TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc .

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc . Empty
Bài gửiTiêu đề: Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc .   Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc . EmptyThu Jan 14, 2010 6:09 pm

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc .
Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hoá.
Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc . SEnTho1-1
Tinh khiết, Đặc trưng và Tồn tại muôn đời.
Cùng với sự giao lưu khu vực và quốc tế, hiện nay trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá và kinh tế. Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của các mối quan hệ tài chính, thương mại, với những tổ chức mangtính toàn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF )..., toàn cầu hoá không chỉ phát huy ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ tới các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, đặt các dân tộc, các quốc gia những những cơ hội và thách thức lớn.

Toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khácquá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này , nơi khác trên thế giới người ta đã lớn tiếng cảnh báo “ sự xâm lăng về văn hoá là sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất “. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa sống còn đối với các dân tộc. Đây là nhiệm vụ của mọi người, mọi ngành, trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng.

BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm về bản sắc dân tộc.

Con người sinh ra ở đời, ai cũng có nhu cầu về ăn, mặc, ở ; nhu cầu giao tiếp với cộng đồng; nhu cầu thể hiện tình cảm, suy nghĩ , hành động của mình ttrước thiên nhiên và xã hội.

Do khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, địa lý, nòi giống … nên nhu cầu của con người ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự khác nhau.

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản sắc văn hoá dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của văn hoá dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh mà còn ở tinh thần đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.

Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũ, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình.

1.2 Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá ttrình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể , đồng thời cũng hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hoá.

Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa. Ngay từ năm 1943 khi chiến tranh thế giơí lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên khắp thế giới, Đảng ta đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu. Trong hoàn cảnh thời bấy gìơ , dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nô dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Lối sống Mỹ, sức mạnh của đồng Đôla đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của người dân ở các đô thị, nông thôn vùng bị tạm chiếm , bởi “ Danh dự sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây số vuông “.

Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mặt trận văn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc. Hơn 70 năm qua định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là “ … xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người ”…Có thể nói Nghị quyết 5 là cuốn cảm nâng tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ 21 nhằm làm cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá sản sinh ra các giá trị hiện đại, tạo cho sự phát triển của nền văn hoá, mặt khác nó cũng là thách thức đối với bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Nhận diện cho được những phức tạp của toàn cầu hoá trong những biểu hiện của nó thật không đơn giản. Nhà bình luận Friedman thừa nhận “ … trong thời toàn cầu hoá, người ta không biết ai hiện nay là bạn, mai đã nhanh chóng thành kẻ thù. Những cái bắt tay, những nụ cười sảng khoái, những vụ chia tiền hào phóng có thể bất cứ vào lúc nào cũng dễ dàng biến thành sự mỉa mai..”. Chính vì vậy nhận thức đúng tình hình, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong các hoạt động sáng tạo, cổ vũ và quảng bá cho các sản phẩm tinh thần chân chính, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

1.3 Bản sắc văn hoá dân tộc trong văn học nghệ thuật.

Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá. Thực tiễn cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất màu mở làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật, đến lượt mình văn học nghệ thuật làm phong phú sâu đậm thêm bản sắc dân tộc của văn hoá.

Đối tượng trung tâm của văn học nghệ thuật là con người. Con người bao giờ cũng mang trong mình những phẩm chất văn hoá dân tộc và thời đại đã sản sinh ra nó. Thông qua các tác phẩm văn nghệ chân chính, chúng ta có thể nhận ra tư tưởng, đạo đức, lối sống, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp của cộng đồng. Tác phẩm văn nghệ chân chính cũng thể hiện lý tưởng nhân văn tiến bộ: đó là lòng yêu quê hương, đất nước, con người, thiên nhiên, lên án cái xấu, cái ác.

Lịch sử văn nghệ Việt Nam gắn liền với sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước . Nội dung yêu nước trong các tác phẩm văn nghệ gắn liền với quê hương, hồn nước được nuôi dưỡng bằng tình làng, văn hoá làng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã so sánh tình làng là những dấu son làm nên ngọn cờ đại nghĩa trong “ Hịch tướng sĩ”, “ Cáo Bình Ngô”. Dù nhìn nhận như thế nào, người ta cũng không thể quên được chất nhân văn bền vững của văn chương nghệ thuật, xuất phát từ lòng yêu con người , tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cộng đồng. Suốt cả ngàn năm binh đao, đối diện với máu lữa, chết chóc, vậy mà các thế hệ Việt Nam vẫn đóng góp cho kho tàng văn hoá dân tộc những áng văn thơ bất hũ. Mối liên hệ biện chứng giữa cuộc sống và sự sáng tạo văn chương góp phần to lớn tạo nên bản sắc văn hoá, truyền thống văn hiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước, yêu con người, yêu thiên nhiên in đậm dấu ấn trong tôn giáo. Sống trong cõi tâm linh, coi trọng các tín điều của tôn giáo, nhưng thơ của họ lại chứa chan niềm vui sống.

Theo đà phát triển của xã hội và tư duy con người cùng với sự giao lưu văn hoá, các ngành nghệ thuật của chúng ta cũng phát triển phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc. Về văn học, thể loại truyền thống là thơ ca mà tiêu biểu là thể thơ lục bát. Nhiều tác giả cổ điển Việt Nam bằng tài năng nghệ thuật vô song đã sáng tạo nên những tác tác phẩm thi ca bất hủ. Cũng với tinh thần ấy, trong lĩnh vực sân khấu là sự ra đời và phát triển của thể loại tuồng, chèo, cải lương và đặc biệt là nghệ thuật rối nước vô cùng độc đáo. Nghệ thuật múa với đặc trưng là ngôn ngữ hình dáng chuyển động trong không gian và âm nhạc và vì thế thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc theo từng vùng miền. Bản sắc dân tộc trong kiến trúc Việt Nam thể hiện rõ nét trong di sản kiến trúc qua các thời đại bao gồm làng cổ, đô thị cổ, kiến trúc đền chùa, lăng tẩm …Về mỹ thuật bản sắc dân tộc sâu đậm được thể hiện đậm nét trong tramh Đông Hồ.

Bản sắc dân tộc trong các loại hình văn học nghệ thuật không phải nhất thành, bất biến. Ảnh hưởng nhiều của nền các nền văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ, sau này lại tiếp xúc cả trăm năm với văn hoá Pháp, nền văn hoá của Việt nam có điều kiện trau dồi, bổ sung làm giàu thêm truyền thống của mình bằng tinh hoa văn hoá nhân loại.

Ban Văn hóa Dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Bảo tồn và Phát huy Bản sắc Văn hoá dân tộc .
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khặp Thái: Nét đẹp văn hoá ở Mường Lát
» Văn miếu Xích Đằng_ Hưng Yên.
» Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam và Cơ sở Văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm.
» Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
» Con Trâu và nền Văn hoá Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến