TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chợ và cảnh Mường Hum

Go down 
Tác giảThông điệp
vespa08031988
Member 2
Member 2
vespa08031988


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 10/06/2009
Age : 36
Đến từ : k32g_VNH _SP2HN

Chợ và cảnh Mường Hum Empty
Bài gửiTiêu đề: Chợ và cảnh Mường Hum   Chợ và cảnh Mường Hum EmptyWed Sep 15, 2010 9:51 pm

Chợ và cảnh Mường Hum
Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát. Từ thị xã Lào Cai, đi ô tô qua 20km đường nhựa tới huyện lỵ Bát Xát, rồi từ đây vượt thêm 24km đường đèo để đến chợ Mường Hum.

Từ thành phố Lào Cai đi theo hướng tây bắc 45km, qua quần thể hang động Mường Vi, tới Bản Xèo, trước mắt là vùng núi non hùng vĩ với những làn mây lan toả, là con đường vắt ngang sườn dốc thoải dần dẫn ta vào một phố nhỏ. Đó là phố núi Mường Hum.
Mường Hum xưa chỉ có hai dãy nhà chạy dọc đường, nên mang vẻ buồn hiu hắt. Chỉ đến ngày chợ mới bừng dậy náo nhiệt bởi tiếng người, ngựa và rực rỡ sắc màu trang phục từ các núi cao dồn về.

Nay phố đã đông đúc hơn lên. Bên cạnh những nếp nhà trình tường lợp ngói ống phong rêu cổ kính, xen lẫn là những nếp nhà ngói đỏ và lác đác nhà hình hộp không mấy hợp cảnh, nhưng đó là vật chứng của cuộc sống văn minh hiện đại.
Suối Mường Hum là khúc tình ca không lời suốt đời lặng lẽ làm duyên cho đất trời và con người. Tới đây ai có dịp ăn cá suối một lần, hẳn không thể quên được dư vị của nó.

Cá nướng hoặc rán ăn thơm ngon, không tanh. Đó là suối Pia ngờ. Cá Pia ngờ mình xanh, đầu dẹt, thân lạc. Non đu đủ băm nhỏ trộn lẫn với ruột cá tra nhiều gia vị, rồi chưng, hoặc hấp sẽ được một món đặc sản. Đó cũng là môn thuốc bổ quý hiếm.
Mường Hum còn bảo lưu gần như nguyên vẹn nếp sống văn hoá truyền thống. Khách đường xa dẫu là chưa quen biết cũng đều được đón tiếp niềm nở chân tình, sự tiếp đón không chỉ là vài lời xã giao mà được mời ăn bữa cơm, uống chén rượu tình.

Vào ngày tết Nguyên Đán, lễ hội Gioóng poọc, tết thanh minh, ngày lễ xá tội vong nhân hay ăn cơm mới mừng thu hoạch, nhà nhà mời nhau ăn bữa cơm rau muối với thịt vịt, thịt lợn hoặc thịt trâu, bò sấy khô nấu với rau cải. Xưa kia cùng với nó là hội xòe, múa quạt.
Đất đai cho cơm gạo thơm dẻo, suối nước cá ngon, nên ở đây các cô gái đều trắng nõn nà, dù đi đâu, ở đâu ai cũng nhận đó là cô gái Mường Hum.
Chợ Mường Hum nay họp ngày chủ nhật, là nơi hội tụ, giao lưu gắn bó tình đoàn kết. Từ chiều tối hôm trước, người từ các xã dồn về, các quán thắng cố nghi ngút khói, toả nên hương vị của núi rừng. Người có tuổi thì dốc bầu tâm sự thăm hỏi. Các chàng trai, cô gái thủ thỉ tâm tình, rồi hẹn nhau một ngày nên đôi lứa.
Với Mường Hum còn nhiều điều chưa thể nói hết. Phố núi vùng cao thanh bình này còn chứa đựng nhiều nét văn hoá cổ truyền qua các dịp lễ hội, đang vẫy gọi du khách ghé thăm

Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên cuối tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi của bà con các dân tộc Hà Nhì, H’Mông, Hoa, Giáy, Dao Ðỏ, Dao Tuyển, Hán...
Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại...
Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách không khỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ H’Mông váy hoa gợi cảm, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Ðẹp không kém là bộ trang phục Dao đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyết hoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rực được kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thích ngắm nhất.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/kocoanh_mattroivanmoc88/
 
Chợ và cảnh Mường Hum
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến