TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Go down 
Tác giảThông điệp
Trai Làng Việt Nam
Member 5
Member 5
Trai Làng Việt Nam


Tổng số bài gửi : 93
Join date : 16/08/2011
Age : 33
Đến từ : Trai Làng Việt Nam

Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc   Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc EmptyFri Dec 23, 2011 12:07 pm

Đình Thổ Tang ngày nay
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1145k

Năm 1965, khi Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, cơ quan tôi - Viện thiết kế Kiến trúc, Bộ Xây dựng - từ Hà Nội lên sơ tán ở thôn Lũng Ngoại, cách Hà Nội gần 70 cây số. Từ Hà Nội lên theo Quốc lộ số 2A, cách Việt Trì gần chục cây số, rẽ trái vào tỉnh lộ 305, đi khoảng 3 cây số thì đến huyện lỵ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) – nơi có đình Thổ Tang nổi tiếng. Từ đình Thổ Tang đi hơn một cây số nữa thì đến nơi cơ quan tôi sơ tán – thôn Lũng Ngoại.
Ngày ấy, những khi rảnh rỗi, tôi hay la cà ra đình Thổ Tang chơi, ngắm nghía ngôi đình vào loại đẹp nhất nước ta. Ngôi đình nằm trong không gian làng quê hẻo lánh, êm đềm. Chung quanh là những nếp nhà tranh vách đất hay những ngôi nhà xây mái ngói ba gian, năm gian xen trong vườn cây, ao cá thơ mộng. Mặc dù không cách quá xa Hà Nội, thế mà 45 năm sau, hôm nay (3-4-2010), tôi mới lại được lên chiêm ngưỡng ngôi đình cổ kính này, do là khách mời của Hội Kiến trúc sư Hà Nội, nên tôi mới có dịp đến đây!
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1085
* Bức phù điêu lễ tịch điền gồm 25 nhân vật...
Ngót nửa thế kỷ qua, vùng quê này đã hợp nhất, rồi chia, tách biết bao lần. Ngày nay đã là thị trấn Thổ Tang, huyện lỵ Vĩnh Tường, với dãy nhà 3 - 4 tầng bám hai bên mặt đường dẫn vào đình Thổ Tang dài gần một cây số. Không gian kiến trúc làng quê xưa nay đã khác xưa. Ngôi đình không còn là công trình kiến trúc to lớn nhất làng xã mà đang bị lấn át cả chiều cao lẫn chiều rộng. Nhà cửa vây kín chung quanh ngôi đình thiêng liêng, cổ kính. Thời nay, người ta chẳng còn kiêng theo như phong thủy đã nêu và người xưa truyền: tránh hướng đao đình đâm thẳng vào nhà! Bây giờ tấc đất hàng mấy lạng vàng, nên con người bất chấp tất cả, chỗ nào đất trống là nhà! Cũng may là còn giữ được khuôn viên từ hàng rào vào trong đình.
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1101
* Bức hoành phi "Hòa Vi Quý", phía dưới là bức cửa võng này 45 năm trước để mộc, không sơn xanh đỏ lòe loẹt như thế này!

Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1097bKiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1089a
* Bức hoành phi ở Hậu cung có cùng thời với xây dựng đình.
Đình làng Thổ Tang được tạo dựng từ thế kỷ XVII, thuộc hệ kiến trúc đình làng thời Hậu Lê. Đình thờ vị danh tướng Lân Hổ, tức Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương, một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh tan giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Tương truyền, theo lệnh vua Trần, tướng Lân Hổ đã dẫn quân lên vùng Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) lập phòng tuyến, bày binh bố trận, chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ kinh đô Thăng Long. Trải qua bao thời gian, ngày nay đình còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn kiểu thức kiến trúc thời xưa.

Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1084l

Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1086t

Đình được xây dựng với quy mô đồ sộ, dài 25,8 m, rộng 14,2 m, cao từ nền tới nóc 7 m. Xoay mặt về hướng Tây Nam. Trứơc đây phía trước hướng đình thông thoáng, trải rộng, nhưng nay bị án ngữ bởi những dãy nhà, ngôi nhà phố 2 - 3 tầng. Đình gồm hai toà kiến trúc Đại đình và Hậu cung, bố cục theo hình chữ "đinh". Đình có năm gian, hai dĩ với 60 chiếc cột gỗ lim. Cột cái đường kính 0,8 m cao 5 m, cột quân đường kính 0,61 m. Kết cấu theo kiểu chồng rường, giá chiêng. Nền đình được bó vỉa bằng đá xanh, có sáu hàng cột.
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1108a
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1098o

Đình đã trải qua số phận lao đao, năm 1964 Hậu cung bị hư hỏng rồi phá bỏ, đến cuối thế kỷ trước mới được xây dựng lại. Tuy vậy, những lần trùng tu trước đây các cụ vẫn giữ gìn dáng dấp kiến trúc cổ kính và điêu khắc tinh xảo vào bậc nhất trong các ngôi đình hiện còn ở nước ta. Đình làng Thổ Tang là một trong những ngôi đình đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian thời Hậu Lê.
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1127
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1116z

Hiện nay trong đình còn lưu giữ được 21 bức chạm khắc gỗ hết sức tinh tế, được thể hiện trên các thành phần kiến trúc: Thân kẻ, thân bẩy, thân rường, xà nách,...nội dung phong phú, khái quát về chu trình lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp, của nhân dân ta thời Lê Trung Hưng. Từ cửa đình, nhìn lên nổi bật bức chạm lễ tịch điền gồm 25 nhân vật thể hiện cảnh đi cày, chăn trâu, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi sau giờ lao động. cạnh đó là các bức "đá cầu", "đấu vật", "chơi cờ", "uống rượu", “múa", "bắn hổ",...rất sinh động. Cảnh sinh hoạt có: "trai gái tình tự", "gia đình hạnh phúc", "con mọn". Phê phán những thói hư tật xấu có "đánh ghen", "vợ chồng lười". Trang trí thờ phụng gồm các bức "cửu long tranh châu", "bát Tiên quá hải", "Tiên nữ cưỡi rồng",…

Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1110k

Họa tiết trang trí cảnh sinh hoạt của con người trên xà nách, kẻ bẩy,... thể hiện nghệ thuật chạm trổ tinh vi, bàn tay khéo léo đạt đến trình độ điêu luyện tài ba của các nghệ nhân xưa. Những hình ảnh đó đã mô tả sinh động sâu sắc cuộc sống làm ăn và sinh hoạt của người dân trong xã hội phong kiến.
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1130z
Cửa võng đình Thổ Tang được chia làm 3 tầng chạm trổ tinh tế. Tầng trên chạm hai con rồng lớn và 18 rồng con đang vờn ngọc. Tầng giữa chạm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên có 2 con phượng đang bay. Tầng dưới chạm lục tiên, cửu trùng, gai dứa rất đẹp mắt và sống động. Trên cửa vọng treo bức hoành phi "Hòa Vi Quý".
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Dsc1106h
Bức chạm bên trái cửa võng gần hậu cung có chiều dài 1,40 m rộng 0,75 m, miêu tả cảnh sinh hoạt trong một gia đình.
Năm 1964 đình Thổ Tang đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng A trong danh mục Di tích Lịch sử Văn hóa tiểu biểu của đất nước. Ngày 17 - 2 - 1990, đình Thổ Tang được cấp Bằng Di tích Lịch sử Văn hóa.

Sưu tầm: Bài và ảnh: KTS Đoàn Đức Thành
Về Đầu Trang Go down
 
Kiến Trúc Đình Cổ Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến