TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI

Go down 
Tác giảThông điệp
thienlong_8890
New member
New member
avatar


Tổng số bài gửi : 3
Join date : 15/06/2009
Age : 35
Đến từ : k34G_Việt Nam học

NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI   NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI EmptyFri Aug 12, 2011 11:02 am

NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI
Gia đình là tế bào của xã hội, phụ thuộc vào xã hội mà phát triển, phụ thuộc vào văn hóa của mỗi dân tộc để tạo nên những nét riêng, đặc thù của xã hội đó. Tuy nhiên trong cuộc sống văn hóa, xã hội riêng mỗi dân tộc đều có những nét chung. Qua đó người ta sẽ tìm thấy những nét tương đồng trong văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới tuy có khác nhau về lãnh thổ.
1. Gia đình Trung quốc:
Có nhiều nét tương đồng với gia đình Việt Nam. Trong gia đình trọng tâm là trục Cha – Con , đặc tính gia trưởng, cha truyền con nối. Bổn phận làm con phải thực hiện đức hiếu thảo. Con trai trưởng được coi trọng là người kế tục việc cúng giỗ cha mẹ, tổ tiên dòng tộc sau khi họ đã khuất.
Với tính chất xã hội khắt khe như vậy mà vai trò của người phụ nữ bị hạ thấp, họ chỉ tồn tại để sinh con giữ dòng giống nhà chồng, “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.Ngày đi lấy chồng coi như thuộc về nhà chồng không được thường xuyên chăm nom bố mẹ đẻ nữa. “ Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Người vợ phải “nâng khăn sửa túi” chăm lo cho chồng, phụng dưỡng cho cha mẹ chồng. Người phụ nữ góa chỉ được tái giá khi cha mẹ chồng đồng ý. Trụ cột gia đình người cha, người chồng, được tự do trong hoạt động tình dục, có thể có 5 thê 7 thiếp nhưng gái chính chuyên chỉ có một chồng - nếu phạm vào điều đó thì sẽ bị xã hội lên án. Đời sống tình ái vợ chồng cũng diễn ra thầm kín không được tự do thoải mái, đặc điểm chung của người Phương Đông trong đó có Việt Nam và Trung quốc thường rất ngại đề cập đến những vấn đề tế nhị, không thẳng thắn mà e ấp, kín đáo. Bố mẹ có quyền lựa chọn vợ cho các con theo ý muốn của họ.
Nhưng theo xu thế phát triển của xã hội loài người và của thế giới ngày nay nhiều đặc điểm trên của gia đình Việt - Trung đã dần bị nhạt đi và có phần thoải mái hơn. Đặc biệt năm 1950 có ban hành về luật hôn nhân qui định về mối quan hệ một vợ một chồng, cấm tảo hôn, …hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện tự do lựa chọn, quả phụ có quyền tự do tái giá. Tuy nhiên mô hình truyền thống vẫn còn được duy trì hiện tại khi xã hội phát triển người ta lại tìm về những cái cổ xưa nhưng trên sự bổ sung những cái mới, cái tiến bộ.
2. Gia đình Hin - Đu.
Gia đình, quan hệ vợ chồng lãng mạn hình thành nên những khúc ca bất tử trong văn hóa Ấn Độ. Ví dụ trong thần thoại Rama và Sita…Ly hôn có thể tiến hành trước tòa, nhưng trước đạo Bà La Môn( đạo gốc Ấn Độ) thì hiện tại không được phép. Kết hôn là sự gắn bó cả đời, trừ khi bắt quả tang vợ ngoại tình, thì người vợ bị coi như đã chết.
Vợ chồng trong gia đình Hin đu yêu thương, tương trợ, chung thủy. Con cái được coi trọng nuông chiều. Con gái được coi trọng, không khí gia đình luôn đầm ấm. Theo tục lệ con gái đi lấy chồng có thể về thăm cha mẹ trong một thời gian dài mà không bị điều tiếng.
Khi phụ nữ làm mẹ, sự kính trọng của các con đối với mẹ tăng lên theo tuổi tác. Mẹ được coi như Đức thánh mẫu tối cao. Người phụ nữ cũng được nắm quyền hành và kế tục quyền khi chồng khi chồng đã mất.
Ví dụ: Bà Inddirra Ganđi được tôn là trưởng tộc đại gia đình Nehru lúc cha đẻ bà mất năm 1964 bà được kế tục cả sự nghiệp chính trị của cha.
Bà Sirimavo ở SiriLanKa cũng được kế tục thay chồng khi chồng bà bị ám sát năm 1959.
Cái nôi của xã hội Hin đu là Ấn Độ và đảo Xây Lan.
3. Gia đình Hồi giáo.
Đạo Hồi vừa là tôn giáo cũng vừa là dòng chảy văn hóa với nhiều nước trên thế giới như: Iran, Pakixtan, Ả rập, Libi, Ai cập, các nước thuộc khu vực Bắc Phi.
Điều quan trọng là quyền nối dõi, cha truyền con nối. Nhưng không mang ý nghĩa như ở Trung quốc là để thỏa mãn vong linh người đã khuất nối dõi dòng họ, mà nối dõi ở đây là nhằm phát triển cộng đồng đàn tồn tại.
Người đàn ông phải lấy vợ mới có giá trị, các nhà tu hành cũng sống với gia đình, trinh tiết của người phụ nữ lúc kết hôn được coi trọng hàng đầu sau đó là sự mắn đẻ.
Trong giá đình người Vợ được coi là 1 trong 3 thứ tài sản trong đó có đàn ngựa, nhà cửa: Phụ nữ là vụ trụ trong bóng tối, công việc sinh con, nội trợ, phụ thuộc suốt đời. Nhiều nơi phụ nữ không được đi làm con gái không được đến trường học, phụ nữ là đồ vật đàn ông giàu có có thể mua bán.
Đàn ông là vũ trụ của ánh sáng với các chuyến đi, các sáng kiến, chủ động gặp gỡ giao tiếp. Khi có luật một vợ một chồng lại xảy ra tình trạng người đàn ông ly hôn, tái hôn liên tiếp, phụ nữ phải phụ thuộc không có kinh tế trong tay nên ít khi đòi ly hôn.
Mỗi dân tộc, vùng miền, quốc gia đều có những nét văn hóa truyền thống của riêng mình. Song, mặc dù không sống chung trong một lãnh thổ, quốc gia nhưng các dân tộc khác nhau trên thế giới vẫn có những nét tương đồng trong cùng sự phát triển của Xã hội cũng như sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. DOTIEUHANG.
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoc.th-talk.net
 
NHỮNG NÉT VĂN HÓA CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 10 VỊ ANH HÙNG TRÊN THẾ GIỚI
» BÍ ẨN TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ TÁC GIẢ LÊ ĐÌNH QUỲ !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến