Nam Định là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Nam Định tiếp giáp với 3 tỉnh, thành phố: Thái Bình ở phía bắc, Ninh Bình ở phía nam, Hà Nam ở phía tây bắc, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.Địa lýVĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Diện tích: 1.669 km².
Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở tây bắc. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi (122 m), chỗ thấp nhất (3 m) ở vùng chiêm trũng Ý Yên, so với mặt nước biển.
Bờ biển Nam Định dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.
Khí hậu thời tiếtẢnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, gần giống với Hà Nội; Nam Định nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm:1.700 – 1.800 mm; Nhiệt độ trung bình:23,5°C; Số giờ nắng trong năm:1.650 – 1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình:80 – 85%.
Hành chínhTrung tâm tỉnh là thành phố Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam. Tỉnh Nam Định có 9 huyện
Giao Thủy
Hải Hậu
Mỹ Lộc
Nam Trực
Nghĩa Hưng
Trực Ninh
Vụ Bản
Xuân Trường
Ý Yên
Dân sốTheo số liệu của Tổng cục thống kê,năm 2006 Nam Định có 1.974.300 người với mật độ dân số 1.196 người/km².
Kinh tếTổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2000 ước đạt gần 5.920 tỷ đồng (Không rõ theo chỉ số giá năm 1994).
Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 41% - 21,5% - 38%.
Các khu công nghiệp: Hòa Xá, An Xá, Mỹ Trung
Giao thôngĐường bộ: quốc lộ 21, quốc lộ 10;
Đường sắt: đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam;
Đường thuỷ: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Sò, sông Đào, sông Ngô Đồng
Giáo dụcTỉnh Nam Định nổi tiếng là đất học, là quê hương của những vị trạng nổi tiếng như Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích... cùng với kinh thành Thăng Long, nơi đây còn được mở trường thi.
Trường Trung học phổ thông chuyên của Nam Định mang tên là THPT Lê Hồng Phong, thành lập từ năm 1920 liên tục là đơn vị thi đua xuất sắc.
Văn hóa truyền thốngChợ Viềng Vụ Bản, Nam Trực mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng 1 Tết Âm lịch hằng năm,ngoài ra còn có chợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng) vào ngày 7 tháng 1 Âm lịch hằng năm, sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
Thể dục - Thể thaoNam Định có hai trung tâm thể thao là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động Chùa Cuối) và Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đá và bóng chuyền được tổ chức tại đây, chúng nằm trên đường Hùng Vương của Thành phố Nam Định.
Bóng đá Nam Định đã một lần đoạt chức vô địch quốc gia là năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng. Năm 2001 đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia.Năm 2007đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc Gia lần đầu tiên
Di tích lịch sửĐền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, các thành phố Nam Định 5 km. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.
Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ)
Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ khí, chùa Vọng Cung.
Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, huyện Ý Yên.
Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Danh nhânLàng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua Trần và danh nhân quân sự Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương).
Ai có ý kiến thì post thêm nha