TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu)

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoatigonbuon91
New member
New member
avatar


Tổng số bài gửi : 7
Join date : 29/01/2010
Age : 34

Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu) Empty
Bài gửiTiêu đề: Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu)   Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu) EmptyTue Jul 19, 2011 2:42 pm

1. Khái quát về nghề đúc đồng và làng nghề đúc đồng Ngũ Xã
1.1 Khái quát về nghề đúc đồng
Việt Nam là quốc gia có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, có thể kể tên như: nghề đúc đồng, nghề chạm khắc đá, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt…Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời và kĩ nghệ rất độc đáo. Trong đó, nghề đúc đồng là 1 trong những nghề thủ công truyền thống xuất hiện từ rất sớm - ngay từ thời kì dựng nước với những sản phẩm đồng thau đạt đến trình độ điêu luyện của nền văn minh Đông Sơn. Tương truyền, ông Tổ nghề đúc đồng nước ta là 2 vị Thiền sư: Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ.
1.2 Khái quát về làng nghề đúc đồng Ngũ Xã
Nằm ở phía Tây Hà Nội, làng Ngũ Xã nổi lên như một bán đảo nhỏ nép mình bên hồ Trúc Bạch. Đây chính là nơi sản sinh ra biết bao các sản phẩm đồng thau cực kỳ tinh xảo cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ đồ đồng của thành Thăng Long xưa. Ngạn ngữ Hà Nội có câu:
“Lĩnh hoa Yên Thái,
Đồ gốm Bát Tràng,
Thợ vàng Định Công,
Thợ đồng Ngũ Xã”.

2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa
2.1 Tiềm năng tự nhiên
( Không phải chuyên đề không cần thiết)

2.2 Tiềm năng nhân văn
2.2.1 Giá trị lịch sử
Làng đúc đồng Ngũ Xã có một lịch sử hình thành khá lâu đời, đến nay đã gần 500 năm tuổi. Theo sử sách ghi lại: Vào khoảng đời Lê (1428-1527), dân của 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long Thượng, Điện Tiền và Đào Viên (có tên nôm là làng Hè, làng Me, làng Rồng, Dí Thượng, Dí Hạ..) thuộc huyện Văn Lâm - Hưng Yên và huyện Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay, vốn có nghề đúc đồng đã về kinh thành Thăng Long để lập trường đúc tiền và đồ thờ. Tại đây, họ đã sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng làng mới trên đất Thăng Long và lấy tên Ngũ Xã, có nghĩa là 5 làng để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình. Về sau làng được tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã, nay là phố Ngũ Xã, thuộc quận Ba Đình - Hà Nội.
2.2.2 Giá trị văn hóa
A. Kết tinh qua con người Ngũ Xã
Thành công của người Ngũ Xã khi tiến hành đúc các sản phẩm bằng đồng trong suốt mấy trăm năm nay đã khẳng định tài năng kỳ lạ của họ. Bên cạnh sự thông minh sáng tạo, đôi mắt nhìn chuẩn xác, bàn tay khéo léo, đức tính cẩn trọng, kiên trì và tâm huyết với nghề, người thợ thủ công Ngũ Xã còn có những “bí mật gia truyền” từ lâu đời.
B. Kết tinh qua nghệ thuật đúc đồng:
Đúc đồng là nghề 5 trong 1. Một người thợ đúc đồng giỏi phải thành thục 5 việc. Đầu tiên là kỹ thuật tạo hình, tức là làm ra mẫu cần đúc giống như một nhà điêu khắc; tiếp theo là kĩ thuật tạo khuôn để đúc thành hình; sau khi tạo khuôn thì phải nắm kỹ thuật đúc bao gồm việc pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng; đúc xong đều phải sửa nguội, đối với một số sản phẩm như lọ hoa, lư đồng, khánh… thì phải chạm khắc trên bề mặt do đó phải nắm vững cả kỹ thuật chạm; sau cùng là kỹ thuật đánh bóng. Đây là 5 kỹ thuật tinh xảo đòi hỏi người thợ đúc đồng phải thực sự có tâm huyết và tài năng mới theo được nghề.
Nghề đúc đồng Ngũ Xã được nâng tầm lên trở thành nghệ thuật đúc đồng bởi người Ngũ Xã có những kỹ thuật bí truyền được chắt lọc từ nhiều kiến thức khác nhau : văn hóa, tôn giáo, hội họa, kỹ thuật… mà chỉ họ mới có. Theo quy định trong họ tộc thì không truyền cho người ngoài. Đặc biệt là kĩ thuật đúc rỗng liền khối. Bên cạnh đó là bí quyết đắp khuôn bằng “vật liệu đặc biệt” kết hợp với nấu đồng và rót đồng nóng chảy vào khuôn. Đó là nguyên nhân lí giải tại sao sản phẩm chuông đồng của Ngũ Xã lại đạt đến trình độ đỉnh cao, không làng nào sánh kịp. Chuông là một nhạc cụ đặc biệt, hồn của chuông chính là âm thanh. Chuông phải đúc làm sao để khi thỉnh, âm thanh vang ngân, do đó đòi hỏi các phần của chuông phải có độ dày mỏng khác nhau rất tinh tế. Vì thế từ khâu đào hố hạ khuôn, làm khuôn đến pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng vào khuôn phải tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt và phải có kinh nghiệm. Với những bí quyết riêng, chuông do làng Ngũ Xã đúc có âm thanh vang ngân đặc biệt.
C. Kết tinh qua các sản phẩm tiêu biểu
Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Ba minh chứng cho tinh hoa và sự hưng thịnh của nghề đúc đồng Ngũ Xã là :
+ Pho tượng Phật Adiđà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã , tượng cao 3,95m, chu vi tượng 11,6m, nặng 11 tấn, toạ lạc trên một đài sen bằng đồng có 96 cánh, trông rất uy nghi. Tượng có tư thế ngồi bằng, hình khắc đơn giản nhưng hài hòa, khiến mọi người cảm nhận được vẻ hiền từ, trầm tĩnh từ nét mặt, thân hình, đến dáng ngồi, nếp áo. Tất cả toát lên sự trầm lắng, sâu xa, và rất giống người thật.
+ Pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh , đúc năm 1677, bằng đồng đen, cao khoảng 3,9m nặng khoảng 4 tấn , tượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa.
+ Chuông Quy Điền ở chùa Một Cột, 1 trong “Tứ đại khí” cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã.
3. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa
Làng đúc đồng Ngũ Xã nay đã khác xưa nhiều. Làng, đã chuyển thành phố với những ngôi nhà cao tầng nằm san sát, không tìm thấy đâu bóng dáng của một làng nghề đúc đồng nức tiếng “trong làng, ngoài nước…”. Người dân làng đã chuyển sang nghề khác hoặc đã chuyển đi nơi khác sinh sống=> Giải pháp:
- Mời gọi các nghệ nhân đã thành danh đang sinh sống ở địa phương mở lớp truyền nghề
- Đổi mới phương pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Tuyên truyền các cơ sở sx làm ống khói giảm ô nhiễm môi trường với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức triển lãm, quảng bá,đầu tư, khôi phục
….



Về Đầu Trang Go down
 
Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» "Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc
» Các nghề thủ công ở Sa Pa.
» Học ngành Việt Nam học có thể làm nghề Báo chí, Du lịch
» Việt Nam tiến bộ chưa từng thấy trong công tác giảm nghèo
» Nước chè xanh Xứ Nghệ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các môn chuyên ngành Việt Nam học-
Chuyển đến