mà thôi hoặc là phải trả một cái giá nào đó không nhỏ cho việc giữ gìn, bảo tồn như xây lại cái cổng, cái đình cũ to hơn phù hợp với không gian và dân số thời công nghiệp. | |
| | | Tiều Phu Người sáng lập
Tổng số bài gửi : 261 Join date : 26/04/2008 Age : 35 Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. Fri Aug 12, 2011 10:57 am | |
| Trước khi nói về văn hóa, chúng ta nên xét vê tính khả dụng của vấn đề. Văn hóa cũng từ đây mà ra. Những gì không phù hợp hoặc không còn phù hợp sẽ rất dễ bị đào thải. Tôi lấy ví dụ như 1 nghề mà rất phát triển ở nông thôn Việt Nam xưa, đó là nghề đóng cối xay.
Ngày xưa, các gia đình đều phải có 1 cái cối xay, 1 cối giã. Do vậy, người làm nghề đóng cối rất được chuộng và rất phát triển. Nhưng đến ngày nay, cối chỉ còn lại ở rất ít gia đình và nó cũng ít khi được sử dụng, tất nhiên nghề đóng cối biến mất. Vậy các bạn thử xem chúng ta bảo tồn nghề này như thế nào?
Một chuyện nữa tôi nghĩ có khi cũng sắp xảy ra đó là chuyện cái nón. Nón lá là vật dụng rất phổ thông trong làng quê Việt. Hiện nay, các gia đình trẻ thậm chí ko có lấy 1 cái nón trong nhà. Vậy văn hóa nón Việt và làng nghề làm nón sẽ ra sao. Chúng ta bảo phải gìn giữ. Vậy trước hết hãy nhớ rằng người làm nón làm ra cái nón là để mưu sinh, bán sản phẩm và lấy tiền. Không ai đội thì không bán được hàng, tất nhiên họ ko làm nữa. Thế là mất.
Tất nhiên, cái nón vẫn được làm ra để phục vụ du lịch, còn cái cối kia có phục vụ nhiều không, có tính khả thi không. Trước khi xem xét một vấn đề văn hóa, chúng ta nên ngẫm thật kĩ khái niệm văn hóa. Đành rằng có nhiều khái niệm thật nhưng chúng ta đang xét về vấn đề Tổng quan về Văn hóa chứ không phải văn hóa trong một lĩnh vực nhỏ nào.
Xin chân thành cảm ơn. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nét thân thương của làng quê Việt. | |
| |
| | | | Nét thân thương của làng quê Việt. | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |