TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chùa Chuông- Hưng Yên.

Go down 
Tác giảThông điệp
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

Chùa Chuông- Hưng Yên. Empty
Bài gửiTiêu đề: Chùa Chuông- Hưng Yên.   Chùa Chuông- Hưng Yên. EmptyMon Jun 08, 2009 11:00 pm

Nằm trong quần thể đô thị cổ Phố Hiến-thương cảng một thời nổi danh " Thứ nhất Kinh Kỳ , thứ nhì Phố Hiến", Chùa Chuông được coi la "Phố Hiến đệ nhất danh lam" vẫn còn nguyên "dấu xưa xe ngựa"nằm dưới những rặng nhãn lồng cổ thụ, gốc hoa gạo xù xì nở vào mỗi dịp tháng ba về! Đến đây bạn có thể tìm về những giá trị văn hóa truyền thống,vãn cảnh và đi dạo bên Hồ Bán Nguyệt đầy mộng mơ!

Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự ( tức chùa chuông vàng) được xây dựng từ thời Lê ( Thế kỷ XV) qua nhiều lần trùng tu tôn tạo đến năm 1707 chùa mới có kiến trúc hoàn chỉnh như hiện nay mang đậm nết kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê.
Chùa Chuông- Hưng Yên. II2_16
Chùa nằm ở phía nam thôn Nhân Dục, tổnh An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu,tinh Hưng Yên nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Theo truyền thuyết kể lại vào mộy năm đại hồng thủy có một quả chuông vàng trên bè gỗ trôi sông nhiều noei đã muốn kéo chuông vào nhưng không được chỉ có các bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời phật giùp bèn xây chùa, dựng lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông tiếng vang xa hành vạn dặm. Người ta còn kể: Nghe thấy tiếng chuông ngân mà các báu vật của người Nam lưu lạc ở Phương Bắc trỗi dậy đòi về. Bọn vua quan phương Bắc đã đóng giả là các cao tăng đến chùa nhằm cướp chuông nhưng các tăng ni đã giấu chuông xuống một cái giếng nhỏ sau đó họ đều viên tịch nên hiện nay chuông vẫn chưa được tìm thấy. Để tưởng nhớ nhân dân trông vùng đã dặt tên chùa là Kim Chung Tự thường gọi là Chùa Chuông.
Chùa được xây trên một gò đất cao hơn so với xung quanh, bên cạnh chùa là những ao nhỏ trồng hoa súng, bao quanh chùa là những cây trồng tạo thế giới tâm linh như Đa , Sung, Nhãn... tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Chùa nằm trong tương quan quần thể di tích đô thị cổ Phố Hiến là thương cảnh quốc tế nổi tiếng cùng thời với Hội An. Đây cũng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Nơi đây có cảnh quan đẹp của Hồ Bán Nguyệt, sự đa dạnh của di tíchlịch sử văn hóa, sự phong phú về tập quán cùng các dấu tích của người Hoa, Nhật, Hà Lan. Trên nền tảng văn hóa đó chùa Chuông có vị trí đắc địa cùng " trăm hoa đua nở"
Năm 1992 chùa Chuông đã được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích " Lịch sử văn hóa- kiến trúc nghệ thuật".
Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc" bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng Điện, Nhà tổ. Nhà mẫu và 2 dãy hành lang.
Mặt tiền chùa quay hướng nam là hướng " Bát Nhã" và " Tri Tuệ" của đậo Phật, theo quan niệm truỳen thống thì đây là hướng dương sinh, gắn kiền với hạnh phúc và điều thiện.
Chùa Chuông được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam Quan đến Nhà Tổ.
Qua cổng Tam Quan là tới 3 nhịp cầu đá xanh xây dựng năm 1702 bắc qua ao Mắt Rồng. Khoảng sân rộng rãi được lát bằng gạch Bát Tràng, tiếp đến là con đường độc đạo được lát bằng đá xanh dẫn thẳng đến nhà Tiền đường. Theo quan niệm của nhà Phật thì đây là con dương " Nhất chính đạo" con đường chân chình duy nhất đẫn con người thoát khỏi bể khổ.
*Tiền Đường
Có quy mô năm giann hai chái, kết cấu kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa Tiền đường và Thượng Điện là khoảng sân giữa có cây hương đá còn gọi là "Thạch Trụ" bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp công sức xây dựng chùa .
* Thượng Điện
Mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê, hệ thống tượng được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế, tiếp đến là Adiđà và Tứ Bồ Tát, lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền, tiếp nưa là Ngọc Hoàng và Nam Tào Bắc Đẩu, Địa Tạng Vương, Phan Thiên và đế Thích sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.
*Nhà Mẫu
Nối Tiền Đường và Nhà Mẫu là hai dãy hành lang đơn giản theo kiểu kèo cầu quá giang đơn giản được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau như:
-Động “ Thập điện Diêm Vương” tả cảnh nhục hình khi con người phải trải qua nơi âm giới theo quan niệm nhân quả của đạo Phạt xét công và tội qua 10 cửa điện.
-Tượng Bát Bộ Kim Cương
-Sau là 18 vị La Hán: tư thế ngồi và tâm trạng khác nhau đạt đến độ chuẩn mực của giải phẫu cơ thể, khắc họa tình cách nhân vật một cách cô đọng nhất. Nổi bật là hai pho tượng
+Di lạc: than hình đầy đặn nết mặt hoan hỷ thể hiện sự sung mãn về thể xác và tinh thần mà con người muốn
+ Tuyết Sơn: hinhf gày gò song lại nung nau chay bỏng lẽ sống đòi 1 sự giác ngộ hy sinh than thể để tìm chân lý.
-Cuối là tượng Đức Ông và Đức Thánh Hiền
Hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lạih sử khoa học như: tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) cao 165cm rộng 110cm, 4 mặt khắc cảnh đẹp của Phố Hiến xưa với các phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Cự đẹp… mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
Nhờ vào nghệ thuậtkiến trúc mà các nhà nghiên cứu có thể đoán định được có con đường thiên lý thông thương giữa Phố Hiến với Thăng Long.
Chùa Chuông là tinh hoa văn hóa nghệ thuật của đất Việt ở cả hai lĩnh vực kiền trúc và nghệ thuật!
Không được giới thiệu trong bài thi môn Văn hóa du lịch Việt Nam vậy thì giới thiêu cho các bạn tham quan về Chùa Chuông - Phố Hiến niềm tự hào của quê hương tôi. Rất mong được sự ủng hộ và góp ý của các bạn”
bounce Cát Vàng queen geek
flower sunny
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

