TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty
Bài gửiTiêu đề: "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.   "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. EmptyFri May 01, 2009 1:40 pm

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen


Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. Văn hoá của người Thái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời", người dân tộc Thái ở nhà sàn, riêng người Thái đen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tăng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này vẫn duy trì tục ở rể, gửi rể.

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. 1050thieunuthai1
Khi chàng trai người Thái đen đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.

Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới của gia đình.

Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu là khan dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể) là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây...

Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái.

Sau lễ tăng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu".

Nguồn tin: danangpt
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.   "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. EmptyMon Jul 06, 2009 10:20 am

Nét đặc trưng trong trang phục của người Thái trắng là gì vậy? Và để phân biệt giữa dân tộc Thái trắng và Thái đen thì dựa vào những đặc điểm nào vậy ?
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.   "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. EmptyMon Jul 06, 2009 3:08 pm

catvang88 đã viết:
Nét đặc trưng trong trang phục của người Thái trắng là gì vậy? Và để phân biệt giữa dân tộc Thái trắng và Thái đen thì dựa vào những đặc điểm nào vậy ?

Trang phục
Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.
+ Trang phục nam
Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.
Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.

+ Trang phục nữ
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):
+ Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành.
+ Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn 'piêu' thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống ngành Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.   "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. EmptyWed Jul 15, 2009 9:25 am

Theo mình thấy hình như người Thái trắng thì ko quấn khăn còn Thái đen quấn khăn và che ô nữa? Áo của Thái đen tay dài còn Thái trắng là tay ngắn cũng có cả màu sáng ko chỉ riêng màu tối( đa phần là màu trắng) Smile
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Sponsored content





"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.   "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen. Empty

Về Đầu Trang Go down
 
"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» kiến trúc trong văn hóa việt nam
» Hát Chầu Văn trong Hầu Bóng
» Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
» Xin tài liệu làm khóa luận về vấn đề tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử THPT
» Giới thiệu sách mới: "Văn học dân gian".

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến