Chào bạn rất vui khi bạn đã gửi câu hỏi về diễn đàn!
Lần sau đề nghị bạn viết tiếng việt có dấu nhé!
Theo PGS-TS Trần Lê Bảo, ĐH Sư phạm Hà Nội: Ngoài những mục tiêu có tính chất chung nhất, thì có trường đào tạo người học đáp ứng yêu cầu công tác trên các lĩnh vực: nghiên cứu và hoạt động văn hóa, làm báo, người giảng dạy… có trường đào tạo chủ yếu chỉ làm du lịch: văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ du lịch... trong khi du lịch chỉ là một trong cả trăm ngàn vấn đề của Việt Nam. Ông Bảo cho rằng: "Rõ ràng ở đây mã ngành VNH chỉ là chiếc áo khoác đẹp cho ngành du lịch đang là "món hàng thời thượng" hiện nay".
Học xong sẽ làm gì?
Câu hỏi này chính là nỗi ưu tư của cả người dạy lẫn người học ở nhiều khía cạnh liên quan đến việc trang bị kiến thức và tạo nên động cơ của người học. Theo TS Phạm Thu Nga, Trường ĐH Sài Gòn: Có một sự thật trần trụi là có nhiều em sinh viên không có điều kiện và thực lực thi vào những ngành khác, trường khác, nên đã mượn các trường, các ngành mới mở, chẳng hạn những mã ngành "trẻ" như VNH làm nơi "tá túc", một bộ phận khác với tư tưởng cứ vào học đã, rồi tính sau… Điều này góp phần tạo ra một nhu cầu ảo cho đầu vào của ngành VNH.
Về kiến thức của sinh viên liên quan đến đầu ra của ngành học, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trường ĐH DL Thăng Long: Một thực trạng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là sinh viên ngành VNH ra trường rất khó xin việc. Đó là bởi các em được trang bị hệ thống tri thức liên ngành có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu. Mà đây lại chính là đặc thù của ngành VNH. Trong khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng chuyên môn hóa, đòi hỏi người lao động phải có sự chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.
Để giải bài toán khó về "đầu ra" cho sinh viên ngành VNH, việc trang bị những kỹ năng thực tiễn bên cạnh một kiến thức nền vững chắc là điều được nhiều chuyên gia đồng thuận. Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, để giúp người học có được ý thức rõ ràng về nghề nghiệp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy và công tác quản lý, tổ chức dạy học, cần phải xây dựng một định hướng đào tạo VNH bằng cách xác định rõ chuyên ngành ngay từ đầu. Như vậy sinh viên không chỉ có được những kiến thức liên ngành về Việt Nam mà còn nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho quá trình công tác sau này.
PGS-TS Lê Quang Hưng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng: Một sinh viên tốt nghiệp VNH phải là người có kiến thức tương đối toàn diện, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một đôi lĩnh vực nào đó. Trường ĐH có nhiệm vụ chuẩn bị, hình thành cho sinh viên điều này. Tuy nhiên, ông Hưng nhấn mạnh: "Chúng tôi thường nói với sinh viên rằng 4 năm ĐH không thể cùng một lúc đáp ứng đủ những nhu cầu, ý hướng đa dạng của tất cả mọi người. Không ngừng học tập, rèn luyện sau lúc ra trường là nhiệm vụ hiển nhiên".
Tuy nhiên, sinh viên của ngành học "trẻ" này cũng có những ưu thế riêng, như PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hà, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định: Thế mạnh của sinh viên VNH là phông liên ngành xã hội nhân văn rất dày dặn, vì vậy hướng mở để lựa chọn việc làm cũng rộng rãi hơn một số chuyên ngành.
Thế mạnh cũng như những điểm còn yếu của ngành VNH đã được nhìn nhận. Vấn đề còn lại là phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu như thế nào, đó là việc không dễ của các cơ sở đào tạo ngành VNH.
Đây bài viết mình đã có sự chon lọc và bổ xung.
Nếu bạn ra trường có 1 trình đọ ngoại ngữ khá, thân hình ưa nhìn thì việc xin việc của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Chúc bạn thành công và may mắn!