- Code:
-
Gần đây dư luận và báo chí nói nhiều đến những vấn đề xoay quanh bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", để rộng đường dư luận, Diễn đàn Việt Nam học xin giới thiệu tới bạn đọc những ý kiến của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân được đăng trên Tuanvietnam.net.
Tác giả:Nguyễn Đắc Xuân
"Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt" Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là chư hầu của Trung Quốc. - Nhà văn nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân viết.LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.Là một nhà văn nghiên cứu lịch sử ở Huế và không chuyên về chuyện làm điện ảnh,nhưng do tôi có chút kinh nghiệm nghiên cứu cổ trang để "tái hiện lễ đăng quang của vua Quang Trung"- một lễ hội quan trọng trong Chương trình Festival Huế 2008 và là tác giả bài báo "Làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn -kiến nghị một giải pháp" đăng trên báo Hồn Việt (số 11, tháng 5-2008) cách đây mấy năm, một vài báo hình và báo điện tử chuyển cho tôi xem một số hình ảnh, đoạn phim ngắn giới thiệu bộ phim cổ trang truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn,đường tới thành Thăng Long sẽ phát sóng trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Họ đặt cho tôi một số câu hỏi về sự cảm nhận về bộ phim đó.
Chưa được xem bộ phim dài 19 tập này, khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước", nên tôi chưa có ý kiến gì về nội dung kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử VN. Tôi chỉ xin bình luận về những thông tin, hình ảnh đã thu thập được từ những đoạn phim quảng cáo, giới thiệu phim mới.
Không chuyên về chuyện làm điện ảnh, nhất là phim lịch sử, nên bài viết có điều gì bất cập, kính mong các nhà chuyên môn, các nhà sử học, các thức giả bổ cứu hoặc cho tôi một cơ hội được học thêm.
Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên- có hiểu lịch sử VN?Người viết kịch bản: Tác giả kịch bản được công bố là ông Trịnh Văn Sơn - Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Trường Thành (có người gọi ông là Sơn Trường Thành - cũng là Giám đốc sản xuất bộ phim). Trịnh Văn Sơn là một người chưa bao giờ được giới điện ảnh VN biết tên là một nhà viết kịch bản phim nói chung chứ chưa đề cập đến người viết kịch bản phim lịch sử nói riêng.
Ông đột nhiên "nổi lên" như một bậc thầy viết kịch bản lớn. Không rõ kịch bản phim lịch sử đầu tay của ông Sơn Trường Thành có được một bậc thầy viết kịch bản phim lịch sử VN nào góp ý trước chưa? Chỉ biết ông đem kịch bản của ông qua nhờ nhà viết kịch bản nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chương Hòa"chuốt lại".
Ông Kha Chương Hòa là một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc giỏi, nhưng ông chưa hề biết tâm tính người Việt Nam, chưa hề học lịch sử Việt Nam, (nếu có học thì cũng là sự méo mó, xuyên tạc từ sách sử Trung Quốc về Việt Nam). Vì thế tôi nghi ngờ cái sự chuốt đúng đắn của ông Chương Hòa về lịch sử VN quá!
Ông Sơn Trường Thành lại nổi lên như một nhà "đại tư bản" trong giới kinh doanh văn hóa VN. Ông đã bỏ ra đến trên 100 tỷ đồng (nghe nói 7 triệu USD)để thuê người Tàu dựng cuốn phim đầu tay của mình. Ông đóng góp một công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hay ông lợi dụng 1000 năm Thăng Long để kinh doanh văn hóa nghệ thuật? Sự thực như thế nào còn phải chờ thực tế trả lời.
Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái) và ông Trịnh Văn Sơn - Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành Đạo diễn: Bộ phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long có 3 đạo diễn:
Đạo diễn Cận Đức Mậu, là một người làm phim cổ trang của Trung Quốc nổi tiếng,tôi rất kinh phục. Nghe nói trước khi bắt tay làm phim, Cận Đức Mậu đã có lần sang VN, đến thắp hương ở đền vua Đinh, vua Lê, tượng đài Lý Công Uẩn,tuyển chọn diễn viên và "cảm nhận văn hóa Việt". Nhưng tôi không tin"ông ấy hiểu rất rõ về VN", nhất là lịch sử VN như một người có trách nhiệm trong đoàn làm phim đã khẳng định.
Cận Đức Mậu sang VN vái chỗ này, thắp hương nơi kia có khác gì hàng triệu khách du lịch đến VN? Vài cái chắp tay vái lạy, đôi lần thắp vài cây hương không thể chứng tỏ được sự hiểu biết lịch sử và sự kính trọng tổ tiên chúng ta của vị đạo diễn.
Nếu hiểu và tôn trọng lịch sử VN thì không bao giờ ông tùy tiện tạo sự hoành tráng cho bộ phim bằng những cảnh kỵ mã phi trên thảo nguyên vô cùng xa lạ với dân tộc VN như ảnh dưới đây:
Ngựa phi đường xaĐây là đội kỵ binh của Nguyên Mông. Trong lịch sử từ xưa đến nay VN chưa bao giờ có một đội quân mặc giáp trụ cưỡi ngựa như thế. Đường VN hẹp, nhiều sông suối, cầu nhỏ, không có những cánh đồng cỏ lớn lấy đường đâu cho kỵ binh đi,lấy cỏ đâu cho một đoàn ngựa chiến như thế ăn?
Chỉ có những đạo diễn không biết gì về hoàn cảnh VN mới tự tiện ghép những những màn kỵ binh có sẵn trong phim cổ trang của Trung Quốc vào cho phim VN như thế thôi.
Một thông tin trên mạng tôi không nhớ địa chỉ cho biết bộ phim còn có một đạo diễn thứ hai nữa cũng là người Trung Quốc. Vị này là người phụ tá đắc lực cho đạo diễn chính Cận Đức Mậu, được đạo diễn chính giao thực hiện phần quan trọng của bộ phim.
Đạo diễn Tạ Huy Cường là người VN, đã đạo diễn một số phim ngắn ở VN (đạo diễn game show Chắp cánh thương hiệu) chưa có mấy tên tuổi trong giới điện ảnh VN.Chính anh đã tự nhận là "lần đầu tiên làm phim cổ trang lớn" ở Trung Quốc. Anh không biết tiếng Trung nên khi "không có phiên dịch... thì chúng tôi nói chuyện với ê kíp của Trung Quốc bằng hình thể hoặc nói xong nhìn nhau cười".
Qua đó ta có thể biết đạo diễn Tạ Huy Cường không có vai trò gì nhiều khi quay các trường đoạn hoành tráng do hàng trăm diễn viên Trung Quốc đóng.
Đạo diễn Tạ Huy Cường có mặt ở trường quay Hoành Điếm, Triết Giang (Trung Quốc)trong thời gian quay bộ phim, có lẽ chỉ trên tư cách một người đi học việc, đi tu nghiệp làm phim cổ trang và được thực tập đạo diễn một số đoạn dân chúng đơn giản thôi.
Vai trò của đạo diễn VN giới hạn như vậy khó có thể tạo được cái hồn Việt cho bộ phim.
Diễn viên: Phim có 45 nhân vật chính, phần lớn những nhân vật chính do diễn viên VN đảm nhận. Diễn viên Tiến Lộc (theo báo chí viết anh vừa được biết đến trong vai ca sỹ Quang Bình đồng tính trong phim Nhà có nhiều cửa sổ) đảm nhận vai Lý Công Uẩn. Lần đầu tiên Tiến Lộc đóng phim lịch sử. Á hậu Thụy Vân (chưa hề đóng phim bao giờ) vào vai Lê Thị Thanh Liên - hồng nhan tri kỷ của Lý Công Uẩn.Diễn viên - NSƯT Trung Hiếu của nhà hát kịch Hà Nội được chọn vào vai Đinh Bộ Lĩnh. Nam diễn viên Hoàng Hải vào vai Lê Hoàn, Phan Hòa trong vai Thái hậu Dương Vân Nga.v.v.
Sự hiểu biết về lịch sử VN đặc biệt là triều Lý của những diễn viên chính này rất mỏng. Do đó mọi diễn xuất của họ đều do đạo diễn Trung Quốc "bảo chi làm nấy".
Ngoài những diễn viên chính, còn toàn bộ diễn viên đóng thế, hàng trăm diễn viên quần chúng đều thuê người Trung Quốc. Với một dàn diễn viên làm theo ý Trung Quốc hoặc diễn viên Trung Quốc chính cống chuyên đóng phim Trung Quốc như thế thì lấy đâu ra cái hồn Việt để kỷ niêm 1000 năm Thăng Long đây?
Một cháu nhỏ ghiền phim Trung Quốc xem tấm ảnh này:
Cháu liền kêu lên - "Tần Thủy Hoàng! Tần Thủy Hoàng!" Tôi đính chính:"Vua nhà Lý nước mình đó!". Cháu vui mừng: "Rứa hả ông? Vua Lý nước mình giống Tần Thủy Hoàng. Oai thật!".
Một người bạn ngồi uống cà-phê bên sông Hương thấy tấm ảnh này trên tay tôi liền có lời bình rằng: "Tổ tiên mình làm gì có cái búi tóc dựng đứng trên chóp đầu như vậy? Đến đầu thế kỷ 19, điện Minh Thành trong lăng Gia Long vẫn chưa có sơn, còn để mộc, huống chi thời Lý cách đó 9 thế kỷ mà cung điện nhà Lý đã sơn đỏ chót như rứa? Nội cái màu sơn đỏ chót đó cũng đã toát lên cái"chất Tàu" của bộ phim rồi!"
Người thiết kế, người sản xuất cổ trang và câu chuyện "Trung hoa hóa"
Chuyện thiết kế cổ trang: Như trên đã viết, cách đây mấy năm, tôi được mời cùng với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế nghiên cứu thiết kế cổ trang để phục dựng Lễ tế Nam Giao (2004) và lễ đăng quang của vua Quang Trung (2008). Phục trang cổ của Tế Nam Giao chỉ cách chúng ta có hơn 60 năm, trong các thư viện còn nhiều hình ảnh của Pháp để lại nên việc nghiên cứu phục chế cổ trang không khó lắm.
Nhưng việc nghiên cứu phục trang của dân chúng và quân đội của vua Quang Trung trong lễ đăng quang của ông thì vô cùng khó khăn. Không tìm đâu ra hình ảnh trang phục của các dân tộc đã từng phục vụ vua Quang Trung hồi cuối thế kỷXVIII (chỉ cách nay 2 thế kỷ thôi). May sao chúng tôi đọc được cuốn
Voyage to Cochinchinain the Years 1792 anhd 1793 (Hành trình đến xứ Đàng Trong những năm 1792 và1793) của John Barrow.
Trong sách có nhiều hình ảnh các tầng lớp dân chúng, dụng cụ trong đời sống,thuyền bè, sông núi năm 1792. Người phương Tây vẽ, nên người Việt ra Tây cả.Chúng tôi nhờ các họa sĩ có tay nghề ở Đại học Mỹ thuật Huế vẽ lại các hình vẽ đó bằng nét vẽ VN. Các bạn dù tay nghề cao nhưng phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần mới được duyệt để dùng. Đến khi đi may mẫu, thợ may là con cháu của thợ may Cung đình Nguyễn ngày xưa nhưng cũng phải may đi may lại nhiều lần mới đạt yêu cầu.
Nhờ có phục trang cổ như thế mà cuộc lễ Đăng quang của vua Quang Trung ở núi Bân tháng 12-2008 đã được báo chí và giới nghiên cứu hoan nghênh.
Với một chút kinh nghiệm đó, trong bài "Làm phim Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn -kiến nghị một giải pháp " (Hồn Việt, số 11, 5-2008, tr. 12-13) tôi nghi ngờ khả năng phục chế được "Dân phục, quan phục, vua phục, cảnh trí cách đây 1000 ngàn năm" của VN, và đề nghị hoãn lại việc làm phim Lý Thái Tổ đã đặt hàng cho Hãng phim truyện VN sản xuất. Bài báo của tôi là một trong những ý kiến tham khảo của ông Phạm Quang Long - GĐ Sở VHTT Hà Nội trong việc rút lui quyết định làm phim Lý Thái Tổ với kinh phí 200 tỷ đồng.
Với một chút kinh nghiệm nghiên cứu thiết kế cổ trang năm ấy, tôi xin có ý kiến về việc thiết kế cổ trang phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long như sau:
Người được mời thiết kể trang phục cổ cho phim là Tiến sĩ Đoàn Thị Tình. Qua báo chí tôi được biết TS Tình đã có một bản thiết kế rất chi tiết giao cho đoàn làm phim đem sang Trung Quốc thuê may. Nhưng vì "tuổi tác" không qua tận nơi để theo dõi việc sản xuất cổ trang được, bà phải nhờ họa sĩ Phan Cẩm Thượng giúp. Đoàn làm phim đã sử dụng trang phục cổ do bà thiết kế và sản xuất bên Trung Quốc.
Nay bộ phim đã xong và đã trích đoạn làm trailer quảng bá rộng rãi trên mạng toàn cầu và báo chí VN. Dư luận la hoảng lên là phim cổ trang "lai Tàu" quá. Bà đã trả lời báo chí trong nước và các đài phát thanh nước ngoài rằng trang phục cổ trong phim đúng như ý của bà, "người Trung Quốc phục chế trang phục ấy không can thiệp gì vào thiết kế" của bà cả.
Trả lời phỏng vấn, bà nói: "Bộ phim về vua Lý Công Uẩn, phía Trung Quốc hoàn toàn không can thiệp vào quá trình thiết kế các bộ trang phục sử dụng trong phim. Gọi những chỉ trích rằng "phim trông quá Trung Quốc "là không có căn cứ".
Như vậy bà là người chịu trách nhiệm về trang phục của bộ phim. Tôi trân trọng ý kiến của bà. Để rõ hơn tôi xin bà trả lời hộ cho tôi hai sự việc sau:
1) Căn cứ vào tài liệu nào để thiết kế cái mão Bình Thiên của vua Lý có chùm tua trước trán như ảnh trong phim trích dẫn dưới đây? Và bà căn cứ vào tài liệu nào bà cho vai vua Lý Công Uẩn mặc giáp trụ như một võ tướng trong các phim cổ trang của Trung Quốc đã chiếu "búa xua" trên truyền hình lâu nay như sau:
Diễn viên Tiến Lộc trong tạo hình Lý Công Uẩn mặc long bào đội mũ bình thiên (ảnh trái) và mặc áo giáp đội mũ trụ (ảnh phải) trong phim. Phải chăng bà đã "Trung hoa hóa" ông vua sáng lập ra triều Lý VN?2)Bà có ý kiến gì về những câu trả lời phỏng vấn của họa sĩ Phan Cẩm Thượng - người bà nhờ giúp theo dõi việc sản xuất trang phục cổ do bà thiết kế, đã đăng trên báo Hồn Việt (Bài Họa sĩ Phan Cẩm Thượng: "
Sang Trung Quốc làm phim lịch sử, rất dễ bị Trung Hoa hóa", (Hồn Việt số 36,tháng 6-2010, tr. 36-38) sau đây:
Nhà báo Hoàng Đăng hỏi- Có người ở đoàn phim kể rằng, các chuyên gia may phục trang của Trung Quốc có quyền năng rất lớn, vì thế, ngoài những trang phục có sẵn hay trang phục họ may theo cách của họ, ta muốn thay đổi họ cũng không đồng ý. Vậy nên đa phần trang phục và đạo cụ sử dụng từ kho trang phục của họ...Họa sĩ Phan Cẩm Thượng trả lời-
Có 2 loại trang phục: Quan phục và dân phục. Y phục cổ truyền của ta mới chỉ được xem qua hình ảnh vua chúa thế kỷ 17 trở lại chứ trước đây hầu như chúng ta không được biết nhiều. Có tài liệu chép trang phục của vua chúa VN từ thời này sử dụng y phục Trung Quốc và các họa sĩ thiết kế dựa theo tài liệu đó để thiết kế.Nhưng thợ may Trung Quốc xem thiết kế là biết ngay y phục theo "gốc" Trung Quốc nên họ chữa lại theo nguyên bản trang phục Trung Quốc mà không chấp nhận sáng tác của mình. Ví dụ, trang phục vua Đinh và vua Lê, họa sĩ Đoàn Thị Tình không vẽ hình rồng nhưng thợ may bảo thiết kế Vương phục không thể không có rồng, nếu ta không đồng ý như vậy thì họ không may." Khó có thể nhận ra chất Việt qua bối cảnh cung điệnvà trang phục vua Lý Thái Tổ trong phim"(Chú thích trên báo Hồn Việt số36, tr.36) Các nhà làm phim nói, họ (TQ) có quyền rất lớn nên đạo diễn và các nhà làm phim phải theo họ (trường hợp sáng tạo các mẫu mới không theo truyền thống nữa là chuyện khác). Kết quả, ta thiết kế một đằng nhưng thợ Trung Quốc vẫn may theo ý họ... (cột 3 tr. 36 và cột 1 tr. 36)...
Bộ phim do hãng tư nhân đầu tư nên nếu trang phục nào cần thì may, còn không thì thuê vì nếu tất cả trang phục đều may mới thì kinh phí rất lớn. Một bộ áo giáp giá5.000 tệ (khoảng 15 triệu đồng), mà mỗi tướng lĩnh ra trận cần từ 3 đến 4 bộ giáp nên tiền đầu tư sẽ lớn. Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê thì tất nhiên y phục giống TQ.(cột 3, tr.37) (!)Nội dung trả lời phỏng vấn của Họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã đăng trên báo Hồn Việt cách đây 3 tháng hoàn toàn mâu thuẫn với ý kiến bảo vệ bộ phim của bà. Vậy người xem truyền hình VN tin ai?Tin bà là người ngồi ở Hà Nội thiết kế trên giấy hay tin Phan Cẩm Thượng - người theo dõi việc sản xuất 700 bộ trang phục cổ và đưa vào phục vụ đóng xong bộ phim?
Người hóa trang: Viết chuyện trang điểm, hóa trang có liên quan đến Trung Quốc, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện "Chiêu quân"thời Hán. Chỉ vì gia đình không biết hối lộ nên Chiêu Quận bị Mao Diên Thọ điểm cho một cái nốt ruồi "sát phu", không những Chiêu Quân không được vua Hán nhận mà còn bị nhốt vào lãnh cung suýt chết.Đoàn làm phim của chúng ta không có người Việt đi theo hóa trang và trang điểm cho diễn viên. Người làm hóa trang - trang điểm đều là người Trung Quốc thì làm sao cái mặt của các diễn viên VN có "hồn Việt" được? Đề nghị đoàn làm phim chỉ cho con cháu nước Việt thấy cái "hồn Việt" ở đâu trong hình ảnh vai Lý Công Uẩn sau đây:
Hồn Việt ở đâu trong vai diễn Lý Công Uẩn này? Tôi có cảm giác ông Sơn Trường Thành bỏ tiền sản xuất bộ phim để thỏa mãn thị hiếu của người Trung Quốc chứ không phải dành cho người Việt. Một nghìn năm sau con cháu VN tưởng nhớ đến vua Lý Thái Tổ bằng hình ảnh dưới đây sao?
Hoàng hậu và Hoàng đế TQ? Trẻ con từng xem phim Tàu trên tivi cũng có thể bảo rằng đây là vợ chồng một ông vua Tàu chứ làm sao có thể bảo đó là vua và Hoàng hậu đầu Triều Lý.Còn hình ảnh vị Quốc sư Vạn Hạnh thì đạo diễn bê ngay hình ảnh của "Sư phụ" Tam Tạng đi thỉnh kinh trong phim TQ hiện đang chiếu trên tivi VN như thế này:
Tam Tạng" (Sư Tàu) và vua Tàu áp đặt cho Sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn Tôi cũng xin hỏi họa sĩ Phan Cẩm Thượng, người Trung Quốc thiết kế các vai vua quan triều Lý có cái búi tóc dựng ngược trên đỉnh đầu (xem3 ảnh trên), họ có hỏi ý kiến của cố vấn văn hóa mỹ thuật của đoàn làm phim không?Trong lịch sử 1000 năm Thăng Long có sự kiện thiên tài quân sự Quang Trung đã đánh thắng 29 vạn quân Thanh hồi đầu Xuân Kỷ Dậu (1789). Trước khi xung trận, trong lời dụ tướng sĩ, vua Quang Trung đã nói lên quyết tâm đánh bại quân Thanh xâm lược để giải phóng Thăng Long, bảo vệ nền độc lập dân tộc, văn hóa dân tộc:"
Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chính luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"
[1]Cách đây trên 220 năm vua Quang Trung làm nên chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) khiến cho quan quân nhà Thanh khiếp sợ cũng chỉ để bảo vệ "tóc dài, răng đen", bảo vệ độc lập dân tộc. Bây giờ ta đang có độc lập, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong đó có chiến thắng Xuân Kỷ Dậu(1789) nỡ nào đoàn làm phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long"để cho các nhân vật lịch sử VN đội tóc của người Trung Hoa?Sự có mặt của họa sĩ Phan Cẩm Thượng và cả đạo diễn trẻ Tạ Huy Cường ở trường quay Hoành Điếm chẳng qua chỉ để "làm cảnh". Nhưng nếu bộ phim được lên sóng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này thì họ vẫn phải chịu một phần trách nhiệm với lịch sử văn hóa dân tộc.
Còn nữa[1] UBKHXHVN, Lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb KHXH, HN 1971, tTr.353