Chùa Chuông- Hưng Yên. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chùa Chuông- Hưng Yên.   Chùa Chuông- Hưng Yên. EmptyWed Jul 15, 2009 10:18 am

Vừa có dịp đi thực tế lại chùa Chuông. Cành sắc nơi đây thật đẹp , yên bình, trong lành, mang hơi hướng và không khí của nhà Phật. Chùa nằm ẩn sau những hàng cây xanh rợp bóng mát và hương sen thơm mát, cảnh chùa thật tĩnh mịch. Các di tích cổ còn để lại đã và đang được trùng tu bảo vệ nhằm hoàn chỉnh thêm cảnh sắc của chùa…..
Nhưng một thực tế cho thấy khách viếng thăm chùa ý thức còn quá kém khi vứt rác, ghj tên , khắc tên lên những di tích còn để lại. Thực tế này ko chỉ ở chùa Chuông mới có mà ở rất nhiều chùa như chùa Thầy, Chùa Hương… nếu ko thật sự thành tâm thì đừng đến chùa.
Do vậy khi các bạn tham quan những trang viết ở đây thì hãy có ý thức giữ gìn và bảo vệ những giá trị văn hóa và vật chất cha ông ta để lại. Cảm ơn!
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
 
Chùa Chuông- Hưng Yên.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông báo: Về việc gửi bài bằng Tiếng Việt chuẩn có dấu
» CHUẨN ĐÀO TẠO NGÀNH VIỆT NAM HỌC
» Về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
» CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH VIỆT NAM HỌC CỦA TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
» CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH VIỆT NAM HỌC.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Di tích Lịch sử - Văn hóa-
Chuyển đến