TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Tổ Quốc Trong Lòng Ta.

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 37

Tổ Quốc Trong Lòng Ta. Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổ Quốc Trong Lòng Ta.   Tổ Quốc Trong Lòng Ta. EmptySun Apr 26, 2009 2:04 pm

"Tổ quốc trong lòng tay ta"

Lòng yêu nước – nó hiển nhiên là bệ phóng vững vàng nhất và kỳ diệu nhất để đưa một đất nước cất cánh. Lòng yêu nước – nó hiển nhiên cũng chính là một sức mạnh truyền thống của một dân tộc có sức sống mãnh liệt kiên cường như dân tộc Việt Nam.

Không thể cứ "mài” lòng yêu nước thời chiến để tự hào cho hiện tại

"Có người bảo, lòng yêu nước là một thứ giá trị ẩn sâu, chỉ đợi thời cơ thích hợp sẽ tức thời bùng phát như một dòng nham thạch".

Lòng yêu nước – nó hiển nhiên là bệ phóng vững vàng nhất và kỳ diệu nhất để đưa một đất nước cất cánh. Lòng yêu nước – nó hiển nhiên cũng chính là một sức mạnh truyền thống của một dân tộc có sức sống mãnh liệt kiên cường như dân tộc Việt Nam.

Song, đứng trước câu hỏi: "Trong cuộc sống hiện đại này, thanh niên Việt Nam có yêu nước không?" thì cá nhân người viết từ lâu đã phải đối diện với rất nhiều trăn trở.

Với câu hỏi ấy, rằng "thanh niên Việt Nam hiện tại có yêu nước hay không?" nhóm thanh niên mới vào đời như chúng tôi đã từng ngồi tranh luận và phản biện nhau. Có người bảo, lòng yêu nước là một thứ giá trị ẩn sâu, chỉ đợi thời cơ thích hợp sẽ tức thời bùng phát như một dòng nham thạch.

“Thời cơ” ấy là gì? Là khi bờ cõi Tổ quốc bị đe dọa, khi sinh mệnh chính trị của cả một dân tộc phải chống trả lại miệng súng kẻ thù. Mà điều này thì lịch sử đã chứng minh rõ nét.

Một lịch sử oai hùng mà ở đó người Việt Nam có truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, một lịch sử với khát vọng tự do cháy sáng: “Hoặc xanh đồng cỏ, hoặc đỏ trên ngực”.

Thế nhưng cũng cần phải khách quan nhìn nhận rằng người ta không thể cứ “mài” lòng yêu nước của thời chiến để tự hào thay cho thời hiện tại.

Điều này, nhà báo Hữu Thọ đã nói rất chính xác, rằng thời hiện tại, chúng ta phải đối diện với một thứ “chủ nghĩa xâm lăng mới”, đó là xâm lăng văn hóa.

Và vì thế, lòng yêu nước của hiện tại thể hiện ở việc bảo vệ và tôn vinh những giá trị văn hóa mang tính cổ truyền, bản ngã của dân tộc.

Thanh niên Việt Nam có yêu nước không?

Đến đây có lẽ tất cả chúng ta đã có được những định dạng đầy đủ về lòng yêu nước từ thời chiến đến thời bình. Và với những định dạng ấy thì yêu nước có nghĩa là phải kiên quyết chống lại tất cả những yếu tố làm tổn hại đến vật chất và tinh thần của đất nước.

Thật ra những điều vĩ mô này từ lâu cũng đã rõ như ban ngày và cũng đã được khẳng định đi khẳng định lại trên sách vở.

Yêu nước là không vứt rác ra đường

Nhưng từ một góc nhìn “không sách vở”, một góc nhìn vi mô hơn và thực tiễn hơn, từ lâu người viết đã tự hỏi: Chúng ta có yêu nước không khi mà chúng ta vẫn cứ giữ thói quen chen đẩy nhau, thay vì xếp hàng tuần tự mỗi khi thực hiện các dịch vụ công?

Chúng ta có yêu nước không khi chúng ta cứ thản nhiên vứt rác rưởi trên đường phố? Chúng ta có yêu nước không khi chúng ta vô cảm với con đường bụi mù mịt mỗi lần tan làm về?

Chúng ta có yêu nước không khi chúng ta thản nhiên hủy hoại sức sống của đồng bào mình bằng bánh phở ướp phooc môn hay những nồi lẩu với năm bảy thứ gia vị thuộc vào danh sách cấm?

Chúng ta có yêu nước không khi đến sân xem đá bóng, chúng ta không ngừng đánh nhau trên sân vận động? Chúng ta có yêu nước không khi chúng ta liên tục xâm hại những bông hoa trong những lễ hội hoa quốc tế?

Yêu nước là không vô cảm với đồng bào

Cách đây 2 hôm, cá nhân người viết nghe thuật một câu chuyện:

Sau một vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), nhiều người vẫy một anh taxi nhờ chở cô gái là nạn nhân của vụ tai nạn đến bệnh viện. Anh taxi dừng xe, nhưng không hiểu sao, nhất định không chịu chở cô gái đó. (Có thể anh sợ máu cô gái sẽ làm bẩn xe? Mà cũng có thể anh sợ không có ai trả tiền taxi cho mình?).

Một khách du lịch người nước ngoài chứng kiến cảnh này lập tức rút 50 USD đưa cho anh taxi, kèm theo lời đề nghị: “Hãy giúp cô gái này”. Rất nhanh, anh lái taxi đưa cô gái lên xe…

Hỡi những người bạn đọc khó tính, theo bạn thì anh lái taxi kia có phải là ngưòi yêu nước không? Nếu câu trả lời là “có” thì không biết cái tình yêu nước ấy được vị khách du lịch người nước ngoài - chủ nhân của tờ 50 USD kia nhìn nhận và đánh giá như thế nào?

Khi viết những dòng này, tôi luôn tin rằng những con người vô cảm trước sự an nguy, sống - chết của đồng bào mình như anh lái taxi chỉ là số ít.

Những con người hại đồng bào mình bằng thực phẩm kém chất lượng cũng là số ít. Những con người bất chấp sự bảo vệ của lực lượng an ninh, vẫn tiến đến hái hoa, bẻ cành trong các lễ hội hoa hay những con người chen lấn, xô đẩy nhau tại các dịch vụ công cũng là số ít.

Thế nhưng sẽ là như thế nào khi từng ngày, từng ngày, những cái “số ít” ấy cứ cộng hưởng với nhau? Và sẽ như thế nào nếu từng cái “số ít” ấy diễn ra ngay trước mắt những bạn bè quốc tế?

Chẳng nói, ai cũng biết, câu trả lời sẽ là: Hình ảnh về đất nước chúng ta ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng xấu. Và một khi hình ảnh đất nước đã bị ảnh hưởng như thế thì chúng ta liệu có được xếp vào hàng “yêu nước” hay không?

Yêu nước là không chen lấn, xô đẩy nơi công cộng

Lâu nay người ta vẫn luôn nghĩ rằng yêu nước là phải cầm súng gìn giữ sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Yêu nước là phải có ý thức bảo vệ nền văn hóa truyền thống được định hình qua hàng ngàn năm lịch sử của đất nước.

Thì đúng là như vậy, nhưng thực tế cuộc sống cho thấy, bên cạnh những “biểu hiện vĩ mô” như thế còn có cả những “biểu hiện vi mô” không kém phần quan trọng. Song dường như nó - cái “vi mô” ấy không được chú ý một cách đúng đắn.

Ai đó nói: “Tổ quốc trong lòng tay ta”.

Phải, Tổ quốc hiện sinh trong chính cái nắm tay bình dị của ta, trong chính những bước chân đi trên phố mỗi ngày của ta. Khi ta nắm tay lại để đánh một con người nhằm thỏa mãn lòng ích kỷ cá nhân mình thì có nghĩa là ta chưa yêu nước. Khi ta dùng những bước chân để chen lấn xô đẩy nơi công cộng cũng có nghĩa là ta chưa yêu nước.

Liệu chăng, chúng ta cần phải dạy cho con em chúng ta và giáo dục tình yêu nước của con em chúng ta từ chính những điều tưởng như vô cùng nhỏ nhặt ấy?

Phan Đăng

Theo:vietnamnet
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
 
Tổ Quốc Trong Lòng Ta.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» những lế hội trong tháng 8 âl
» NHỮNG LƯU Ý TRONG HỌC VÀ LÀM VĂN
» CÁC DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
» TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.
» Còn tùy tiện trong đào tạo ngành Việt Nam học.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN :: Việt Nam - Cùng suy ngẫm-
Chuyển đến