LỜI NÓI ĐẦU
’’Chẳng đi thì nhớ thì thương.
Ra đi nhớ cảnh Chùa Hương không về’’
Di tích thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) là một khu Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, đã được Nhà nứớc xếp hạng đắc biệt.
Hương Sơn không chỉ là một chốn non kỳ thuỷ tú, là danh thắng biệt chiếm "nhất Nam thiên". Mà nơi đây còn là cội nguồn của các tín ngưỡng dân gian, là cõi tâm linh huyền ảo, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Việt Nam đương đại. Theo như Phật tích còn lưu lại cho đến nay thì đây là nơi lưu dấu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương đã tẩy bụi trần tại suối Giải Oan rồi tu hành đắc đạo tại Hương Tích Bảo Động, trở thành bà mẹ độ lượng, bao dung cho mọi sinh linh mà ngày nay linh tượng của người còn lưu lại ở nơi đây mà dân gian vẫn gọi là Bà Chúa Ba.
Theo những tư liệu lịch sử cho thấy chùa Hương có thể đã ra đời từ thời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1476). Khi đi tuần phú phương Nam ngài đã nghỉ ở chốn này và cho đến khi Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xa giá đến đây vào năm Canh Dần (1770) thì ông đã khẳng định đây chính là "Nam Thiên đệ nhất động" và cho tạc vào cửa động dòng chữ này.
Để rồi cùng với tạo hoá, con người đã góp công cho chùa Hương trở thành một quần thể kiến trúc nguy nga tráng lệ giữa ngàn non mà có "cao chất ngất mấy toà cổ soái". Nhưng đáng tiếc thay, trải qua bao dâu bể thăng trầm giặc ngoại xâm bao lần gây binh lửa can qua, xoá đi bao công trình tú lệ. Nhưng không vì thế mà "Hương Tích" ngớt hương thơm, ngược lại hàng năm chùa Hương vẫn rộng mở thiền môn đón hàng chục vạn chúng Phật tử hành hương về đất phật. Tạo ra một lễ hội tôn giáo lớn và kéo dài bậc nhất ở nước Nam ta và cũng là lễ hội dài hiếm thấy trên thế giới. Đây chính là cơ
1ội lớn cho ngành du lịch nước nhà, vì thế từ nhiều năm nay khu danh thắng di tích Hương Sơn đã được đưa vào khai thác phục vụ ngành du lịch, là một trong những địa chỉ quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng như hầu hết các điểm du lịch khác, nhiều tiềm năng của khu danh thắng Hương sơn chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức, nhiều giá trị về tín ngưỡng, tâm linh, khảo cổ học, dân tộc học… còn chưa được biết đến. Trong khi đó, nhiều vấn đề đặt ra đã ở mức báo động. Vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương” là một đề tài mới mẻ và có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Trong xu thế mới, với mong muốn hiểu biết về văn hoá, nâng cao dân trí, tiếp nối truyền thống thì niềm khát khao được đi du lịch để tìm hiểu và tận mắt chứng kiến các di tích lịch sử, các phong cảnh hữu tình ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây cũng chính là một động lực chủ yếu thúc đẩy du lịch phát triển.
Du lịch Việt Nam với khẩu hiệu “ Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” sẽ cố gắng để tạo được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Du lịch Hà Tây cũng không nằm ngoài guồng máy đó.
Đặc biệt, Chùa Hương là một trong những tài sản du lịch vô giá của Hà Tây nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi, hoa lá cỏ cây ở một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ hội và phong tục nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đây còn là miền đất của đạo Phật với nhiều truyền thuyết mang ý nghĩa tôn giáo đặc biệt là lễ hội chùa Hương có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân Việt ở mọi miền đất nước. Có thể nói, khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là một bức tranh “ sơn thuỷ hữu tình” rất đep, rất nên thơ do thiên nhiên và con người tạo dựng.
Chẳng thế Chùa Hương đã được thi sĩ Tản Đà phác họa bằng bốn câu thơ :
“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho”
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam nói chung và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tây nói riêng thời kì 1995 ( 2010 đã xác định Chùa Hương là điểm Du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và Quốc tế ở khu Du lịch Bắc Bộ. Do cách Hà Nội không xa và tương đối thuận lợi trong giao thông, chùa Hương là một trong những điểm du khách quốc tế quan tâm hàng đầu khi đặt chân đến thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, việc khai thác các hoạt động du lịch ở Chùa Hương thực sự vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên nhân văn và tự nhiên của khu vực. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc trước những thực trạng đang đặt ra đối với vấn đề phát triển của khu du lịch. Một trong những vấn đề bức xúc kìm hãm sự phát triển của Chùa Hương là cho đến nay khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương vẫn chưa tìm được mô hình quản lý phù hợp làm cơ sở cho sự phát triển của khu vực.
Việc xây dựng một mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương là một yêu cầu cấp thiết mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao không chỉ đối với sự phát triển của du lịch Hà Tây mà còn góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, sự phát triển bền vững của khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương còn đáp ứng được yêu cầu chiến lược, phát triển trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận, cũng như của vùng Bắc Bộ và Du lịch cả nước.
Với những lý do trên, được sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Nhạn cùng các thầy cô giáo khoa Văn hoá du lịch trường ĐH Văn Hoá, ban lãnh đạo, các chuyên viên tại Sở du lịch Hà Tây em đã mạnh dạn chọn vấn đề:
“ Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương”
làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TÌM HIỂU
Đối tượng: Mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch - thắng cảnh – lễ hội chùa Hương.
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian lãnh thổ: Đề tài có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu vực địa bàn xã Hương Sơn và các xã liền kề, và một số đặc điểm chung khu vực huyện Mỹ Đức. Nhưng chủ yếu tập trung vào khu di tích thắng cảnh, lễ hội chùa Hương đặc biệt là một số khu quan trọng như Đền Trình, động Hương Tích...
Về thời gian : Phân tích dựa trên cơ sở số liệu theo báo cáo tổng kết các năm 1997 đến năm 2003 và dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010
+ Nội dung: Mô hình quản lý hiện tại và giải pháp cho tương lai.
3. MỤC TIÊU TÌM HIỂU
Mục tiêu chung: Xây dựng một mô hình quản lý tối ưu cho khu Du lịch chùa Hương phù hợp với vị trí tiềm năng phát triển, trở thành khu Du lịch Văn hoá có sức hấp dẫn đặc biệt của Hà Tây nói riêng và của trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận nói chung.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá đúng tiềm năng của khu Du lịch chùa Hương
+ Nghiên cứu xem xét hiện trạng phát triển chùa Hương (1997 - 2003) đặc biệt là những mô hình tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương, tìm ra những mặt đã đạt được cần phát huy và những mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.
+ Đề xuất một mô hình quản lý khai thác mới cho khu Du lịch chùa Hương nhằm khắc phục những hạn chế đến sự phát triển du lịch, phát huy được tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển đa dạng và bền vững..
4. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu Du lịch chùa Hương.
Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch và tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương.
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương.
B. PHẦN NỘI DUNG
VẤN ĐỀ: 1
KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VỀ KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương bao gồm ranh giới hành chính của bốn xã Hương Sơn,An Tiến,và An Phú thuộc Mỹ Đức _Hà Nộivới diện tích 5131 ha. Khu Du lịch chùa Hương cách Hà Nội về phía Tây – Nam khoảng 60km.
1.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SỐ VÀ LỊCH SỬ.
1.2.1. DÂN SỐ.
Khu du lịch chùa Hương nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã Hương Sơn,An Tiến,và An Phú .Trong đó Hương Sơn là xã đông dân cư nhất với gần 7000 hộ có 32.210 nhân khẩu. Đây là vùng nồn nghiệp nên nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Khi vào hội dân trong vùng chủ yếu là tập trung là để phục vụ khách du lịch. Nhân dân Yên Vĩ chủ yếu sống bằng nghề chèo đó còn các xã khác thì bàn hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách .
2.1.2. Lịch sử chùa Hương.
.Theo Phật thoại thì đây là nơi đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo,Bồ Tát đã ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm,tu hành 9 năm trong động Hương Tích.Khi đắc đạo rồi người trở về chữa bệnh cho cha,trừ diệt gian tham và phổ độ chúng sinh.
Khi câu chuyện này được truyền bá ra,các thiền sư ,cổ đức đã chống gậy tích tới đây ,nhàn du mây nước. Kết quả ba vị hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên am thảo Thiên Trù.Kể từ đó động Hương tích được gọi là Chùa Trong,am Thiên Trù được gọi là Chùa Ngoài và gọi chung là Chùa Hương,hay ‘’Hương Thiên Báo Sái’’.Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho,có nghĩa là nơi ghi dấu vết tu hánh của Bồ Tát.Còn Thiên Trù đọc theo âm Hán Việt có nghĩa là Bếp Trời. hàng năm có hàng vạn chục người hành hương tới đây để dâng lên Đức Phật lời nguyện cầu,một nén tâm hương hoắc thả hồn bay bổng hòa quyện vào vớithiên nhiên vùng núi thơm tho hòa dấu Phật tu nơi này.
1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
Toàn bộ khu du lịch là một thắng cảnh toàn mỹ cả về bố cục lẫn màu sắc,nội dung và đường nét.Âm hưởng chình của bức tranh ấy là sự hòa quyện giữa đạo với đời giữa thiên nhiên với con người.Hàng năm chùa hương đón tiếp đong đảo du khách là đồng bào cả nước khách nước ngoài và quốc tế tới thăm.Trong tâm thức của người Việt Nam ,chùa Hương là báu vật của quốc gia,là một tài sản vô giá của hôm qua,hôm nay và mai sau.
Đây là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị to lớn tài nguyên tự nhiên và nhân văn khiến chùa Hương nổi tiếng trong và ngoài nước.
1.3.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí của du lịch chùa Hương có lựoi thế hơn hẳn các điểm khác. Từ thủ đô Hà Nội hay các tỉnh đồng bằng có thể liên hệ thuận lợi bằng đường bộ,đường sông. Ngoài ra nơi dừng chân của khách du lịch quốc tế thường là Hà Nội cho nên chùa Hương chính là nơi thu hút khách đến tham quan tìm hiểu các phong tục tập quán của người Việt và cũng như là thể hiện các tín ngưỡng Phật Giáo.Đây là điểm du lịch văn hóa có ý nghĩa không chỉ với Quốc gia,Quốc tế,với Hà Nội và các vùng phụ cận,với khu du lịch Bắc Bộ.
1.3.1.2. Địa hình,địa chất,địa mạo.
Đây là nơi có vùng núi thấp xâm thực nhưng nằm ngay cạnh đồng bằng có phong cảnh’’Sơn thủy hữu tình’’ có lợi thế rất lớn về hấp dẫn du khách.
1.3.1.3. Khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết luôn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khách du lịch. Khu du lịch chùa Hương nằm hoàn toàn trong vành đai khí nóng,hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
Đặc biệt với chùa Hương thì thời tiết mùa xuân là quan trọng vì nó trực tiếp tác động tới hoạt động của lễ hội.Thời tiết mùa xuân với nhiệt độ dễ chịu,tiết xuân ấm dịu. Mưa chủ yếu là mưa bay ,mưa bụi,mưa phùn lên một màu trắng hư ảo,mong manh trứớc chùa và trên cả núi rừng Hương Sơn.Đó sẽ tạo cho khách một cảm giác khác lạ,một bầu không khí yên tìn,tôn nghiêm,linh thiêng và phần nào bớt mệt mỏi khi leo núi.Thời kì tháng 3,4,9,11 vô cùng thích hợp cho tham quan nghỉ dưỡng.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 18000-2000 mm/năm,với ngày mưa là 140/150 ngày/ năm.Khí hậu ở đây thích hợp cho cây cối ra hoa kết trái quanh năm.
1.3.1.4. Thủy văn.
Mạng lưới thủy văn của huyện Mỹ Đức rất phong phú gồm lượng nước của hai con sông lớn là sông Đáy và sông Thanh Hà và hệ thống suối như:suối Yến ,suối Long Vân đều do nước ngầm Karst cung cấp tạo dòng chảy quanh năm.
Đặc biệt với dòng suối Yến hiền hòa thơ mộng chạy quanh co dài 3km, mất khoảng 1h đi đò đưa khách tới động Thiên Trù và vào động Hương Tích
1.3.2 NGUỒN LỰC NHÂN VĂN
Huyện Mỹ Đức là một vùng văn hóa đặc sắc với các lễ hội và nếp sống thuầm khiết của nông thôn Việt Nam ,đặc biệt là vùng phía Nam huyện Mỹ Đức là cái nôi văn hóa,cội nguồn tâm linh và đạo lí cổ truyền dân tộc.Một vùng đất Phật trong lành nhiều tín ngưỡng dân dã.
1.3.2.1 LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Lễ hội chùa Hương là tài nguyên nhân văn thu hút du khách không kém tài nguyên du lịch tự nhiên .Điều hấp dẫn khách đến Việt Nam ở đây chủ yếu là các lễ hội. Đến đây họ tìm hiểu văn hóa,tìn ngưỡng ,tập tục của dân tộc ta…
Chùa Hương hàng năm tổ chức từ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội kéo dài nhất và thu hút khách du lịch nhiều nhất trong cả nước
1.3.2.2. CÁC DI TÍCH VĂN HÓA
Đền Trình
Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên bìa phải của dòng Suối Yến cách bến đò khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc. Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam. Theo thuyết phong thuỷ núi Ngũ Nhạc là dãy núi với hình thế rõ ràng, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn. Năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về là khu rừng cấm của cư dân làng Yến Vĩ. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương.
Truyền thuyết và Thần phả kể rằng: Vào đời Vua Hùng Huy Vương thứ 6, ở bộ Vũ Ninh quận Siêu Loại Hương Vĩnh Thế có một gia đình lạc tướng dòng dõi nhà vua tên là Hùng An (hay người dân Yến Vĩ thường gọi là Hùng Công¬ - một cách gọi tránh phạm huý) lấy vợ người làng Yến Vĩ tên là Nguyễn Thị (cách gọi chung cho các bậc phu nhân nhằm tránh phạm huý). Vợ chồng ông bà đức độ cao siêu, hay làm việc thiện với dân, nhưng hiềm nỗi Hùng Công tuổi đã cao mà chưa sinh được quý tử nối nghiệp. Một hôm bà Nguyễn nói với ông Hùng Công: “Thiếp kết duyên với Vương gia là do thiên định, thiếp xin về quê Hương Tích, cầu xin quý tử để nối nghiệp vương gia”. Hùng Công nghe nói ngỡ ngàng, vội sai gia nhân sắm sửa lễ nghi tháp tùng bà đi về Hương Tích. Trong những ngày nghỉ lại ở hương thôn Yến Vĩ bà Nguyễn Thị đi vào núi Ngũ Nhạc, ngồi nghỉ dưới gốc cây vạn tuế. Khi ngả lưng thiếp đi, bà gặp thần núi cho biết: “Tiên nữ giáng trần nay đã gần đến định kì về trời, thiên đình cho Hoàng Hổ tinh xuống đầu thai làm con, mai sau cứu nước phù Vua trả nghĩa mối trần duyên…” Bà Nguyễn giật mình tỉnh giậy, vừa lo, vừa mừng bái tạ thần linh trở lại hương thôn Yến Vĩ. Hôm sau bà cùng gia nhân thu xếp hành trang, cảm tạ bô lão, dân hương Yến Vĩ về Vĩnh Thế. Về đến nhà bà kể lại chuyện cho Hùng Công nghe. Hùng Công biết là trời cho thần tướng xuống đầu thai làm con mình, nhưng cũng rất lo buồn vì chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là vợ chồng li biệt. Buồn vui lẫn lộn, Hùng Công không nói lên lời. Thấm thoắt ngày qua, đến giờ ngọ ngày mồng sáu tháng ba năm Canh Tuất bà Nguyễn sinh ra một người con trai mặt vuông chán rộng, tay dài quá gối, tướng mạo đã lộ vẻ oai phong. Vợ chồng Hùng Công cùng gia nhân vui mừng không xiết đặt tên cho con là Hùng Lang. Để tạ ơn trời đất, Hùng Công lại sai gia nhân cùng bà Nguyễn về núi Ngũ Nhạc làm lễ. Sau những ngày làm lễ ở hương thôn Yến Vĩ, Hùng Công được gia nhân báo tin rằng bà Nguyễn đã hoá về trời để lại cho Hùng Công một phong thư:
“Phong thư hảo tín giáng nhân gian
Ký giữ lang quân đắc tự khan
Xuất thế sơn thần lai hữu hỷ
Giao hồi nguyện báo dĩ thừa hoan”(2)
“Phong thư gửi lại chốn trần gian
Đọc kỹ lang quân sẽ rõ ràng
Thần núi xuống trần mừng để lại
Ngày sau giúp nước cứu dân an”
Hùng Công đọc thư lòng đau khôn xiết vội cùng gia nhân, già lão hương dân Yến Vĩ lo việc an nghỉ cho bà Nguyễn. Hùng Công nói với hương dân Yến Vĩ: “Con ta, vợ ta đều có tiền duyên ở Hương Tích - nơi lưu dấu thơm của Đức phật Nam Hải Quan Thế Âm, cảnh kỳ sơn tú thuỷ, quần tiên tụ hội. Ta xin hương dân Yến Vĩ cho lưu lại nơi đây nuôi dạy con ta và trả nghĩa mối lương duyên thiên định...”. Năm Hùng Lang 13 tuổi thì Hùng Công về trời, Hùng Lang sống cùng thôn dân Yến Vĩ.
Năm Hùng Lang 18 tuổi đã thành người uy đức khác thường, đêm ngày ôn luyện võ nghệ tinh thông, được dân hương rất tôn kính. Một hôm, Hùng Lang dạo chơi núi Ngũ Nhạc nhận được một thanh kiếm báu có hào quang phát ra. Lấy làm kỳ diệu, Hùng Lang bái tạ trời đất về cùng trai làng luyện tập võ nghệ. Năm sau, nhà vua mở hội kén người hiền tài, Hùng Lang cùng một số trai làng lên đường dự tuyển. Ngay đợt dự tuyển này Hùng Lang đã đỗ đầu, được nhà Vua phong làm quan Tư Mã chỉ huy nhị đạo thuỷ bộ đốc quân.
Cùng lúc bấy giờ nhà Ân phương Bắc cậy binh hùng tướng giỏi đem quân xâm lấn nước Văn Lang. Thế giặc mạnh, quân giặc tàn ác đi đến đâu là đốt phá hương ấp, chém giết người vô tội khiến lê dân trăm họ lầm than. Trước tình hình đó, nhà Vua hạ chỉ cho quân Tư Mã đem quân thuỷ bộ chặn giặc và sai sứ giả về mười lăm bộ tìm thần tướng, hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Quân Tư Mã vâng chỉ nhà Vua hội quân thuỷ bộ dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng giết giặc. Bộ tướng của giặc Ân là Thạch Linh bị quan Tư Mã đại tướng Hùng Lang chém giết tại trận tiền, quân giặc thua chạy về phương Bắc. Giặc tan, Đức Thánh Phù Đổng phi ngựa sắt đến núi Sóc Sơn thì hoá về trời, còn quan Tư Mã Hùng Lang mang tin thắng trận về Triều phục chỉ. Vua Hùng Huy Vương cùng thần dân mười lăm bộ mở hội mừng chiến thắng, đất nước Văn Lang trở lại thái bình hoan lạc. Nhà vua ban cho quan Tư Mã áo Cẩm Bào, năm trăm hoàng kim, cho hưởng lộc vùng Hương Tích là thang mộc ấp. Quan Tư Mã xin vua cùng triều thần về quê mẹ, có trai hương theo Ngài. Ngài đem hoàng kim nhà vua ban chia cho dân hương Yến Vĩ, Ngài dạy dân thương yêu giúp nhau làm nương cấy lúa. Ngài mở hội mừng vui với hương dân. Khi hội vui đã về khuya, trên trời mây mưa kéo đến, sấm chớp ầm ầm, cả vùng thang mộc ấp Yến Vĩ đổ mưa. Một luồng hào quang vút lên không trung, quan Tư Mã Hùng Lang đã về trời. Ngày đó là ngày mồng sáu tháng mười một năm Giáp Thìn đời vua Hùng Huy Vương thứ 6. Ngày hôm sau già lão hương dân cử người dâng sớ lên nhà Vua báo tin. Lúc này nhà vua mới hay tin là trời đã cho thần tướng xuống phù vua đánh giặc cứu dân Văn Lang qua cơ binh lửa, trăm họ khỏi lầm than. Vua Hùng Huy Vương hạ chiếu ban kim ngân, cho phép hương dân lập đền thờ Quan Tư Mã ở núi Ngũ Nhạc và ban thang mộc ấp của Ngài cho dân hương Yến Vĩ hương khói ngàn năm thờ phụng.
Câu đối ở Đền Trình Ngũ Nhạc :
"Trời nam dựng nước tựa Vua Hùng
Công tựa đất trời sánh biển sông
Mười lăm bộ, thần dân cả nước
Hùng - Gia dòng giống vốn cùng chung"
***********
"Danh tướng thủa hồng bàng
Quyết giệt giặc ân phù Vua Hùng vận
Phúc thần làng Yến Vỹ
Vui ngân vần điệu lưu để cùng dân."
Kể từ đó, hàng năm cứ đến ngày mồng sáu tháng giêng, dân làng Yến Vĩ mở hội mừng xuân, tưởng nhớ võ công oanh liệt của Ngài và làm lễ Khai Sơn để dân xã lên rừng xin lộc. Ngày nay dân làng lấy ngày mồng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương
Chùa Động Tiên Sơn
Sau khi chiêm bái chùa Thiên Trù xong du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. Đó là khu chùa động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn: vốn được mở mang từ lâu, có thể đồng thời với Thiên Trù, Hương Tích, tức là có trước thời Lê -Trịnh, nhưng do có sự biến động thiên nhiên, bị đất đá, cây rừng che lấp. Rồi tình cờ lúc 15 giờ ngày 28 tháng 2 năm Quý Mão (1903) một người Yến Vĩ tên là Nguyễn Văn Bách đi lấy củi trên núi Tiên, không may đánh rơi con dao quắm xuống hang. Ông bèn chui xuống để lấy dao lên và ông đã phát hiện ra một hang động lớn. Ông đào đất, moi đá, thấy cửa động lộ ra, và trên vách đá còn khắc một bài thơ Nôm Đường luật:
Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên
Che che cửa động một đường len
Chở mây quanh quất lồng hương phật
Gõ đá vang lừng trỗi nhạc Tiên
Bảo cái đùn đùn trên bảo toạ
Kim quan chăm chắm trước kim liên
Thanh sa dấu cũ còn ghi để
Quyến được xe loan biết mấy phen
Dưới bài thơ có ghi: ”Đại nguyên soái Tổng quốc sư Trịnh Tĩnh Vương ngự chế”. Trịnh Tĩnh Vương chính là Trịnh Sâm. Vậy bài thơ ấy đích thị là của Trịnh Sâm.
Về động này cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: sau một trận mưa to,gió lớn, một người tiều phu làng Yến Vĩ đi lấy củi ở núi Tiên trông thấy từ trên núi một tảng đá to lớn rơi xuống. Khi lên xem thì thấy chỗ vách núi tách ra một mảng trống như người ta mới đục một cái cửa. Lần đến cửa, chàng tiều phu nhìn vào trong thì thấy trên vách đá hiện ra những hình thù giống hình người. Qúa sợ hãi, tiều phu Yến Vĩ không giám một mình vào hang, liền quay về báo chô thổ hào, lý trưởng quay lại xem thì thấy trên vách đá trong hang có tạc một bài thơ Nôm như chép ở trên.
Sau khi tìm thấy động, hội Thiện làng Yến Vĩ bèn đứng ra mở chùa, lại được động chủ Hương Sơn hồi đó là Đại sư Thanh Tích tận tình giúp đỡ hỗ trợ. Năm 1904 nhằm năm Giáp Thìn, đục thêm một cửa bên tay phải. Năm Đinh Mùi (1907) tạc ba pho tượng Bồ Tát bằng đá ngọc thạch dung ánh sang đèn nến rọi mặt sau, nhìn thấy trông rõ như qua một tấm kính mờ. Năm Kỷ Dậu (1909) đúc toà tượng Cửu Long bằng đồng. Năm Tân Hợi (1911) người ta tạc them hai pho tượng vua Trang Vương và Hoàng hậu, bằng đá ngọc xanh. Tiêp đó điện Mẫu, nhà tầng được tiếp tục xây.
Cùng chung số phận với chùa Thiên Trù, đúng 14 giờ ngaỳ 8 tháng hai nhuận năm Đinh Hợi (1947). Giặc Pháp tràn vào đây đốt phá chùa động Tiên Sơn. Ngày 20 tháng 6 năm Nhâm Thìn (1952), một lần nữa giặc Pháp cho máy bay ném bom phá huỷ hết những gì còn lại của chùa động Tiên Sơn.
Năm Nhâm Dần (1962), Hội Thiện làng Yến Vĩ đã cúng hiến toàn bộ khu vực chuà Tiên Sơn và nhà chùa, để đưa vào danh mục khu di tích Hương Sơn để quốc gia quản lý và tôn tạo.
Từ năm 1994 đến 1996, Ban xây dựng chùa Hương và Tùng Lâm Hương-Thiên, cho mở rộng sân động, xây lại Tổ đường, Bảo điện và hai toà nhà tả, hữu vu, làm cho khu chùa động Tiên Sơn khang trang, mỹ lệ như xưa.
Ngày nay khách đến chiêm bái cảnh động chùa Tiên Sơn, không khỏi bàng hoàng, sững sờ trước vẻ đẹp thần tiên nơi đất phật mà Cao Bá Quát một thủa đã đề thơ:
Tám khúc bên non cảnh, hữu tình
Rừng mơ hoa kết quả đầy cành
Giấc tiên mơ tưởng mình tiên thật
Gặp giữa Đào Nguyên ánh mắt xanh…
ĐỘNG HƯƠNG TÍCH
Động Hương Tích cách chùa Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi.
Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “…Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây …mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…” Động Hương Tích vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật từ năm 1687.
Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại, cho đến khi cố Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động. Nhìn toàn cảnh, động Hương Tích nhìn giống như một cái đầu Rồng đang há miệng vờn ngọc, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng còn những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng…mà đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước. Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ, tròn xinh giống như viên ngọc minh châu, thường được gọi là thung Cháu (hay một số người lại gọi lài thung Châu). Quả núi có động Hương Tích là núi cao thứ nhì trong toàn hệ thống nui núi cao nhất ở đây là núi Bà Lồ, ở phía trước núi động Hương Tích. Nghe một số cụ già trong làng Yến Vĩ kể lại thì trước đây trên núi Bà Lồ cũng có một ngôi chùa cổ đã đổ nát. Ở bên ngoài cửa động, trước khi theo các bậc đá đi xuống, chúng ta có thể nhìn thấy một tấm bia hình vuông tạc ngay trên một phiến đá có một bài thơ vịnh Hương Sơn viết khắc bằng chữ Nho theo lối thảo cổ, nét chữ như “rồng bay phượng múa”. Đó là bài thơ của Bùi Dị - một đại thần Dương triều – xưa kia đã từng đi xứ sang Trung Quốc, trong đó có câu: “Mưa đấy, tạnh ngay đấy; Ngày lâu, tháng cũng lâu”. Cửa động Hương Tích được tạc bằng đá xanh theo từng phiến, ghép từng viên.
Theo một số tài liệu của các cố Hoà thượng trụ trì chùa Hương và già lão thôn Yên Vĩ cho biết thì cửa động được xây dựng từ năm Bính Dần (1914) đến năm Đinh Mão (1918) do thợ Kiện Khê tỉnh Hà Nam được nhà chùa thuê làm cùng với sự trợ giúp của người dân làng Yến Vĩ .
tuy cho đến nay, cổng động Hương Tích không bề thế nhưng nó vẫn luôn gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa đối với người đời. Từ cửa động bước xuống theo 120 bậc đá xanh, hai bên là cây rừng cổ thụ cao vun vút, chúng ta sẽ cảm nhận được một không khí mát mẻ, một thế giới thiên nhiên hùng tráng như chốn bồng lai tiên cảnh, gợi lên sự ham muốn khám phá cho bất kỳ ai đặt chân đến đây.Xưa kia, từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây cầu bằng gỗ tốt bắc song song (gọi là Bạch Liên Kiều) qua một cái vực sâu thẳm, phía dưới có nước (gọi là Liên Trì - Ao Sen) rồi mới đi vào động. Về sau, hai cây cầu này được gia đình ông Vũ Đình Trác và vợ Nguyễn Thị Tân công đức, bắc lại năm Đinh Hợi (1767) niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng thứ 28 .Hai cây cầu Bạch Liên được bắc theo kiểu: ”thượng gia hạ kiều” (trên nhà dưới cầu) bằng gỗ thiết mộc, mái lợp ngói, hai bên cầu có song loan tiện rất đẹp, nền cầu được lát ván rất dầy và chắc.
Tuy nhiên, những thế kỷ sau này, hai cầu Bạch Liên đã bị phá, ao Liên Trì (vực sâu có nước) cũng bị san lấp vào năm Bính Tý (1936) theo lệnh của quan Công sứ và Tổng đốc tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ. Lối vào động, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần(1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn .
Qủa chuông đồng lớn treo ở động hiện nay có thể có niên đại Thịnh Đức đời Vua Lê Thánh Tông. Ngoài ra những khối thạch nhũ đều được người xưa đặt tên theo hình dáng tự nhiên: con trâu, con lợn, ao bèo, buồng tằm, né kén…mang đậm nét văn hóa nông nghiệp; núi cô, núi cậu, giá áo và cả bầu sữa mẹ thánh thót đếm thời gian phảng phất dấu ấn tín ngưỡng phồn thực. Trên trần động bên phải (hướng đi vào) còn buồng xuống chín nhũ đá tượng trưng chin con rồng trông vào một khối đá tròn nhô từ dưới lên mà người xưa gọi là ”Cửu long tranh châu”. Những khối thạch nhũ trong động Hương Tích đều như có hồn, sinh động lạ thường, mang biết bao tâm linh, mơ ước và kỳ vọng, đã tồn tại với thời gian hơn năm trăm năm nay.
Ngoài cảnh thiên nhiên tạo ra còn có cả dấu tích của bàn tay con người tô điểm từ xa xưa còn đó là chiếc bệ đá hoa sen, bốn góc bệ là hình người đóng khố, hai tay giơ lên đỡ cả khối đá tỏ sức mạnh với thời gian năm, tháng. Bệ đá này do hai bà phi tần của Phủ Chúa Trịnh công đức, không ghi rõ niên đại chỉ ghi lại quý danh: “Nội thị cung tần Trần Thi Khoan hiệu Diệu Dong Viên Khánh Chân nhân” “Vương phủ thị nội cung tần Vương Thị Đãng hiệu Diệu Chung Đức Chân nhân”
Những pho tượng đồng thờ trên tam bảo động Hương Tích là do gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân nhân công đức. Tượng đúc năm Ât Dậu (1705) niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ nhất đời Vua Lê Dụ Tông. Năm Đinh Hợi (1767) niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 28, gia đình quan Tả Đô đốc thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác cùng phu nhân Nguyễn Thị Tân công đức đúc pho tượng Phật Bà Quán Thế (nhiều tay ) thờ ở giữa tam bảo động .
Riêng pho tượng Chúa Bà Quan Âm tọa sơn tạc đá xanh, do gia đình ông Nguyễn Huy Nhật tước Nhật Quan Hầu và phu nhân là Nguyễn Thị Huề Thiện Cơ công đức năm Qúy Sửu (1793) là một pho tượng đá quý, có những đường nét tạc khắc tuyệt đẹp dưới triều nhà Nguyễn Tây Sơn, hiện thờ trong khu tam bảo.
Có thể nói cho đến ngày nay, Động Hương Tích vẫn được coi là kỳ quan của người dân Việt và là sự ngưỡng mộ của bất kỳ du khách đến với Chùa Hương.
CHÙA -ĐỘNG TUYẾT SƠN
Quý khách đặt chân lên tới bến đò Tuyết, là quý khách đã nhìn thấy ngôi chùa đó là Chùa Bảo Đài, tuyến Tuyết Sơn gồm có : Chùa Bảo Đài và Động Ngọc Long
Từ chùa Bảo Đài du khách đi khoảng 1200 m thì tới động Tuyết Sơn, đường vào động tương đối bằng phẳng . động ở trên thế cao lưng chừng núi , cảnh trí nơi đây rất nên thơ , Bởi vậy Phan Huy Chú từng viết : “… Tuyết Sơn ở huyện Hoài An , có nhiều lớp núi cao , trong núi có hang động rất đẹp …. Trên núi có pho tượng phật bằng đá , lại có những cây thông mọc từng hàng , coi như một dãy tán , cảnh trí xanh tốt âm u ” .
Trên cửa động có khắc ba chữ. Nôm “Ngọc long động ” , trong động chia thành hai nhánh động nhỏ ; một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết , trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương ( Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694 ) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo . Nhánh động bên là điện thờ mẫu , có tượng các cô các cậu bằng đá .
Động Tuyết Sơn có nhiều nhũ đá đẹp , theo Phan Huy Chú : “ có chỗ quấn quýt như một ổ rồng” vì vậy người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là Ngọc Long Động . Mùa xuân năm canh dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du phương Nam qua chùa Bảo Đài có đề khắc những chữ “ Kỳ sơn tú thuỷ ” “Bạch tuyết môn ”, “ Ngọc long động “ càng lam tôn vinh vẻ đẹp nơi đây .
Mấy năm gần đây ,dưới sự trụ trì của sư thầy Thích Đàm Quy cùng nhân dân thôn Phú Yên và thập phương , được sự giúp đỡ của BQL khu di tích thắng cảnh Hương sơn . Nhà chùa đã từng bước xây dựng tôn tạo quần thể di tích thắng cảnh tuyến Tuyết Sơn ngày một xứng danh là cảnh“ kỳ sơn tú thuỷ “.
1.3.2.3. Các di tích khảo cổ.
Hang Sũng Sàm:Được khai quật tháng 3 năm 1975 do Khoa sử trường Đại học tổng hợp Hà Nội
Hang chùa mới:Hang này đã bị song trên vách còn xót lại lớp đất xét vôi bở vụn,ở đây đã tìm thầy di tích sương thú ,vỏ nhuyễn thể và một cái chầy nghiền bằng đá.
Ngoài ra còn có Hang Sập Bom
Hang Thanh Sơn
Hang Luộn
Dãy núi Hương Sơn
1.3.2.4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn
Vùng đất này không chỉ là vùng đất dành riêng cho Phật giáo mà còn là vùng chứa đựng tinh thần sâu sắc của văn hóa Việt Nam và toàn thể thế giới
Đây không chỉ là khi vaưc đặc trưng cho Phật giáo ở Bắc Bộ Việt Nam mà còn là của cả Việt Nam ,Khu Vưc Đông Nam á và toàn thế giới.
Chùa Hương là cơ sở hàng đầu cho thấy sự phát triển du lịch Việt Nam.Bởi vì sự kết kợp giữa thắng cảnh nổi tiếng với của thiên nhiên với tài nguyên kinh tế -xã hội,tài nguyên nhân văn đặc sắc và đa dạng
1.4. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở CHÙA HƯƠNG
1.4.1 Du lịch lễ hội.
Trong mục đích này chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực lễ hội tôn giáo,tín ngưỡng của Phật giáo. Khách đi lễ hội củ yếu là cầu tài ,càu lộc,cầu tự,cầu sự sám hối cho gia đình và bản thân được thanh thản trước cửa Phật.
1.4.2.Du lịch tham quan
Là hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan mong muốn được tìm hiểu nâng cao nhận thức của con người tại các khu du lịch khác nhau trong du lịch
Khu vực 1: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái rừng thứ sinh tuy các cây gỗ lớn đã ít nhiều bị chặt phá nhưng cảnh rừng vẫn thích hợp phục vụ nhu khách có nhu cầu tham quan,quan sát nghiên cưứ sinh cảnh rừng.
Khu vực 2: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ thống sinh thái cây bụi bỏ hoang có thể tạo cảnh quan đẹp vừa thưởng thức thăm quan ngắm cảnh ,vừa thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng núi đá vôi như mơ ,mận… Khu du lịch này không chỉ tăng sức thu hút khách mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Khu vực 3: Tại các vùng có lợi thế đính đá bằng phẳng cùng lợi thế dáng vẻ cheo leo cùng với tầm quan sát rộng để ngám nhìn trời đất bao la,ngắm ban mai,hoàng hôn…cùng hình ảnh các sư già ngồi thiền nhập đạo ở các bãi đá bằng phẳng để giúp du khách hiểu thêm về đạo Phậtvà tiềm thức trở về với cội nguồn.
Khu vực 4: Tại các vùng thung lũng Karst với rừng thứ sinh phục vụ cho tham quan,ngắm cảnh,nghiên cứu khoa học.
Khu vực 5:Tại các vùng khu vực có nước ,giúp du khách có thể tham quan hai trên mắt nước giữa hai cảnh núi non ‘’Sơn thủy hữu tình’’
1.4.3. Du lịch thám hiểm
Với lợi thế cao của các đỉnh núi và sự đâ dạng của thảm thực vật bao phủ có thể phát triển du lịch keo núi cho các du khách thích cảm giác lạ ,chinh phục các đỉnh cheo leo hiểm hóc của các đỉnh núi đá vôi.
1.4.4. Du lịch nghỉ dưỡng
Trên các bậc thềm ở chân núi hoang dại tại các vùng ven hồ,các đảo nổi, đầm nước có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với các công trinh kiến trúc hòa hợp với du khách để có thể nghỉ ngơi trong không cảnh thư giãn sông núi bao quanh hòa mình với thiên nhiên.
1.4.5. Du lịch thể thao.
Đây là khu vực có sự đa dạng phong phú nên có thể phát triển du lịch các loại hình thể thao phong phú và đa dạng, phục vụ nhu cầu cảu du khách như : leo núi,chạy trong rừng ,đi dã ngoại,cỡi ngựa…
1.4.6. D u lịch vui chơi,giải trí.
Các trò chơi mang đậm nét truyền thống như: Đấu vật,chọi gà,ném còn… Tuy nhiên cần phải nghiêm cấm các hoạt động lợi dụng không khi lễ hội để chơi các trò chơi không lành mạnh như: cờ bạc ,cá độ..
VẤN ĐỀ: 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ Ở
KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
2.1.1.Khách du lịch.
2.1.1.1 Lượng khách du lịch.
Hàng năm cứ đến mùa lễ hội có tới bốn-năm chục vạn khách về đây thăm quan vãn cảnh. Khách du lịch đến chùa Hương bao gồm khách quốc tế và khách nội địa.Với mục đích chung là tham dự lễ hội,hành hương,tham quan thắng cảnh chùa Hương. Lượng khách du lịch không ngừng tăng lên về thời gian và không gian điều đó khẳng định vị thế của du lịch Hà Nội nói chung và
2.1.1.2 Luồng khách.
Khách du lịch đi tới chùa Hương : bao gồm khu vực phía Bắc trong đó luồng khách đến đông nhất là từ Hà Nội sau đó đến Hải Phòng, Nam Định .Còn lại là các tỉnh khác trong trong cả nước.Khách đến chùa Hương với nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích cao nhất vẫn là mục đích đáp ứng cho nhu cầu tinh thần của con người.
+Khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn : 78%
+Khách đến với mục đích tham quan du lịch : 19%
+Khách đến với mục đích khác :0,3 %
Khách chủ yếu là người hành hương tín ngưỡng với đủ các thành phần.Khách đến chủ yếu là cầu tài,cầu lộc,cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Trong đó khách thường đi trong 3 tuyến chính.
+Động Hương Tích : 100 %
+Chùa Tuyết Sơn: 40 %
+Chùa Vân Long : 35 %
2.1.2 Doanh thu.
Do lượng khách đến với chùa Hương đông nên doanh thu của khu vực này chiếm tỉ lêi rất cao trong tổng doanh thu khu du lịch Hà Tây.
2.1.3.Cơ sở vật chất kĩ thuật phụcc vụ phát triển du lịch.
2.1.3.1. Cơ sở phục vụ lưu trú.
Đây là việc cung cấp các nhà trọ trong khách sạn,nhà khách,nhà nghỉ lưu trú qua đêm
Nhận xét :
Đây là toàn bộ đơn vị kinh doanh lưu trú trong khu vực có kinh doanh lưu trú trong khu vực có đăng kí kinh doanh.Tuy số lượng khách sạn còn ít so với lượng khách đến vào mùa lễ hội nhưng vẫn không sử dụng hết công suất phòng vì rất nhiều yếu tố như chất lượng cơ sở vật chất cũng như trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên.Trong các khách sạn của công ty và của tư nhân đều chưa đạt chuẩn
.Các khách sạn nhìn chung chất lượng còn kém do lâu ngày chưa được tu bổ sửa chữa.Các tiện nghi trong khách sạn còn nghèo nàn,trang thiết bị còn chưa đồng bộ nên khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách là còn yếu kém.Điều này dẫn đến doanh thu từ việc thu phòng của các công ty là chưa cao không hấp dẫn khách du lịch ở lại qua đêm ở các điểm.
Các nhà trọ của người dân trong vùng càng không đáp ứng nhu cầu của du khách. Tình trạng chen lấn mất vệ sinh kéo dài. Thêm vào đó công trình vệ sinh không có hoặc không đảm bảo. Mặc dù vậy giá cả cũng không ổn định gây không ít khó khăn cho du khách.
2.1.3.2 Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống.
Trong những năm qua cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách tỏ ra quá yếu kém, không đủ năng lực phục vụ du khách. Thực tế là trong các nhà hàng ăn uống của các nhà hàngnmón ăn chưa được phong phú,chế biến các món chưa ngon,thái đọ phục vụ chưa tốt và đặc biệt là giá cả đắt đỏ.Voéi những lí do đó thì hầu như các cửa hàng ăn uống của các công ty du lịch chỉ phục vụ khách theo đoàn còn chủ yếu là khách mang theo đồ ăn và ăn tại các quán tư nhân bên ngoài.
Các cửa hàng ăn của tư nhân là tạm thời nên vệ sinh chưa thật đảm bảo. Vào mùa lễ hội số lượng khách tập trung nhiều vào một thời điểm ngắn nên phục vụ du khách còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.3.3. Giao thông
Đây là một nhược điểm lớn của khu du lịch. Tuy có hệ thống đường bộ và đường sông khá phong phú nhưng quy mô và chất lượng còn kém
Trên các tuyến đường chính lòng đường còn nhiều hạn hẹp do việc lấn chiếm của dân hai bên đường. Nhiều đoạn đường bị đào xới khấp khểnh do đào cống thoát nước hay sử dụng lâu ngày mà không tu sửa đặc biệt là đoạn đường cách chùa 10 km.
Thêm vào đó chùa Hương nằm ở nơi vùng chiêm trũng thường xuyên bị ngập lụt và hàng năm có từ 2-5 trận lũ núi vì vậy đường xá bị lở sụt gây nhiều khó khăn cho giao thông
Ngoài ra đặc điểm của khu du lịch chua Hương là phải đi qua suối Yến bằng một đoạn đường dài phải đi bằng đò trong thời gian hơn 1 tiếng.Dẫn tới tình trạng tranh giành khách gây mất trật tự trị an. Hằng năm lượng khách đến rất đông đặc biệt là vào thứ 7 và chủ nhật nên sảy ra tình trạng ách tắc đường gây cản trở giao thông.
Vệ sinh trên sông đã được công ty vệ sinh môi trường làm sạch nhưng vẫn chưa đảm bảo.Vẫn còn nhiều rác trên suối Yến gây mất vệ sinh và mỹ quan.
2.1.3.4 Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác.
* Hệ thống cung cấp nứớc:
- Hệ thống cung cấp nứớ máy cho toàn khu vực dương là một vấn đề nóng bỏng cho toàn khu vực này. Nước đã được đưa lên khu vực cao để phục vụ sinh hoạt ăn uống nhưng chưa đáp ứng đầy đủ gây ấn tượng xấu với du khách.
- Hệ thống điện trong những năm gần đây đã được lắp để phục vụ cho khách du lịch tới thăm quan.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với khách du lịch và thương nhân
2.1.3.5. Nguồn nhân lực
Lực lượng lao đọng trong ngành trên địa bàn huyện Mỹ Đức tập chung chủ yếu tại các công ty,các doanh nghiệp nhưng có sự phân bố không đều,Số lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lao đọng ( 35%). Trong khi đó lực lượng chở đó có khoảng 6000 người ,dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu.Tình trạng tranh giành khách liên liếp sảy ra.
Trình độ lao động còn hạn chế
Những nhận xét đánh giá về tình hình du lịch chùa Hương
- Những thành công:
+ Một số chùa,động hoạt động trái phép đã đượccác cơ quan có thẩm quyền kiên quyết cấm hoạt động
+ Hệ thống thông tin liên lạc đã tương đối tốt để phục vụ nhu cầu của khách
Hệ thống hộp điện thoại công cộng được dựng những nơi thuận tiện và ngày càng tăng lên
+ Hệ thống sọt giác công cộng đã phần nào làm giảm mất vệ sinh của người dân và du khách tại điểm du lịch.
+Hiện tượng ăn xin và mất cắp mất trộm đã giảm rát nhiều.Có những phòng thường trực công an làm ổn định và không cònn mất an ninh nữa.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như :
-Dịch vụ du lịch kém
-Cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa đồng bộ
-Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và ở dạng tự nhiên,chưa xây dựng các sản phẩm tự nhiên ,các tour khaép kín ổn định để hấp dẫn khách.
-Các hoạt động du lịch còn mang tinhd thời vụ chưa tổ chức tốt trong năm gắn liền với lữ hành nên ảnh hưởng xấu đến tài nguyên du lịch
- Công tác huy động vốn đầu tư và thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh còn chậm.
- Các chùa,đọng cấm hoạt động nhưng chưa giải quyết triệt để nên làm mất mý quan khu du lịch.
2.3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÍ KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
2.3.1 Mô hình quản lí khai thác khu du lịch chùa Hương hiện nay.
Hiện nay khu du lịch chùa Hương là một trong những trọng điểm khai thác trọng yếu của Du lịch Hà Nội. Hàng năm lượng khách đến du lịch ở đây là rất lớn. Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của vùng.Vẫn còn tình trạng những hoạt đọng kinh doanh du lịch thiếu quy hoạch,hoạt đọng quản lí du lịch ,khai thác còn lỏng lẻo thiếu đồng bộ. Nguyên nhân sâu xa và cũng là vấn đề nổi cộm nhất tại khu du lịch chính là chưa có một mô hình quản lí một cách hợp lí tương xứng với một điểm du lịch lớn của cả nước.
2.3.1.1 Cơ cấu tổ chức
Ban quản lí đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp UBND huyện Mỹ Đức. Thành phần tham gia; Công an tỉnh,sở tài chính,Sở lao động và thương binh xã hội, Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc, Sở Du Lịch, Sở Văn Hóa, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,Sở thương mại và các ban ngàng liên quan khác.
2.3.1.2 Những vấn đề đặt ra trong quản lí và khai thác khu Du lịch chùa Hương hiện nay :
Khu du lịch chùa Hương là khu du lịch có tiềm năng lớn chưa đựơc khai thác tốt nên vẫn còn nhiều hạn chế của kinh doanh du lịch. Quan lí khai thác du lịch chua Hương được các cấp lãnh đạo,Đảng,Nhà Nứoc và chính quyền rất quan tâm. Hiện nay ban quản lí chính quyền huyện đang cố gắng quản lí và hoàn thiện khu du lịch.Tuy nhiên với mô hình quản lí hiện nay có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm:
Ban quản lý di tích và thắng cảnh chùa Hương và UBND huyện Mý Đức đã tìm ra được tiểu ban trong ban quản lí vào dịp lề hội rất tốt. Đã nắm bắt và phân công theo từng nhiệm vụ cho từng bộ phận rất chặt chẽ và quy củ.
Ban quản lý trực thuộc sự quản lí của UBND huyện Mỹ Đức có lợi thế là huyện hiểu rõ được lợi thế và hạn chế của khu du lịch một cách có căn cứ ,có cái nhìn cụ thể và đầy đủ hơn.
Trật tự an ninh cũng được UBND Và bộ phận công an kết hợp và hạn chế rất rõ.
Hạn chế
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về trình đọ và nghiệp vụ
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh ,quản lí không chặt chẽ. Bộ máy quản lý, nhân viên của bộ máy quản lí còn do người dân nhặt lên nên trình độ phục vụ dịch vụ và khả năng giao tiếp còn kém.Hay còn vì mục đích cá nhân. Múc sử lí vi phạm cán bộ chưa nghiêm.
- Trinh độ nghiệp vụ du lịch còn hạn chế không sáng tạo ra các sản phẩm du lịchhấp dẫn và tận dụng được các tài nguyên quý giá của khu du lịch.
- Do cơ quan quản lí chỉ ở cấp huyện nên còn nhiều hạn chế về quyền lực.Khi muốn thực hiện một dự án náo đó phải xin ý kiến của cấp lãnh đạo cao hơn,gây nên tình trạng mất thời gian nhiều khi còn gây mâu thuẫn.
- Việc quản lí thu chi tiền của nhà chùa chưa được chặt chẽ.
- Do quản lí không chặt chẽ nên xuất hiện nhiều kẻ môi giới,giành giật khách gây mất trật tự an ninh và khó chịu cho khách.
- Các cơ quan chức năng tìm ra phương hướng nhưng thực hiện hiệu quả, chưa có bộ máy điều hành thống nhất.
- Quản lý tổ chức nhà nước : các lĩnh vực còn thiéu đồng bộ,thống nhất,chưa có quy chế mang tính pháp lý để quản lí khai thác kinh doanh du lịch.
- Chưa có sự phối hợp tố giữa các ban ngàng có liên quan. Các ban ngành chưa thấy đựoc tầm quan trọngvà trách nhiệm của mình.
Các cơ quan có quyền hạn chồng chéo lên nhau,cơ quan nào cũng muốn mình có quyền quản lícủa mình nhưng thực tế họ lại không có quyền lực để quyết định. Khi có việc cần quyết định thì lại chịu sự chi phối của rất nhiều cơ quan khác nhau nên dẫn đến mâu thuẫn.Ví dụ như để xây dựng một ngôi chùa mới xã quyết định cho xây nhưng sở văn hóa lại không đồng ý . Ai cũng bảo vệ chính kiến của mình dẫn đến các chính sách trái ngược nhau và gây những tiêu cực ảnh hưởng xấu đến khu du lịch.
Việc phân chia lợi ích kinh tế chưa rõ ràng. Các cơ quan chức năng còn nặng nề về lợi ích riêng mà phân chia quyền lực. Người dân thì vì lợi ích cá nhân mà nảy sinh những hành động kém văn minh,tranh giành khách và chèn ép giá.
Do cơ chế quản lí của nhà nước,quyền lợi của nhân viên không gắn chặt với cơ quan quản lí. Nhân viên không quan tâm đến tình hình quản lí của khu du lịch mà chỉ nhận lương theo quy định của nhà nước.
Ngoài dịp lễ hội việc quản lý khai thác khu du lịch không được quan tam đích đáng gây nên hiện tượng rất vắng khách. Tại các trạm công an dọc đường leo núi ngoài mùa lề hội không còn có người thường trực dẫn đến mất an toàn cho du khách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ngoài những thành công đáng kể về tình hình chùa động hoạt động trái phép và trật tự trị an còn có những vấn đề bất cập trong quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương.
Về tổ chức quản lya khai thác.
+ Chưa tìm ra mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch một cách hợp lý có hiệu quả.
+ Chưa có 1 cơ chế nội quy mang tính pháp lý để baỏ vệ khai thác quản lý khai thác kinh doanh tại khu du lịch và tổ chức kiểm tra liên ngành các hoạt động đó.
+ Quản lý nhà nước thiếu đồng bộ thống nhất,thể hiện sự buông lỏng yếu kém nhiều mặt.
+ Tổ chức quá nhiều doanh nghiệp nhà nước khai thác tại khu du lịch mang tính thời vụ gây lãng phí,tập trung vốn đầu tư, lãng phí lao động.
+ Chưa có giải pháp hài hòa,phân phối lại lợi ích kinh tế do việc quản lý khai tháctài nguyên du lịch giữa tình,huyện,xã các đơn vị cá nhân.
- Về phương diện khai thác quản lí kinh doanh.
+ Do tính chất sở hữu, quyền sở hữu tài nguyên du lịch cộng với cơ chế quản lý nhiều thành phần kinh tế gắn liền với quản lý lỏng lẻo nên thực trạng kinh tế ở đây gây nhiều vấn đề bất cập.
+ Mọi hoạt động ở đây thuần túy là khai thác, cạnh tranh thi đua tối đa,không hề quan tâm hoặc không hề để ý đến dầu tư để đảm bảo sự bền vững của khu thắng cảnh di tích.
- Còn xuất hiện nhiều tình trạng không lành mạnh tại các điểm du lịch.
+ Tranh mua,tranh bán,giành giật khách hàng
+ Tùy tiện về giá cả,gây mất uy tín ,mất trật tự an ninh.
+ Văn hóa phục vụ thấp
+Tình trạng chốn thuế,tránh kiểm soát nhà nước
+ Nhiều mâu thuẫn về lợi ích kinh tế của việc khai thác du lịch đã nảy sinh giữa tỉnh,huyện,xã,làng xóm,giữa các đơn vị tổ chức,giuac người bản xứ đến những người đến kinh doanh.
+ Nhiều tệ nạn xã hội,tiêu cực và quản lí kinh doanh
VẤN ĐỀ: 3
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
3.1.1. Những định hướng chung
- Trong chiến lược phát triển du lịch Hà Tây cũng như trong chiến lược phát triển của vùng Du lịch đồng bằng Bắc Bộ, khu Du lịch chùa Hương được xác định là khu Du lịch văn hoá - tín ngưỡng, sinh thái lớn của Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển nhanh và bền vững của khu Du lịch chùa Hương sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm Du lịch, phát triển và tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp trong cơ cấu kinh tế nên khu du lịch chùa Hương cũng như các điểm du lịch khác phải có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như: Giao thông, Thuế, Điện ,Văn hoá… Phải xác định phát triển du lịch chùa Hương là nhiệm vụ chung của các ngành các cấp có liên quan đồng thời cần có sự thống nhất cao và phối hơp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả
- Thực hiện theo chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động của mình để các hoạt động Du lịch phát triển.
- Khai thác hiệu quả tài nguyên Du lịch tự nhiên và nhân văn gắn liền với bảo vệ, giữ gìn phát hy truyền thống dân tộc, ý nghĩa tôn giáo, các di tích lịch sử văn hoá, môi trường cảnh quan, sinh thái tạo ra các sản phẩm đặc trưng của khu du lịch chùa Hương có sức thu hút khách du lịch.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân địa phương khắc phục được tính thời vụ không chỉ có loại hình du lịch lễ hội mà còn
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao,
-văn minh, lịch sự trong hoạt động du lịch để phục vụ khách ngày tốt hơn
3.4. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
3.4.1. Những căn cứ để xây dựng giải pháp:
Kết hợp tăng trưởng và phát triển bền vững của kinh doanh du lịch. Đây là 2 yếu tố quan trọng 2 yêu cầu khách quan đối với mọi nghành kinh doanh hiện nay. Nếu quá chú trọng đến du lịch kinh tế mà quên đi hoặc coi nhẹ bảo vệ môi trường sinh thái bản sắc dân tộc thì sự phát triển du lịch sẽ dẫn đến tình trạng tàn phá môi trường, mất đi giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tức là phá hủy hai nguồn tài nguyên du lịch quan trọng nhất.
Du lịch phản ánh tốt nhất vấn đề lợi ích tạo thành động lực phát triển và tiến bộ lợi ích ở đây phải hiểu bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội không được phân phối hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với cư dân địa phương lâm nay sinh các hoạt động kinh doanh thiếu văn hóa gây tiêu cực sẽ phát triển vững.
Các giải pháp thể hiện rõ quy luật vận động của du lịch là một hoạt động, một yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh quy luật chung nó hình thành vạn động và phát triển theo quy luật riêng. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước: Các giải pháp phát triển du lịch phải thể hiện rõ
các quy luật của nó. Các giải pháp không chỉ tác động đến một khâu, một quá trình nào đó mà nó tác động toàn diện cả về định tính lẫn số lượng
3.4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý.
- Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về Du lịch đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn liền với việc mở rộng đòn bẩy kinh tế của tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh. Làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành các cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp có liên quan và các địa phương từ tỉnh đến cơ sở.
- Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch là một yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao lĩnh vực quản lý nhà nước địa bàn nhằm hưởng các hoạt kinh doanh và du lịch theo đúng định hướng hạn chế và xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chạy theo lợi nhuận phá hoạt môi trường sinh thái xã hội gây tiêu cực
- Xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, thông tin, nước cho các cụm du lịch bảo vệ tôn giáo, quản lý các danh lam thắng cảnh