TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 "Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc

Go down 
Tác giảThông điệp
namsoncanbo
Member 2
Member 2
namsoncanbo


Tổng số bài gửi : 24
Join date : 03/05/2009
Age : 35
Đến từ : K33G- Việt Nam Học- ĐHSP Hà Nội 2.

"Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: "Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc   "Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc EmptyTue Feb 02, 2010 9:28 am

Ngoài tiềm năng về du lịch sinh thái với các khu du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Đầm Long, Khoang Xanh- Suối tiên, Hồ Tiên Sa, Thác Đa...
cùng các khu du lịch văn bia lễ hội với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hương Sơn, chùa Trầm, chùa Trăm Gian... Hà Tây còn có nhiều lợi thế là tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 80% số làng có nghề (1116 làng có nghề/1446 tổng số làng), trong đó có hơn 200 làng đã được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề. Sự phát triển của làng nghề được gắn kết thành điểm "Du lịch làng nghề" tại các địa phươgn.Ttừ năm 2001 ngành Du lịch đã tổ chức Hội du lịch làng nghề truyền thống, góp phần thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, đồng thời đã tôn vinh được nét đẹp truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc.
Xác định rõ lợi ích của khách du lịch khi đi tham quan theo các tour du lịch làng nghề không những được tận hưởng cảnh yên bình của các làng quê Việt Nam sau lũy tre làng, với những giếng nước, hàng cau cùng mái đình cong cong... mà du khách còn được tận mắt chứng kiến những công đoạn sản xuất thủ công của các sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Từ chiến lược phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và thông qua mục tiêu phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Sở Du lịch đã tập trung nâng cao nhận thức để mỗi cán bộ, nhân viên trong ngành và những người thợ, người chủ sản xuất ở các làng nghề phải có ý thức xây dựng cho mình một "thương hiệu" và mang tính đặc thù của tỉnh. Để có được "thương hiệu", Sở Du lịch đã xây dựng kế hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể, chỉ đạo Ban Quản lý dự án công trình quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông vào các làng nghề.

Những năm qua từ các nguồn vốn kêu gọi được và sự quan tâm của Nhà nước, hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư làm đường vào các làng nghề, trong đó ngành Du lịch làm chủ đầu tư 6,4 tỷ đồng, làm gần 8 km đường vào các làng nghề Đa Sỹ (Hà Đông), tiện Nhị Khê (Thường Tín), khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), mây, giang đan Phú Vinh (Chương Mỹ); đầu tư 240 triệu đồng xây 8 nhà trưng bầy, giới thiệu sản phẩm ở 8 làng nghề cùng hàng trăm triệu đồng cho công tác quảng bá để du khách thấy được một cách tổng thể về quy mô sản xuất và đặc thù văn hóa nghệ thuật của địa phương.
Cùng với việc gắn kết du lịch với làng nghề truyền thống là công tác tuyên truyền, vận động để mỗi người làm nghề tự nhận thức được trách nhiệm của mình trước những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sự sống còn của làng nghề truyền thống. Chị Nguyễn Thị Tâm sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề dệt của làng nghề Vạn Phúc tâm sự: "Từ khi làng được gắn biển du lịch làng nghề truyền thống, khách du lịch đến đây ngày một đông, đặc biệt là khách đi theo các tour". Hiện nay, gia đình chị có một cửa hàng lớn ngay cạnh xưởng dệt. Quy trình sản xuất lụa khép kín như nuôi tằm, nong kéo kén, guồng se sợi, cùng máy dệt nhỏ... được chị đầu tư ngay cạnh cửa hàng, khi khách du lịch đến chị kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về sự nhả tơ của con kén, các công đoạn kéo tơ, guồng tơ, đẽo tơ, mắc dọc, làm hồ, suốt khung...cho du khách biết về quy trình sản xuất thủ công để họ hiểu rõ về làng nghề, biết được mặt hàng tơ tằm chính hiệu và biết được sự kỳ diệu của con người nơi đây. Để chuẩn bị cho Hội Du lịch làng nghề truyền thống lần này, hiện chị đang chuẩn bị những mặt hàng mới như khăn quàng, calavát, các loại trang phục hiện đại nhưng phải mang những nét hoa văn độc đáo của dân tộc.
Phú Nghĩa là một trong những xã có nghề mây, giang đan truyền thống lâu đời, có nhiều thợ tay nghề cao, cùng số hộ tham gia làm nghề chiếm hơn 90% và đã được gắn điểm du lịch làng nghề. Để phát huy hết thế mạnh của địa phương, đồng thời để nghề mây, giang đan phát triển bền vững, đi lên trong thế ổn định, lãnh đạo xã rất quan tâm tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp tham gia các hội chợ. Nhất là Hội chợ du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh, lãnh đạo xã đều hỗ trợ để có 1 gian hàng chung của xã và 1 gian hàng của doanh nghiệp. Anh Nguyễn Văn Trung là nghệ nhân, người có đôi “bàn tay vàng” của xã Phú Nghĩa đã từng tham gia nhiều hội chợ và đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, vừa kết thúc chuyến đi tham quan hơn 10 ngày ở Nhật Bản về, học được nhiều kinh nghiệm trong chế tác phối mầu để tạo ra những sản phẩm mang đặc thù nét văn hóa của dân tộc.
Đặc biệt những nét văn minh trong phong cách tiếp thị, phục vụ du khách của nước bạn, anh đã tiếp nhận và truyền đạt ngay cho con cháu để chuẩn bị phục vụ trong Hội Du lịch làng nghề truyền thống lần thứ III sắp tới. Những mặt hàng cao cấp được anh kết hợp thêm nhiều loại nguyên vật liệu sứ, dây nhựa... cùng mây, giang, tre để tạo ra những sản phẩm đèn trang trí, tranh ảnh, lọ hoa, khay, tráp trầu cau...hết sức độc đáo và mang tính nghệ thuật cao.

Để góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, phường rối của xã Bình Phú, Chàng Sơn cũng sẵn sàng tham gia trong Hội Du lịch làng nghề truyền thống lần này. Hiện nay phường rối của xã Bình Phú đã có bể nhân tạo đường kính 10m, cùng nhà thủy đình di động nên việc tham gia biểu diễn đã đơn giản hơn trước rất nhiều.

Ngoài các sản phẩm của các làng nghề, nghệ thuật ẩm thực của tỉnh như bánh dầy Quán Gánh, giò chả Ước Lễ, bánh tẻ Sơn Tây... được giới thiệu cùng ẩm thực của các địa phương bạn. Nghệ thuật thư pháp, tranh ảnh, cùng các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: Hát sẩm, chèo Tàu, ca trù, hát trống quân cũng được trình diễn...

Hội Du lịch làng nghề truyền thống, nơi hội tụ những giá trị văn hóa tinh hoa và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc sẽ diễn ra tại thị xã Hà Đông vào tháng 12 tới. Đến đây du khách sẽ được tận hưởng những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước và được giao lưu văn hóa trong không khí tưng bừng của ngày lễ hội
Về Đầu Trang Go down
 
"Hội du lịch làng nghề "- Mô hình tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quan họ và ca trù được vinh danh “Di sản văn hóa phi vật thể”
» Du lịch văn hóa: Làng nghề thủ công truyền thống ( mẫu)
» "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen.
» Giới thiệu sách mới: "Văn học dân gian".
» Các nghề thủ công ở Sa Pa.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Du lịch các miền-
Chuyển đến