Nguyên âm là từ đóng vai trò quyết định âm sắc và định hình trạng thái tương đối khi âm đã được phát ra (khẩu hình ổn định), dù là từ nguyên âm đó kết hợp với bất cứ phụ âm nào khác. Nguyên âm có thể đứng riêng hay kết hợp với các phụ âm khác để tạo nên một tiếng.
Phụ âm là từ không tạo nên âm sắc hình thái của âm, nó bắt buộc phải kết hợp với một nguyên âm để tạo nên một tiếng có nghĩa trong tiếng Việt. Phụ âm tuy vậy quyết định vị trí ban đầu đặt lưỡi răng vòm miệng (khẩu hình ban đầu) khi chuẩn bị phát âm, nó quyết định việc tạo ra tiếng này khác với tiếng khác trong các từ có cùng một âm sắc do có cùng nguyên âm. Thế nhưng, sau khi đã bật ra âm thì vị trí tương đối của răng - lưỡi - vòm miệng lại trở về vị trí định hình được quyết định bởi nguyên âm trong tiếng đó.
Tóm tắt vầy cho dễ hiểu: Nguyên âm tự nó tạo ra âm tiết (có nghĩa hay không có nghĩa). Phụ âm thì không thể. Muốn nhận biết phụ âm, ta phải ghép nó với một nguyên âm. Tên chữ cái tiếng Ta thì nguyên âm tự nó là một cái tên đọc lên được (a,ă,â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), trong khi phụ âm muốn "kêu tên" nó, ta phải ghép với nguyên âm - cụ thể trong tiếng Ta là "ờ": Bờ, cờ, dờ, đờ, ... khờ v.v ...
VD: Phất âm sai "N" với "L"
Từ ngữ địa phương thì nhiều lắm như "Xược" với "Lược"...