TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN

Go down 
Tác giảThông điệp
Ngọc Huy
Member 3
Member 3
Ngọc Huy


Tổng số bài gửi : 41
Join date : 27/04/2008
Age : 35
Đến từ : K33G_Việt Nam học-Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN   NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN EmptySat May 03, 2008 4:09 pm

NÊN LƯU Y NỘI DUNG CHƯONG TRÌNH

lol! Nhiều năm gần đây, theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi môn Văn không hỏi đến văn học nước ngoài, cũng như không có câu hỏi riêng về lý luận văn học. Những kiến thức về lý luận văn học, nếu có, sẽ được lồng ghép trong các đề về văn học Việt Nam.

Đề thi tập trung kiểm tra sự hiểu biết, năng lực cảm thụ và trình độ viết văn của thí sinh về văn học Việt Nam hiện đại. Với ban Cơ bản và với đông đảo thí sinh học năm cuối cùng sách giáo khoa lớp 12 (sách chỉnh lý hợp nhất do 2 GS Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh đồng chủ biên), việc kiểm tra khoanh lại trong hai giai đoạn văn học 1930-1945 và 1945-1975. Với số ít học sinh theo học chương trình và sách giáo khoa thí điểm phân ban (gọi là sách nâng cao do GS Trần Đình Sử tổng chủ biên), trong đề thi có thể có câu hỏi về tác giả, tác phẩm thuộc giai đoạn văn học 1975-2000.

NHỮNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ
Thời gian ôn luyện không nhiều và phải phân phối đối với cả ba môn (Văn - Sử - Địa hoặc Văn - Toán - Ngoại ngữ), vì vậy nên lưu ý một số việc chủ yếu như sau:

1- Nghiền ngẫm lại sách giáo khoa lớp 11-12, phần văn học hiện đại như đã nói, tùy theo chương trình đã theo học mấy năm ở THPT, các em chủ động củng cố kiến thức trong sách giáo khoa lớp 11 chỉnh lý hợp nhất (do GS Nguyễn Đình Chú và PGS.TS Trần Hữu Tá đồng chủ biên) và lớp 12 chỉnh lý hợp nhất (do GS Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh đồng chủ biên) hoặc hai bộ sách giáo khoa thí điểm phân ban lớp 11 và 12 (do GS Trần Đình Sử tổng chủ biên).

2- Trọng tâm ôn tập: Thứ nhất, đọc lại để nắm chính xác từng chi tiết nghệ thuật chính yếu của các tác phẩm văn học (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, trích đoạn...). Thứ hai, đọc để nắm chắc những kiến thức cơ bản về các tác giả của các tác phẩm được học (về tiểu sử, sự nghiệp, quan điểm văn chương...). Thứ ba, cần lưu ý nhiều hơn đến 5 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Tuân). Cụ thể phải nắm được đặc điểm, tiểu sử, sự nghiệp, những chặng đường sáng tác, quan điểm văn chương, phong cách nghệ thuật....

3- Đối với sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất lớp 12, số bài giảng văn có hạn, nhưng với sách giáo khoa nâng cao đang thí điểm, lượng kiến thức cần ôn tập củng cố nhiều hơn, vì như trên đã nói, chương trình học mở rộng đến thành tựu văn học của 25 năm cuối thế kỷ XX (1975-2000). Mùa thi 2006, đề thi môn Văn trong phần tự chọn của khối D có câu (3 điểm) hỏi "Cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng". Mùa thi năm ngoái (2007) cũng khối D, cũng trong phần tự chọn lại có câu hỏi yêu cầu "Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải".

Vì thế nếu không ôn tập đúng, đủ những gì cần ôn, các em sẽ gặp khó khăn khi làm bài.

LƯU Ý KHI LÀM BÀI

1. Nhận thức đặc điểm và yêu cầu của đề.

Mấy năm gần đây, đề thi gồm có 3 câu thuộc 2 loại: Tái hiện chính xác kiến thức văn học và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để làm bài văn hoàn chỉnh.

Về loại câu hỏi thứ nhất: chẳng hạn, đề thi khối D mùa thi năm 2007: “Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, với loại đề này, các em chỉ cần bám sát SGK, trình bày mạch lạc, gãy gọn, chính xác là đạt yêu cầu.

Dụng ý của Bộ GD-ĐT khi cho ra loại câu hỏi này cốt để “cứu” thí sinh khỏi bị điểm liệt, nên thường chỉ có một câu với số điểm "khiêm tốn" (2 điểm). "Ăn" nhau, phân biệt rạch ròi sự hơn kém về năng lực, trình độ là loại câu hỏi thứ hai. Chẳng hạn, đề thi khối D năm 2007 còn có các câu sau: câu thứ 2 (5 điểm) thuộc phần bắt buộc: “Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Hãy phân tích làm rõ nhận xét trên”; Câu thứ 3 (tự chọn) thí sinh được quyền tự chọn một trong hai câu sau đây (3 điểm): câu 3a (không phân ban) “So sánh cách nhìn về người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao”. Câu 3b (phân ban) liên quan đến tác phẩm Một người Hà Nội đã nêu trên.

Những loại câu hỏi này đòi hỏi các em phải phân tích đề cẩn thận, xác định yêu cầu của bài làm để định ra một dàn ý thích hợp. Mặt khác, cũng cần xác định đề ra thuộc thể loại gì (phân tích, bình luận, chứng minh, bình giảng...) để làm khỏi chệch hướng.

2. Lập dàn ý: Với câu hỏi loại thứ hai, các em nên dành mươi phút để phác ra những ý chính cần đề cập tới. Sắp xếp các ý cho hệ thống, hợp lý và chú ý đảm bảo sự cân đối giữa các ý (tất nhiên phải căn cứ vào tầm quan trọng của từng ý). Nên hết sức tỉnh táo để tránh lạc đề.

3. Phân bố thời gian viết cho từng câu: Dù làm kiểu bài nào đi nữa, các em cũng phải cân nhắc đưa ra những dẫn chứng sát hợp để những ý chính của bài được minh họa cụ thể sinh động, có sức thuyết phục. Các dẫn chứng đúng với nguyên văn phải để trong ngoặc kép, ghi rõ (trong ngoặc đơn ngay sau đó) xuất xứ, bài nào, tác giả là ai. Các dẫn chứng không nhớ kỹä thì nêu ý và không để trong ngoặc kép. Nên hết sức cẩn thận khi trích dẫn để đảm bảo tối đa tính chính xác. Nên phân bố thời gian viết cho từng câu. Nhập đề và kết luận nên làm nháp kỹ. Điều rất quan trọng cũng không nên quên là cần dành ít nhất 10 phút đọc lại bài để sửa những sai sót do viết vội, lỗi chính tả, ngữ pháp, xuất xứ, trích dẫn.

4. Hạn chế viết những câu dài, phức hợp: Do chưa quen nên các em cần hạn chế viết những câu dài, phức hợp; chủ yếu nên viết dạng câu đơn, ngắn; nên "cảnh giác" với loại câu cụt. Rất nhiều em có thói quen dùng giới từ, trạng từ ở đầu câu (qua, với, để, trong...), rồi chấm câu ngay sau mệnh đề phụ mà quên chưa có mệnh đề chính. Chỉ cần 3-4 lỗi đặt câu như thế đã đủ gây ấn tượng xấu cho người chấm.

Bài viết sẽ được đánh giá cao nếu thí sinh có những ý kiến, nhận xét sắc sảo, mang dấu ấn của sự suy nghĩ riêng, cũng như cách diễn đạt lưu loát, có hình ảnh... thể hiện năng lực cảm thụ tốt của người viết, nhưng giám khảo thường rất "dị ứng" với cách viết văn hoa sáo rỗng. Niềm vui của các thầy cô giám khảo là được đọc những bài viết thực sự là văn của các em.

CHÚC CÁC BAN THÀNH CÔNG Basketball
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÁC DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
» QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT.
» YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
» Tổ Quốc Trong Lòng Ta.
» những lế hội trong tháng 8 âl

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các môn chuyên ngành Việt Nam học-
Chuyển đến